20 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại

Những phát minh vĩ đại này của người Trung Quốc xưa không chỉ làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.




Từ lâu người Trung Hoa đã nổi tiếng với vốn hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu tự nhiên. Dưới đây là danh sách 20 phát minh của người Trung Hoa cổ đại, một số trong đó có thể sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên:

1. Thuốc súng

Đây là phát minh nổi tiếng nhất của người Trung Quốc cổ đại. Theo các truyền thuyết kể lại rằng, khi các đạo sĩ luyện đan thử pha chế một liều thuốc trường sinh thông qua việc hòa trộn các nhân tố lưu huỳnh, than củi, và diêm tiêu, họ đã tình cờ phát minh ra thuốc súng. Hỗn hợp ba chất này cháy rất mạnh, chính vì vậy người ta còn gọi hỗn hợp này là “hoả dược”.

Thuốc súng. (Ảnh: Kynalingo.vn)

Nhưng ghi chép đầu tiên mô tả về thuốc súng xuất hiện vào năm 1044 và phát minh này đã ra đời từ trước đó. Đầu tiên, người Trung Quốc dùng thuốc súng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi ứng dụng để chế tạo ra các quả lựu đạn thô sơ. Các màn pháo hoa đẹp mắt ngày nay xuất hiện khi con người nhận ra rằng nếu trộn kim loại vào thuốc súng, vụ nổ sẽ có màu rất rực rỡ.

Nhiều giả thuyết cho rằng thuốc súng đã truyền sang Châu Âu vào thời kỳ mở rộng của đế chế Mông Cổ trong giai đoạn 1.200-1.300 SCN. Nhưng vào thời điểm đó, thuốc súng chủ yếu được sử dụng để sản xuất pháo bông phục vụ cho lễ hội trong cung đình.

Thật hài hước khi thay vì tìm ra thứ đó hữu dụng hơn thì họ lại thu được thứ bột dễ dàng lấy đi mạng sống con người.

2. La bàn

La bàn là một công cụ dùng để xác định phương hướng và không có nó chúng ta sẽ rất dễ lạc đường. Những người thích phiêu lưu mạo hiểm phải cảm ơn người Trung Quốc vì phát minh này từ khoảng thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ 1 SCN. Ban đầu, họ tạo ra la bàn để tìm được hướng Nam một cách chính xác vì đây là hướng rất quan trọng với họ.

La bàn. (Ảnh: breakwaterbc.org)

La bàn cổ xưa được làm ra vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên bằng đá từ tính.

La bàn Trung Hoa cổ đại. (Ảnh: Timetoast)

La bàn được ứng dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực Phong Thủy. Đến năm 1.000 SCN, các la bàn hàng hải đã được sử dụng rộng rãi trên các tàu Trung Quốc để xác định phương hướng. Thương nhân Ả Rập khi sang Trung Quốc trao đổi buôn bán có thể đã học được cách chế tạo và sử dụng la bàn, rồi sau đó truyền sang các nước phương Tây.

3. Giấy

Việc phát minh ra giấy có một ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với lịch sử nhân loại. Từ những năm 105 SCN đã xuất hiện kỹ thuật làm giấy tại Trung Quốc nhưng Thái Luân – một thái giám (50 – 121) đã cải tiến cách làm giấy dựa trên kỹ thuật làm giấy của nhà Tây Hán thì đây mới thật sự là một cách mạng.

Ông sử dụng vỏ cây, dây đay, vải rách… để làm nguyên liệu vật phẩm này. Loại giấy này trong các sách cổ gọi là “Giấy tước hầu Thái”. Sau đó kỹ thuật làm giấy cao cấp của ông đã truyền rộng sang khu vực Trung Á và lan truyền ra toàn thế giới thông qua “con đường tơ lụa”.

(Ảnh: WordPress.com)

4. Mỳ

Không phải là người Ý mà chính người Trung Quốc cổ đại mới là những nhà phát minh ra món mì mà ngày nay rất nhiều người trong chúng ta ưa thích. Họ vượt qua cả người Ý hay người Ả Rập tới 2000 năm trong việc này.

(Ảnh: dreamstime.com)

Vào năm 2006, các nhà khảo cổ học tìm thấy một bát mì 4000 năm tuổi ở gần Tây Tạng nằm sâu 3m dưới lòng đất. Đó là loại mì cổ nhất thế giới được tìm thấy, nó được làm bằng hai loại hạt kê và cả 2 đều đã được trồng tại Trung Quốc khoảng 7000 năm nay. Ngày nay, người Trung Quốc vẫn dùng chúng để làm ra các sợi mì.

5. Xe cút kít

Nghe có vẻ khá buồn cười và khó tin nhưng vào thời điểm mà lao động vẫn dựa nhiều vào sức người thì đây là một phát minh vĩ đại. Một vị tướng thời Hán có tên Jugo Liang đã nghĩ ra loại xe này mà 1000 năm sau người châu Âu mới làm được điều tương tự. Ban đầu, xe cút kít được dùng trong vận chuyển quân sự. Người Trung Quốc nhận ra ưu thế của nó và họ giữ kín phát minh này trong hàng thế kỷ.

(Ảnh: hebrew.alibaba.com)

6. Địa chấn kế

Dù không phải là người đầu tiên phát minh ra đơn vị đo động đất nhưng người Trung Quốc lại phát minh ra công cụ đo động đất đầu tiên trên thế giới. Theo các ghi chép thời Hậu Hán, năm 132 SCN môt nhà khoa học có tên Trương Hành (78 – 139) đã phát minh ra máy đo động đất đầu tiên với công dụng là xác định phương hướng của trận động đất.

(Ảnh: Nghệ Thuật Xưa)

Nó có hình dạng một cái bình nặng bằng đồng với 9 con rồng hướng mặt xuống. Ở phía dưới mỗi con rồng là một con ếch đang há miệng. Phía trong bình có một quả lắc, nó sẽ dao động khi có các cơn địa chấn và làm cho đòn bẩy hoạt động. Khi đó, các viên đá được giữ trong miệng 9 con rồng sẽ rơi xuống các con ếch phía dưới. Năm 138, dụng cụ này đã phát hiện được một trận động đất xảy ra tại khu vực Lũng Tây cách nơi đó một ngàn cây số.

Các nhà khoa học hiện đã chế tạo thành công lại thiết bị này và nó cho thấy độ chính xác không kém bất cứ thiết bị hiện đại nào. Được biết, ở châu Âu, phải đến năm 1848, người ta mới chế tạo thành công chiếc máy phát hiện động đất đầu tiên.

7. Rượu

Trước đây, người ta tin rằng khoảng đầu thế kỷ thứ III TCN, người Trung Quốc đã nghĩ ra cách chế biến các thực phẩm như đậu nành và giấm sử dụng kỹ thuật lên men hay chưng cất. Không lâu sau đó, rượu ra đời.

Bằng chứng xác thực nhất là vào năm 2013, một mảnh gốm có niên đại 9.000 năm tuổi đã được phát hiện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cho thấy sự xuất hiện của rượu sớm hơn 1.000 năm so với dự đoán ban đầu rằng các cư dân của bán đảo Ả Rập được cho là những người ủ rượu đầu tiên trên thế giới.

(Ảnh: wemedia.ifeng.com)

Vào thời đó rượu thường được sử dụng như một vật phầm cúng tế Trời Đất hay tổ tiên vào thời Trung Hoa cổ đại. Nhiều nghiên cứu cho thấy bia với hàm lượng cồn từ 4-5% đã được tiêu thụ rộng rãi vào thời đó và thậm chí còn được nhắc đến trong các văn tự khắc trên mảnh xương tiên tri từ triều đại nhà Thương (1.600 TCN-1.046 TCN).

8. Diều

Chiếc diều đầu tiên đã được chế tạo vào khoảng 3000 năm trước đây bởi người Trung Hoa cổ đại.

Vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Lỗ Ban và Mặc Tử đã chế ra các con diều mang hình dạng cánh chim một cách riêng rẽ. Cảm hứng của hai ông đã nhanh chóng được người khác đón nhận. Phiên bản diều đầu tiên được làm bằng gỗ, gọi là Muyuan (diều gỗ). Vào thời kỳ đầu diều được sử dụng chủ yếu cho các mục đích quân sự như gửi tin nhắn, mang thuốc nổ tấn công pháo đài địch, đo khoảng cách, sức gió và ra hiệu.

(Ảnh: Impression of China)

Theo thời gian, diều dần dần được phát triển trở thành một món đồ chơi được ưa thích trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam.

9. Tàu lượn

Đây là phát minh lấy từ ý tưởng là diều. Khoảng 800 năm sau khi diều ra đời, người Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra các cánh diều đủ lớn và có hình dạng khí động học phù hợp để chở các vật nặng tương đương con người. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi ai đó quyết định thử bỏ đi dây diều và buộc mình vào đó.

Lịch sử ghi lại rằng có một người đã bay tới 2 dặm và hạ cánh an toàn, tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn như thế. Các “chuyến bay” của người Trung Quốc sớm hơn người châu Âu tới trên 1.300 năm.

10. Tơ lụa

Tơ lụa là một trong những loại sợi lâu đời nhất. Người Mông Cổ, người Byzantine, người Hy Lạp và người La Mã đều cảm thấy sợ hãi khi phải đối mặt với các phát minh quân sự “made in Trung Quốc” như thuốc súng. Nhưng tơ lụa lại là một “sứ giả hòa bình” đóng vai trò thúc đẩy giao lưu thương mại giữa Trung Quốc với các nước khác. Bằng chứng sớm nhất của tơ lụa đã được phát hiện tại di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều ở Huyện Hiến, Trung Quốc – nơi phát hiện được một cái vỏ kén tằm bị cắt đôi, có niên đại khoảng 4.000 đến 3.000 năm TCN.

(Ảnh: Impression of China)

Thời kỳ đầu tơ lụa chỉ dành riêng cho vua chúa và các tầng lớp quý tộc, sau đó nó mới dần dần được các tầng lớp xã hội khác nhau ở Trung Quốc sử dụng và lan rộng đến các vùng khác của châu Á. Vào thời cổ đại, tơ lụa từng là một thứ hàng hóa vô cùng quan trọng của Trung Quốc. Và trong nhiều thế kỷ các thương nhân đã vận chuyển loại vật phẩm quý giá này sang phương Tây, từ đó hình thành nên “con đường tơ lụa” nổi tiếng.

Đây thật sự là những bằng chứng xác thực cho thấy trí tuệ siêu phàm và khả năng sáng tạo của người xưa lớn như thế nào. Chúng ta thường tự hào rằng khoa học – kỹ thuật hiện nay phát triển như thế nào, thành tựu cao ra sao nhưng có nhiều thứ nếu không nhờ những phát minh cổ đại thì chưa chắc chúng đã xuất hiện trong cuộc sống hiện nay.

11. Kỹ thuật ấn loát tự động (960 – 1279)

In khắc gỗ là một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi vào triều đại nhà Đường, tuy nhiên kỹ thuật in ấn này rất tốn kém và mất khá nhiều thời gian để thực hiện cũng như đòi hỏi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. Đến thời nhà Tống (960 – 1279), một nghệ nhân có tên Tất Thăng (990–1051) đã sáng chế ra chữ rời (hoạt tự) giúp việc in ấn trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

(Ảnh: Timetoast)

Đầu tiên ông khắc từng chữ một lên đất sét rồi đem nung cứng trên lửa. Những mảnh hoạt tự có khắc chữ này sau đó sẽ được gắn lên một tấm bảng sắt để tạo thành một văn bản. Sau đó, tấm bảng này sẽ được tháo rời để lấy các ký tự đất sét ra dùng lại.

In khắc gỗ, hay còn gọi là ấn loát điêu bản. (Ảnh: Pinterest)

Kỹ thuật này sau đó được truyền rộng ra nhiều nước như Triều Tiên, Nhật Bản, rồi thông qua người Mông Cổ truyền sang các nước phương Tây. Sự ra đời của kỹ thuật ấn loát hoạt tự đã đẩy mạnh tốc độ giao lưu, phát triển văn hóa giữa các nước trên thế giới, do đó có thể coi đây là một phát minh lớn của Trung Quốc đối với thế giới.

12. Tên lửa (năm 228)

(Ảnh: Vanity Fair)

Người Trung Quốc đã chế tạo ra tên lửa bằng cách đốt cháy thuốc súng để tạo phản lực cần thiết. Theo những ghi chép trong lịch sử, vào năm 228 thời Tam Quốc, binh lính nhà Ngụy đã sử dụng những mũi tên gắn đuốc để bảo vệ thành Trần Thương chống lại những cuộc tấn công của quân Thục Hán trong lần Bắc phạt thứ 2 của Gia Cát Lượng.

Đến thời nhà Tống (960-1279), thuốc súng đã được sử dụng nhiều cho việc chế tạo tên lửa. Một cuộn giấy được nhồi thuốc súng sẽ được gắn vào một mũi tên và người ta sẽ sử dụng nó để bắn về phía kẻ địch. Được biết, loại tên lửa cổ đại này cũng như các phiên bản cải tiến của nó đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quân sự và giải trí ở Trung Quốc.

Tên lửa Trung Hoa cổ đại. (Ảnh: Voyages-chine.com)

13. Rèn sắt (1050 TCN – 256 TCN)

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy kỹ thuật rèn sắt xuất hiện và phát triển ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ thứ V TCN vào thời nhà Chu (1050 TCN – 256 TCN). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, nhiều cuộc chiến tranh liên miên đã tạo nên một giai đoạn hưng thịnh cho ngành luyện sắt. Đến thời nhà Hán (202 TCN – 220 SCN), triều đình đã kiểm soát ngành rèn sắt này và sau đó đạt đến một trình độ điêu luyện về rèn luyện vũ khí và đồ gia dụng.

(Ảnh: Steemit)

14. Kỹ thuật đúc đồng (năm 1700 TCN)

Kỹ thuật đúc đồng đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Hoa dưới triều đại nhà Thương (1600 – 1046 TCN) và nhà Chu (1046-256 TCN). Thời đó, đồng chủ yếu được sử dụng chủ yếu để chế tạo vũ khí, công cụ, đồ dùng và lư thờ cúng. Sự khác biệt ở đây là đồ đồng Trung Quốc nổi bật với các hình chạm và hoa văn trang trí tinh xảo hơn rất nhiều thiết kế của nhiều quốc gia khác .

(Ảnh: China Whisper)

15. Gốm sứ (581 – 618)

Đồ sứ là một phát minh vĩ đại khác vào thời Trung Hoa cổ xưa. Theo các tài liệu ghi chép, đồ sứ xuất hiện lần đầu tiên vào triều đại nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN) và phát triển mạnh vào triều đại nhà Đường (618 – 906). Đến thời Tống (906 – 1279), công nghệ sản xuất đồ sứ đã đạt đến đỉnh cao về độ tinh xảo, kiểu dáng, hoa văn, các loại men và kỹ thuật chế tác. Sản phẩm này sau đó đã được phổ biến khắp thị trường các nước châu Âu thông qua Con Đường Tơ Lụa huyền thoại.

(Ảnh: m.dhgate.com)

16. Đồng hồ cơ khí (năm 725)

Chiếc đồng hồ cơ khí đầu tiên được chế tạo bởi nhà sư Nhất Hạnh vào năm 725. Nó vận hành bằng cách nhỏ nước làm quay các bánh răng và hoàn tất một vòng quay trong đúng 24 giờ. Hàng trăm năm sau đó vào thời Tống, kỹ sư Tô Tụng (1020-1101) đã phát triển một chiếc đồng hồ tinh vi hơn vào năm 1092, trước 200 năm khi đồng hồ cơ khí được xuất hiện ở Châu Âu.

(Ảnh: Reach Unlimited)

17. Sản xuất trà (năm 2737 TCN)

Theo truyền thuyết, trà được phát hiện lần đầu tiên bởi Thần Nông – ông tổ của ngành nông nghiệp Trung Quốc cổ đại vào khoảng năm 2.737 TCN. Vào thời nhà Đường (618-907) trà đã trở thành một thức uống phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội. Cuốn “Trà Kinh” được viết bởi Lục Vũ vào triều đại nhà Đường đã giải thích các phương pháp pha trà, thưởng trà cũng như chi tiết về các loại trà khác nhau. Cuốn sách này được coi là tư liệu chuyên khảo đầu tiên trên thế giới về trà.

(Ảnh: wemedia.ifeng.com)

Và cây trà lớn nhất và cổ nhất trên thế giới tọa lạc ở Lâm Thương, Trung Quốc với niên đại khoảng 3.200 năm tuổi. Ở đất nước này, trà không chỉ đơn thuần là một thứ đồ uống mang tính phổ thông mà quan trọng hơn nó còn thể hiện một nét đặc trưng của văn hóa dân tộc.

18. Tiền giấy (Thế kỷ 8 – 9)

Những tờ tiền giấy đầu tiên đã được phát minh bởi người Trung Quốc cổ đại vào cuối thế kỷ VIII hoặc đầu thế kỷ IX SCN. Lúc đầu chúng được sử dụng như một loại chi phiếu ghi nợ hoặc trao đổi cá nhân. Một thương nhân gửi tiền và nhận được một tờ giấy “chứng nhận trao đổi” mà có thể dùng để đổi lấy những đồng xu kim loại ở các thành phố khác.

(Ảnh: www.bartarinha.ir)

19. Công cụ gieo hạt (3.500 năm trước)

Công cụ gieo hạt là một thiết bị giúp gieo hạt xuống đất với độ sâu đồng đều rồi bao phủ bằng đất. Nếu không có công cụ này, những người nông dân sẽ phải gieo hạt bằng tay, dẫn tới tình trạng lãng phí và sinh trưởng không đồng đều. Theo ghi chép, thiết bị gieo hạt đã bắt đầu được những người nông dân Trung Quốc sử dụng từ thế kỷ thứ II TCN. Thiết bị này đã giúp công việc đồng áng trở nên dễ dàng hơn và cải thiện đáng kể sản lượng cây trồng.

(Ảnh: China Whisper)

20. Thuật châm cứu (2.300 năm trước)

Căn cứ theo cuốn “Hoàng đế Nội kinh” của Trung Quốc, châm cứu đã được sử dụng rộng rãi như một phương pháp trị liệu ở đất nước này từ rất lâu, thậm chí trước khi được ghi chép trong sách vở. Ngoài ra, khá nhiều loại kim châm cứu đã được phát hiện trong lăng mộ của Trung Sơn Tĩnh vương – Lưu Thắng; ông mất vào khoảng 200 năm TCN. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy châm cứu đã được sử dụng ở Trung Quốc hơn 2.000 năm trước. Đến thế kỉ 16, châm cứu bắt đầu được truyền bá rộng rãi sang châu Âu.

(Ảnh: Pinterest)

Mặc dù đã ra đời cách đây khá lâu nhưng cho đến ngày nay thuật châm cứu Trung Quốc vẫn không hề mất đi giá trị, thậm chí còn ngày càng được mọi người trên thế giới tin dùng.

Không chỉ có vây, trên thực tế người Trung Quốc là tác giả của vô số các phát minh đã giúp định hình và phát triển lịch sử nhân loại. Nếu thiếu những phát minh này của người Trung Quốc cổ đại, nhân loại sẽ mất thêm nhiều thế kỷ nữa trước khi có thể phát triển đến giai đoạn hiện nay. Bạn có biết về bất kỳ phát minh nào khác có tầm ảnh hưởng sâu rộng của người Trung Quốc? Hãy chia sẻ ở phần bình luận phía dưới cùng chúng tôi.

Sơn Tùng




Thêm ca tử vong do thực phẩm chức năng Nhật Bản 3/27/2024

28/03/2024

Lái máy bay Drone tới xem công trình cầu Bình Khánh tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành 27/3/2024

27/03/2024

Cận cảnh máy bay của 1 đại gia Việt Nam bay từ Anh Quốc hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội 27/3/2024

27/03/2024

Nam Bác sĩ trị hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo ở TPHCM rất bận rộn nhưng quay video đóng hài độc lạ triệu views

26/03/2024

Theo chân Youtuber từ Hải Dương đến Indonesia 3/2024 khám phá bộ tộc người Việt Cổ

26/03/2024

Youtuber từ TPHCM về Đồng Tháp xem thử đứng ngồi nhúng nhảy trên lá sen tươi khổng lồ nhưng không bị chìm

26/03/2024

Độc lạ VN: Gặp bà mẹ nghèo thân hình nhỏ như em bé, 2 chân đi nạn, buôn bán kiếm sống giúp gia đình từ 15 tuổi sanh được con trai và gái

26/03/2024

Tham quan quán Cafe trưng bày hàng 100 máy bay mô hình kế Sân bay Tân Sơn Nhất 3/ 2024

25/03/2024

Lái xe tới Vĩnh Long gặp nữ Youtuber có 662 ngàn subscribers tính đến ngày 25/3/2024 được đài truyền hình Mỹ Warner Bros Discovery mời cộng tác lâu dài

25/03/2024

Đến Ninh Hoà 3/2024 ăn bánh dây độc đáo và ngắm biển Dốc Lết

23/03/2024

Ông Võ Văn Thưởng thôi chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước VN 2024

20/03/2024

Vào bệnh viện ở Đà Nẳng 3/2024 thăm bà mẹ tí hon ung thư đại tràng bác sĩ bó tay, khuyên về nhà

19/03/2024

Lái xe đến Bình Phước 3/2024 thăm bà cụ 102 tuổi sinh năm 1922 biểu diễn hít đất

19/03/2024

Đi siêu thị ở TPHCM xem tình hình buôn bán và có mặt hàng gì mới lạ tháng 3/2024

19/03/2024

Vì sao Bà Trương Mỹ Lan tha thiết xin quan toà cho giữ lại “Biệt Thự Phương Nam” ở quận 3 TPHCM giá $35 triệu USD mua năm 2015

17/03/2024

Chiêm ngưỡng con King Kong khổng lồ sừng sững dưới chân núi Bà Đen 2024 do 2 anh em ở Tây Ninh tạo nên từ rơm, luá khô

17/03/2024

Bà phóng viên Mỹ gốc Hoa du lịch Việt Nam 2/2024 để tìm hiểu và so sánh với Trung Quốc

17/03/2024

Bác sĩ Mỹ nói vụ bà tỷ phú gốc Đài Loan sinh 1973 New York chết đuối do lái lùi chiếc Tesla xuống ao nước trang trại của bà ta ở Texas đêm 2/2024

17/03/2024

Ra hòn đảo ở Nha Trang 2024 tham quan ngôi Chùa cô đơn do 1 vị Sư dành cả cuộc đời 1 mình gánh đất xây dựng

17/03/2024

Lái xe đến Bình Dương 3/2024, xem cây đu đủ cao khổng lồ hay giúp người dân trong xóm ra sao

16/03/2024

Leave a Reply