Bác sĩ gốc Việt cứu người ở New York: Đừng xem thường con virus Corona này

TTO – “Mình đã viết những chia sẻ đó trong một đêm mất ngủ vì lo lắng trong khi chồng khi anh đang làm việc ở phòng hồi sức tích cực của bệnh viện”, nữ bác sĩ gốc Việt Trang Phương Trinh trải lòng với Tuổi Trẻ Online.

Bác sĩ người Việt cứu người ở New York: Đừng xem thường con virus này - Ảnh 1.

Chị Phương Trinh (phải) và một đồng nghiệp tại nơi làm việc – Ảnh: NVCC

Đó là những chia sẻ của chị Trang Phương Trinh (tên tài khoản Facebook là Trinh Trang Yarett) với Tuổi Trẻ Online khi được hỏi về những dòng trạng thái (status) có tiêu đề Tháng 3, trong tâm bão viết về tình hình dịch bệnh tại New York (Mỹ) những ngày này.

Status này vẫn đang được cư dân mạng chia sẻ chóng mặt. Tới chiều 1-4 đã có hơn 11.000 lượt like, 6.900 lượt chia sẻ và hơn 115 bình luận.

Nhiều người đã khóc

Chị Phương Trinh cho biết chị viết status ban đầu chỉ để chia sẻ với bạn bè. Nhưng rồi một số bạn muốn chia sẻ về “tường” (wall) nhà mình nên đã nhắn chị chuyển sang chế độ cộng đồng (public). Và sau đó, chị bất ngờ khi nhận được sự đồng cảm của quá nhiều người đọc. Nhiều người nhắn với chị là họ đã khóc.

Viết ra chỉ với mục đích ban đầu là chia sẻ nỗi lòng nặng trĩu với bạn bè, nhưng những chi tiết chân thực được “ghi” lại qua đôi mắt quan sát thật nhân hậu của nữ bác sĩ nhi khoa người Việt tại bệnh viện lớn nhất ở New York đã thực sự thuyết phục người đọc.

Sẽ nhiều người không quên được những dòng này: “Thực tế đau lòng là hầu hết bệnh nhân COVID-19 khi mất đều ra đi một mình. Để ngăn lây lan, bệnh viện quy định người nhà bệnh nhân không còn được vào thăm nữa.

Rất nhiều gia đình đã phải nhìn người thân của mình ra đi qua facetime, và rất nhiều gia đình còn không hay biết người thân của mình đã mất vì bệnh viện không liên lạc với họ được.

Và mất vì bệnh này, nếu không được tiêm morphine, là cảm giác như đang chết ngạt, khi phổi không còn cung cấp oxy cho cơ thể được nữa. Đó là cái chết đau đớn và cô độc nhất”. (trích chia sẻ trên Facebook của chị Trang Phương Trinh)

Chỉ mới được huy động tham gia công tác chống dịch COVID-19 của bệnh viện khoảng 1-2 tuần nay, nhưng “những điều trông thấy” trực tiếp đã khiến chị Phương Trinh hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh.

Để phù hợp với chuyên môn bác sĩ nhi, bệnh viện giao cho chị điều trị các bệnh nhân nhỏ tuổi và những người trẻ bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Vì nhóm người bệnh này ít bị nặng, công việc phần nào bớt áp lực.

Nhưng chồng chị, anh Ian Yarett, thì khác. Là bác sĩ nội trú đa khoa đang phải làm việc rất nhiều tại phòng hồi sức tích cực (ICU) ở một bệnh viện khác cũng ở New York, anh Ian Yarett gần như không được nghỉ ngơi trong những ngày “bão táp” này.

Cùng là bác sĩ nội trú, chị Trinh và anh Ian hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Chị rất lo lắng, thậm chí bức xúc khi thấy trên mạng xã hội có quá nhiều tin giả. Mà không chỉ tin giả, nhiều người vẫn xem nhẹ dịch bệnh còn cho rằng chính phủ đang làm quá khi đóng cửa hoạt động kinh doanh, sản xuất.

“Khi chứng kiến sự lây lan rất nhanh và khi thấy có nhiều người chết cùng một lúc, bạn sẽ hiểu chính phủ không làm quá, không nhà nước nào muốn đóng cửa nền kinh tế cả. Đó là lý do vì sao những người trong ngành y rất khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy ở nhà”, chị Trinh chia sẻ.

Bác sĩ người Việt cứu người ở New York: Đừng xem thường con virus này - Ảnh 2.

Vợ chồng bác sĩ Ian Yarett và bác sĩ Phương Trinh trong lễ tốt nghiệp trường y khoa Johns Hopkins – Ảnh: NVCC

Mong mọi người cẩn trọng hơn

Khi viết những dòng status chia sẻ tâm tư trên Facebook, chị Trinh muốn gửi tới mọi người thông điệp hãy cẩn trọng hơn, đừng chủ quan coi thường căn bệnh COVID-19.

Một thực tế chị nhận thấy tại bệnh viện của mình, số người trẻ phải nhập viện không ít, và cũng không hiếm những người trẻ đã qua đời vì bệnh này, dù đúng là người già, người có bệnh nền vẫn là nhóm rủi ro cao hơn với COVID-19.

“Bệnh này khác với các bệnh cúm thông thường. Nếu không may rơi vào nhóm bị nặng, sau khi nhiễm virus, tình trạng người bệnh từ lúc có biểu hiện ho, sốt tới chuyển sang khó thở diễn biến rất nhanh”, chị nói.

“Khi đó, nếu nhập viện, người nhẹ sẽ phải dùng máy thở oxy, người nặng phải dùng máy thở. Người nhẹ sẽ khỏi sau 1-2 ngày, còn theo chồng chị, phần lớn những người bệnh này khi đã phải đặt ống thở đều không qua khỏi”, chị giải thích thêm.

Cho tới ngày 31-3, tình trạng khan hiếm trang thiết bị y tế tại bệnh viện của chị Trinh không còn nghiêm trọng như trước đó vài ngày, lúc chị viết status trên Facebook.

Nhưng với tốc độ tăng số ca bệnh như hiện tại, chị vẫn rất lo, không biết trang thiết bị sẽ còn đủ dùng bao lâu nữa. Một người bạn chị ở bệnh viện khác đã phải dùng bao đựng rác làm đồ bảo hộ.

Vừa rồi cả hai bệnh viện nơi chị Trinh và anh Ian làm việc (thuộc hai hệ thống bệnh viện lớn nhất tại thành phố New York) đều đã thử nghiệm thành công kỹ thuật phân chia một máy thở cho hai người bệnh. Tất cả đều đã phải tính tới những phương án nỗ lực tối đa để cứu sống nhiều người bệnh nhất có thể lúc này.




Lái máy bay Drone tới xem công trình cầu Bình Khánh tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành 27/3/2024

27/03/2024

Cận cảnh máy bay của 1 đại gia Việt Nam bay từ Anh Quốc hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội 27/3/2024

27/03/2024

Nam Bác sĩ trị hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo ở TPHCM rất bận rộn nhưng quay video đóng hài độc lạ triệu views

26/03/2024

Theo chân Youtuber từ Hải Dương đến Indonesia 3/2024 khám phá bộ tộc người Việt Cổ

26/03/2024

Youtuber từ TPHCM về Đồng Tháp xem thử đứng ngồi nhúng nhảy trên lá sen tươi khổng lồ nhưng không bị chìm

26/03/2024

Độc lạ VN: Gặp bà mẹ nghèo thân hình nhỏ như em bé, 2 chân đi nạn, buôn bán kiếm sống giúp gia đình từ 15 tuổi sanh được con trai và gái

26/03/2024

Tham quan quán Cafe trưng bày hàng 100 máy bay mô hình kế Sân bay Tân Sơn Nhất 3/ 2024

25/03/2024

Lái xe tới Vĩnh Long gặp nữ Youtuber có 662 ngàn subscribers tính đến ngày 25/3/2024 được đài truyền hình Mỹ Warner Bros Discovery mời cộng tác lâu dài

25/03/2024

Đến Ninh Hoà 3/2024 ăn bánh dây độc đáo và ngắm biển Dốc Lết

23/03/2024

Ông Võ Văn Thưởng thôi chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước VN 2024

20/03/2024

Vào bệnh viện ở Đà Nẳng 3/2024 thăm bà mẹ tí hon ung thư đại tràng bác sĩ bó tay, khuyên về nhà

19/03/2024

Lái xe đến Bình Phước 3/2024 thăm bà cụ 102 tuổi sinh năm 1922 biểu diễn hít đất

19/03/2024

Đi siêu thị ở TPHCM xem tình hình buôn bán và có mặt hàng gì mới lạ tháng 3/2024

19/03/2024

Vì sao Bà Trương Mỹ Lan tha thiết xin quan toà cho giữ lại “Biệt Thự Phương Nam” ở quận 3 TPHCM giá $35 triệu USD mua năm 2015

17/03/2024

Chiêm ngưỡng con King Kong khổng lồ sừng sững dưới chân núi Bà Đen 2024 do 2 anh em ở Tây Ninh tạo nên từ rơm, luá khô

17/03/2024

Bà phóng viên Mỹ gốc Hoa du lịch Việt Nam 2/2024 để tìm hiểu và so sánh với Trung Quốc

17/03/2024

Bác sĩ Mỹ nói vụ bà tỷ phú gốc Đài Loan sinh 1973 New York chết đuối do lái lùi chiếc Tesla xuống ao nước trang trại của bà ta ở Texas đêm 2/2024

17/03/2024

Ra hòn đảo ở Nha Trang 2024 tham quan ngôi Chùa cô đơn do 1 vị Sư dành cả cuộc đời 1 mình gánh đất xây dựng

17/03/2024

Lái xe đến Bình Dương 3/2024, xem cây đu đủ cao khổng lồ hay giúp người dân trong xóm ra sao

16/03/2024

Gặp bà Việt Kiều Mỹ trong khách sạn ở Sài Gòn 2024 gọi Youtuber TPHCM đến giúp trả tiền phòng 4 ngày

16/03/2024

Leave a Reply