Bí ẩn bài hát Hoa trinh nữ: Hai cuộc tình sấm sét của ca sĩ Minh Hiếu

Cùng thời với các ca sĩ Thanh Thúy, Phương Dung, Hoàng Oanh, Trúc Thanh, Kim Loan… ca sĩ Minh Hiếu cũng là một ngôi sao trong thế giới giải trí về đêm ở Sài Gòn trước năm 1975. [youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”ca si minh hieu asia 1975″ resultsPerPage=”8″ thumbHeight=”16″ thumbWidth=”69″ videoBlacklist=”tfels69Qafw, vShuemU1n6s, H9OlEJldzH0, 3MWjNuahk4g,so8fdnhPdcs, LP2zb7khLuA, qsZEcN9F6fA,hvs7z3gE2pI, DtD_HufYxv4, qjBeqLuJoeM,fm5B997INn8,4FzZ4UDASG4, Cmhu2yBNvSo,uHBgGO1gIV8,A4ihm763PUo,ReYOZF-wLFE,ReYOZF-wLFE,wuzpp0Xo1BA,75n-fh9fh98,b45OmYSGdo0, ipazkTlKW4I,qViSToIsHrk,w0M-RlCbmS8, TPyI-_d4ITg,amthucvietnamngon, SUpSfCPOCGQ, pX5SoBeyisY ,ySB57vpGx74, _dQlJ00ruug” autoplay=”true” thumbHeight=”28″ thumbWidth=”69″ paginationBelow=”false” ]

Đã là sao nên Minh Hiếu cũng lắm chuyện tình. Đình đám nhất là chuyện tình sấm sét giữa bộ ba: Minh Hiếu- Nhật Trường-Vĩnh Lộc. Đây là nguyên cớ bí ẩn để xuất hiện bài hát Hoa trinh nữ ồn ào một thời.

chuyen tinh ca si minh hieu

Kỳ 1- Con nai vàng ngơ ngác ở rừng cao su Quảng Lợi
Ca sĩ Minh Hiếu thời con gái trẻ đẹp, tuy không phải là một mỹ nhân đổ nước nghiêng thành, nhưng vẻ đẹp của cô có chất “hương đồng cỏ nội”, cộng với giọng ca khá đặc biệt: khàn và hơi bị rè khi hát ở tông trầm, thích hợp với điệu boléro và ca từ buồn áo não mang phong cách của “con chim sơn ca đồng nội”, khiến người nghe khi ngồi ở một góc phố mà không khỏi nhớ về một góc làng quê, một sân ga chiều vắng vẻ nên từng hớp hồn nhiều đàn ông.
Và chuyện tình tay ba của Minh Hiếu – Nhật Trường tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh -Trung tướng Vĩnh Lộc biệt danh “Anh cả Trường sơn” Tư lệnh vùng 2 của chế độ Sài Gòn đã làm nóng dư luận của một thời ly loạn…
Tiệm hớt tóc bên rừng cao su Quảng Lợi
Trở lại miền Nam Việt Nam cách đây vài chục thập niên vào thời kỳ thực dân Pháp còn đặt ách thống trị ở Đông Dương và ra sức khai phá tài nguyên các xứ thuộc địa mà phương thức khai thác nhanh và hiệu quả nhất là lấy đất mở đồn điền trồng cao su, sử dụng và bóc lột nhân công người bản xứ làm việc tại các đồn điền rộng lớn, bạt ngàn này để làm giàu. Ở miền Nam, thời đó ai cũng nghe danh đồn điền cao su Quản Lợi xã Hớn Quản thuộc huyện Bình Long Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương).
Cách đồn điền cao su Quản Lợi khoảng 300m, gần đầu chợ Hớn Quản, ngay góc ngã tư có một tiệm hớt tóc mang đặc trưng của những miền quê nghèo: căn nhà nhỏ một gian, mái lá lụp xụp, một cửa sổ khi mở chống lên bằng một thanh tre, lúc đóng rút thanh tre cửa sập xuống.
Còn cửa chính chỉ đủ một người lách vào, cửa làm bằng nẹp tre kẹp lá chằm, cột kẽm, mở ra, đẩy vô, cột phía ngoài coi như “khóa” khi ông thợ hớt tóc đi vắng. Tiệm hớt tóc đơn sơ như một quán nước bên đường buổi trưa vắng khách có một chiếc ghế xoay cũ kỹ cho ông thợ hành nghề, cái bàn thấp, mấy chiếc ghế ngồi, bình trà, bộ ly tách cáu bẩn ố vàng bởi men trà lưu niên, bàn cờ tướng… đó là góc giải trí, uống trà, đánh cờ của ông thợ và và ba “chiến hữu” thình thương mến thương khi rảnh rỗi, nhàn hạ tạt qua tiệm hớt tóc bù khú với ông thợ lúc vắng khách.
Cô Út Lài con gái rượu của ông Tám đờn kìm
Có lẽ tài sản đắt giá nhất, ngoài bộ tông đơ, dao kéo hớt tóc, cạo râu của ông thợ kiêm chủ tiệm là cây đàn kìm, gọi văn hoa một chút là “nguyệt cầm” bằng gỗ huỳnh đàn lên nước bóng dợn và được cẩn xà cừ sáng lấp lánh. Cây đàn kim treo trên vách tiệm, chứng tỏ ông thợ hớt tóc cũng là người có máu nghệ sĩ, đàn ca tài tử nức tiếng ở chợ Hớn Quản. Nhưng ông thợ hớt tóc nghệ sĩ biết chơi đàn kìm này là ai?
Đó là ông Đỗ Văn Trực còn gọi là Tám Cò, biệt danh “Tám đờn kìm” người quê gốc ở tận Mỹ Xuyên Sóc Trăng. Do thời lọan lạc, chiến tranh, bom đạn ì xèo nên Tám đờn kim đùm túm cả gia đình chạy trốn bom đạn lưu lạc đến tận Hớn Quản, đất của đồn điền cao su bạt ngàn, thấy có thể sống được nên Tám đờn kìm quyết định chọn nơi đây làm quê hương, cất căn nhà lá nhỏ, mở tiệm hớt tóc vừa là nơi để cả gia đình trú ngụ.
Gia đình Tám đờn kìm ngoài hai vợ chồng còn 5 người con, 3 trai, 2 gái. Mấy đứa trước đều bình thường, không có gì đặc biệt đáng quan tâm, chỉ có cô con gái út tên Đỗ Thị Lài SN 1935 hồi còn ở Mỹ Xuyên nên thường gọi chết danh là Út Lài thì khá đặc biệt.
Cô gái ở tuổi mới lớn trổ mã rất xinh đẹp, dáng cao, thon thả, da bánh mật, gương mặt trái xoan, mũi dọc dừa, mắt bồ câu đen thăm thẳm, cặp mội trái tim mỗi khi nhoẻn miệng cười duyên làm cánh thanh niên ở chợ Hớn Quản và đồn điền Quản Lợi điêu đứng.
Đặc biệt Út Lài có năng khiếu ca cổ bẩm sinh, giọng rất mùi nên được cha tập nhịp, luyện giọng để ca sáu câu vọng cổ. Mỗi khi ông Tám đờn kìm rao đàn, cô Út Lài cất giọng vô sáu câu thì khách trong tiệm và hàng xóm bu coi đông nghẹt và gật gù thán phục thầm đoán rằng Út Lài lớn lên sẽ trở thành một cô đào thương của một đại bang cải lương nào đó ở Sài Gòn.
Nhưng riêng Út Lài, ngoài giờ đi học, phụ việc nhà và mỗi tối khi tiệm hớt tóc của cha nghỉ tiếp khách hớt tóc để đón những “chiến hữu” đờn ca tài tử tới chơi, bày tiệc nhậu lai rai, ca hát văn nghệ thì được ông Tám đờn kìm gọi lên cho tham gia ca vọng cổ, bài bản vắn giúp vui luôn tiện rèn giọng và tập nhịp cho chắc.
Út Lài ngây thơ như con nai vàng ngơ ngác giữa đám thanh niên và các bác, các chú đàn ca tài tử bạn của cha mình và cũng là niềm hãnh diện của ông Tám đờn kìm về cô con gái rượu có thể nối nghiệp cha trên con đường văn nghệ.
Từ Kế Tường
(còn tiếp)

Leave a Reply