Sự mất tích bí ẩn máy bay MH370 và lỗ hổng của không lực Malaysia

Sự mất tích bí ẩn của chiếc máy bay MH370 chở 239 người khi đang hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh đã khiến dư luận đặt ra rất nhiều giả thuyết và nghi vấn.
>>Giả thuyết ớn lạnh về máy bay Malaysia Airlines mất tích
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Malaysia Airlines MH370″ resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false” ] Trong số đó có không ít câu hỏi rằng tại sao quân đội Malaysia không hay biết điều gì đang diễn ra vào lúc đó, và có bao nhiêu lỗ hổng như thế trong các hệ thống phòng không ở một khu vực mà bầu không khí quốc phòng và an ninh những ngày này đang “tăng nhiệt”.

Malaysia, máy bay, mất tích, MH370, lỗ hổng, không lực, phòng thủ
Một thàng viên Không lực Hoàng gia Malaysia nghỉ ngơi sau nhiều giờ tìm kiếm MH370 trên Eo biển Malacca. (Ảnh: AP)

Hãng BBC cho biết có tin nói rằng radar quân sự cơ bản của Malaysia đã phát hiện một liên lạc không rõ danh tính qua không phận nước này, và giờ đây nó được xác nhận là MH370. Nhưng khi ấy họ đã không hề hành động.

“Vậy không lực Malaysia lúc đó đang ở đâu?”, cựu phi công Không lực Hoàng gia Anh và là nhà phân tích không gian vũ trụ Andrew Brookes đặt câu hỏi.

“Kể từ sau vụ 11/9, các hệ thống phòng không trên khắp thế giới đều được báo động về một máy bay dân dụng bị không tặc nhằm vào một mục tiêu giá trị. Và một vài mục tiêu còn nổi tiếng hơn tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur”, BBC dẫn lời ông Brookes.

Theo chuyên gia này, khi MH370 dường như quay trở lại mà không báo trước, các chuông báo động lẽ ra đã phải rung lên trong đầu giới chức quân sự và các nhà quyết sách chính trị của Malaysia.

“Khi vụ việc li kỳ này kết thúc, chính phủ Malaysia và không lực nước này chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết, chứ không chỉ các lỗ hổng trong lĩnh vực giám sát không phận của họ”, ông Brookes nhận xét thêm.

Ấn bản Military Balance mới nhất của Viện Các nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) nhận định, các chương trình lớn về hiện đại hóa trang thiết bị của Malaysia đã giúp nước này nâng cao năng lực phòng thủ bên ngoài. Mặc dù vậy, không lực Malaysia vẫn tương đối nhỏ.

Có thể đến nay đã có người đặt ra câu hỏi về quy trình và tầm phủ sóng radar của Malaysia. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa có lời đáp nào về hồ sơ chuyến bay MH370 và điều gì có thể giúp cho một máy bay chở khách hai động cơ lớn như Boeing 777 tránh bị nhận diện.

Quyền Bộ trưởng Vận tải Malaysia Hishammuddin Hussein, kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, bác bỏ giả thuyết cho rằng các quy trình hoạt động tiêu chuẩn của không lực nước này đã bị chọc thủng.

“Đây là một vụ chưa từng có tiền lệ”, ông nói. “Nó có thể làm thay đổi lịch sử ngành hàng không. Tôi nghĩ nó là bài học rút ra cho tất cả mọi người”.

Tất nhiên, đầu tư để nâng cao năng lực chỉ là một chuyện, vấn đề là phải đào tạo và sử dụng hiệu quả các quy trình cùng các nguồn lực.

Malaysia đã lên tiếng nhờ các nước trong và ngoài khu vực xem xét lại dữ liệu radar cả quân sự và dân sự của họ. Đây là một khu vực đang chứng kiến sự gia tăng về đầu tư vào các năng lực quốc phòng tân tiến.

Tuy nhiên, cũng có nhiều câu hỏi dành cho các nước rằng liệu các hệ thống phòng thủ của họ có tốt đúng như vẻ bề ngoài, hay là còn có nhiều lỗ hổng khác.

Dường như vào một thời điểm, MH370 đã di chuyển theo hướng giữa các quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Nhưng có tin các hệ thống radar quân sự thậm chí có thể không hề hoạt động.

Ở những môi trường không gian phát triển hơn như Bắc Mỹ và châu Âu, lúc nào cũng có một sự giám sát liên tục. Bên cạnh đó còn có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhân viên kiểm soát không lưu dân sự và quân sự. Vì vậy, nếu bên radar quân sự phát hiện một tiếp xúc không rõ danh tính thì quy trình bình thường là phải kiểm tra với bên dân sự để xác định liệu có một hệ thống tiếp sóng nào đọc được nhận dạng hay không. Nếu không thì cần phải cố tiếp xúc với máy bay qua radio. Và một lần nữa nếu không có phản hồi thì sẽ phải điều động ngay máy bay chiến đấu.

Những quy trình kể trên đã được thiết lập từ lâu, thường xuyên được thực hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và càng được củng cố sau vụ khủng bố 11/9.

Tất nhiên, mọi giám sát radar dân sự đều có những điểm yếu. Chẳng hạn, việc lần ra một máy bay đang bay ở tầm thấp là điều không dễ dàng, ngay cả những hệ thống tinh vi nhất cũng có thể bị bất ngờ.

Năm 1987, phi công nghiệp dư Đức Mathias Rust đã khiến quân đội Liên Xô lúng túng khi tự do điều khiển một chiếc máy bay nhẹ qua mặt một hệ thống phòng không được cho là tinh vi nhất trên thế giới để hạ cánh xuống Quảng trường Đỏ Moscow.

Và vào ngày 11/9/2001, khi các chiến đấu cơ bảo vệ bầu trời Mỹ được điều động thì họ lại bay hướng ra biển. Không ai nghĩ mối đe dọa không tặc lại từ chính bên trong không phận Mỹ. Nhưng sự kiện đó đã làm thay đổi hoàn toàn các quy trình và nhận thức.

Thanh Hảo

Leave a Reply