Sự thật về Thần Y Võ Hoàng Yên chữa bệnh không lấy tiền cũng không lấy quà

Ông Võ Hoàng Yên sinh năm 1975 trong một gia đình rất nghèo. Khi còn nhỏ, nhà ông rất nghèo nên đã gửi ông vào chùa Hưng Nghĩa Tự (thị trấn Cái Nước). Ở đó, ông được các thượng tọa chỉ dạy phương pháp trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.

[ws_table id=”96″]

Sau đó, ông được ở các chùa khác để ăn học. Trong quá trình này, ông được học và thực hành nhiều cách chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Sau nhiều năm bôn ba với nghề lương y khám bệnh, bốc thuốc, ông tích tụ từ các phương pháp trị bệnh theo y học cổ truyền và nghiên cứu thành đề tài riêng cho mình trên nền tảng tích tụ từ cái cũ.

Chứng kiến ông chữa bệnh, nhiều người nghĩ rằng ông chữa theo cách thần thánh hoặc siêu nhiên. Bởi vì những bệnh câm điếc-bại liệt do tai biến, ông trị rất hiệu quả chỉ trong vài phút bấm huyệt

Có một chuỗi ngày tuổi thơ đầy vất vả, nghèo khó, lương y Võ Hoàng Yên (SN 1975, quê thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) cũng từng bán máu của mình để trang trải cho cuộc sống mưu sinh. Sau khi phát tâm cái nghiệp thầy thuốc của mình, ông cũng vượt qua không ít ngang trái cuộc đời để hướng tấm lòng mình đến với bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo mắc phải những chứng bệnh không may mắn: Câm điếc, bại liệt, thoái hóa cuộc sống…

LY Võ Hoàng Yên (thứ hai từ phải qua) và Nhà báo Hồ Văn (bìa trái), kế tiếp là Nhà báo Phong, Nhà báo Bùi Liêm (bìa phải).

Tuổi thơ nghèo khó và cái nghiệp tình cờ
Ngồi bên tách trà tại căn nhà do chính lương y Yên thuê đã nhiều năm nay tại Q.8, TP.HCM, ông đã từ từ kể về cuộc đời mình. “Hồi đó, nhà tôi nghèo lắm, nhà dột cột xiêu, nhiều bữa phải nhìn mẹ mình chèo ghe mượn từng lon gạo mà lòng tôi rưng rưng nước mắt. Thời đó, gia đình đông anh em nên cảnh thiếu ăn thường xuyên diễn ra. Có lúc anh em tôi phải ăn độn chuối chác, trái bình bát, cọng bông súng, củ co cho đỡ đói”.

Không chỉ thiếu cái ăn, ông còn kể về những ngày tháng thiếu cả cái mặc. “Anh em đông nhưng chỉ có vài cái quần đùi, đứa mặc buổi sáng, đứa mặc buổi chiều. Sau đó, đến tối, lại giặt sáng lại thay vòng”-ông nhớ lại. Cũng do thiếu cái ăn, cái mặc nên cha mẹ đã gửi ông vào chùa Hưng Nghĩa Tự (thị trấn Cái Nước, huyện Cái nước, tỉnh Cà Mau) để nhờ các nhà sư cưu mang. Đến năm 16 tuổi, lúc đó ông đang học lớp 9 thì ở luôn trong chùa và tập ăn chay trường.

Trong thời gian này, ông Yên thường xuyên bị đau ở vai và cột sống rất khó chịu, một người quen quê ở An Giang đến thăm chùa đã chữa trị bằng cách bấm huyệt và căn bệnh của ông khỏi hoàn toàn. Thấy hiệu quả của đông y, ông trăn trở tại sao không học cách bấm huyệt để chữa bệnh cho người nghèo? Từ suy nghĩ đó, ông quyết tâm xin các sư trong chùa chỉ dạy cách day ấn huyệt, bốc thuốc Nam… Trong thời gian này, ông đã học về cách bắt mạch. Được sự dạy dỗ của các thầy, cộng với sự dày công tự học, ông đã tự xây dựng cho mình phương pháp chữa bệnh kỳ diệu.

LY Võ Hoàng Yên bấm huyệt đạo, phục hồi chức năng cho bệnh nhân ở Bình Dương.
Hiệu quả nhìn thấy rõ nhất là năm 2006, ông đã chữa trị khỏi bệnh cho bạn bè, người thân. Sau đó, ông cảm thấy vui sướng hơn bao giờ hết. Để nâng cao cách trị bệnh hiệu quả của mình, ông đã tự trau dồi thêm kinh nghiệm, kiến thức y học cổ truyền và đã chữa thành công nhiều căn bệnh được liệt vào hạng “nan y” như liệt nữa người, liệt toàn thân nhưng còn khả năng cứu chữa, thoái hóa cột sống và câm điếc (dạng có khả năng điều trị được) và các bệnh khác về hệ xương khớp.

Vượt qua nhiều ngang trái

LY Võ Hoàng Yên trị bệnh thực nghiệm tại hội thảo do Liên hiệp các Hội KH-KT Bình Phước tổ chức.
Cái nghiệp cứu người của mình là thế nhưng ông vẫn gặp không ít ngang trái cuộc đời. Ngay cái thời còn là sinh viên Trường Đại học Luật TP.HCM, ông cũng từng bán máu mình để trang trải cho cuộc sống mưu sinh. Ông kể: “Cái thời đó, tôi nghèo lắm, có lúc tìm 500 đồng để gửi xe cũng khó. Có lúc tôi đã từng đứng tại một ngã tư ở Q.1, TP.HCM ăn xin 21 người nhưng chẳng ai cho đồng nào. Sau đó, tôi biết số phận mình không phải kiếp ăn mày”.
LY Võ Hoàng Yên tìm hiểu các loại nhạc cụ trên đường phố ở Phú Yên.
Sau khi biết hoàn cảnh của ông, các nhà sư ở TP.HCM lại tiếp tục cưu mang ông. Trong thời gian này, ngoài việc đèn sách, ông học thêm và tự hoàn thiện phương pháp trị bệnh của mình. Ông kể: “Nhiều khi tôi muốn bỏ hẳn cái nghiệp này cho khỏe cái thân nhưng thấy người nghèo khổ đến van xin, nhờ giúp đỡ nên lòng cầm không đặng. Tôi nghĩ cứu người như cứu hỏa, biết mà không làm, không giúp là có tội, là bất nhân, bất nghĩa, còn làm thì bất hợp pháp vì không có giấy phép hành nghề, do vậy tôi bị phát nhiều lần. Có lần biết tôi về thăm nhà, một số bà con đã nhờ bấm huyệt. Một vài trường hợp bại liệt được tôi giúp đỡ hồi phục đã đồn đoán thế nào đó mà cả trăm người kéo đến nhà tôi. Sau đó, tôi bị phạt vì tội chữa bệnh không xin phép. Mẹ phải chạy đôn chạy đáo bán đôi bông tai để đóng phạt cho tôi”.

LY Võ Hoàng Yên từng bị phạt nhiều lần tại Cái Nước, Cà Mau. Ảnh Internet.

Sau nhiều “cú sốc” tại quê nhà Cái Nước, Cà Mau, ông đành tìm kiếm vùng đất mới Gia An, Tánh Linh, Bình Thuận. Những ngày sống trong rừng rú hoang vu, ông cũng đã mài mò học thêm những bài thuốc đông y và hoàn thiện phương pháp day ấn huyệt của mình. Sau đó, ông đã được một số chùa mời về khám chữa bệnh từ thiện, giúp đỡ hàng ngàn bệnh nhân câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống phục hồi chức năng trở lại nên tiếng vang của ông ngày càng lan tỏa.

LY Võ Hoàng Yên về Gia An, Tánh Linh, Bình Thuận thăm lại cây thuốc do chính mình trồng.
LY Võ Hoàng Yên (thứ hai từ trái sang) dẫn Đoàn Trung ương Tịnh độ Cư sĩ Việt Nam về thăm vườn thuốc Nam tại Bình Thuận.

Đỉnh điểm nhất là đến đầu năm 2011, sau khi giúp hàng trăm người điều trị bệnh thành công tại Bình Dương, Bình Phước, một số báo địa phương như Báo Bình Dương, BTV, BPV… đã tuyên dương phương pháp điều trị “độc nhất vô nhị” của ông nên đã tạo ra luồng tư tưởng trái ngược nhau. Đứng trước tình thế đó, một lần nữa ông lại muốn bỏ nghề vì nghĩ mình chỉ chữa bệnh cứu người nghèo sao gặp nhiều ngang trái. Tuy nhiên, bạn bè, đồng nghiệp biết được khả năng của ông nên động viên ông hãy vượt qua ngang trái cuộc đời.

Hiểu được những ngang trái ông gặp phải, ngày 29-7-2011, UBND tỉnh Bình Phước đã giao cho Liên hiệp các hội KH & KT, Hội Đông y Bình Phước đã chức hội thảo nghiêm túc về cách trị bệnh của ông với sự tham gia đông đảo của các nhà chuyên môn đông y, tây y đến từ Trung ương, TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam. Trong đó có GS Hoàng Bảo Châu, Nguyên Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền Việt Nam.

LY Võ Hoàng Yên trị thực nghiệm tại Bình Phước trước sự chứng kiến đông đảo của các nhà chuyên môn và nhân dân.
Tại hội thảo này, các trường hợp được ông day ấn huyệt đã vơi giảm bệnh tức thời, được các nhà chuyên môn và nhân dân đánh giá cao về khả năng giúp những người không may mắn mắc phải các chứng bệnh câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống… phục hồi chức năng. GS Hoàng Bảo Châu nhận định: “Qua các bệnh nhân bị di chứng tai biến mạch máu não và câm điếc mà ông Yên chữa cho thấy có hiệu quả tức thời. Là người đi trước, tôi rất kính trọng ông Yên, một tài năng hiếm có. Bằng tấm lòng thương người được tu dưỡng trong nhà chùa, hy vọng với khả năng bẩm sinh, ông Yên sẽ giúp cho nhiều người bệnh có cơ hội được sống vui, sống khỏe”.

GS Hoàng Bảo Châu phát biểu tại hội thảo ở Bình Phước.
Tài năng đặc biệt
Sau thành công tại hội thảo do tỉnh Bình Phước, ngày 2-11-2011, lương y Võ Hoàng Yên tiếp tục chữa thực nghiệm và báo cáo lý thuyết theo đề nghị của Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT) thuộc Liên hiệp Hội KH & KT Việt Nam. Các nhà khoa học đầu ngành như GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH & KT Việt Nam, GS Hoàng Bảo Châu, Thầy thuốc nhân dân Trần Trọng Hải, Phó Chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam đã đánh giá cao và cho rằng, những gì lương y Võ Hoàng Yên biểu diễn là “khoa học, hợp lý và tuyệt diệu” theo phương pháp y học dân tộc cổ truyền Việt Nam. Và ông cũng đã truyền dạy lại cho nhiều người. Điều đó chứng tỏ, phương pháp của ông hoàn toàn có thể nhân rộng để giúp đời.
Sau khi điều trị bệnh bại liệt, một bệnh nhân đã đi lại được tập tễnh và GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh đã bắt tay chúc mừng bệnh nhân này tại Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT).

Trước những bằng chứng có cơ sở khoa học rõ ràng, chiều 20-12-2011, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Sở Y tế Hà Tĩnh đã trao quyết định cho phép lương y Võ Hoàng Yên được hành nghề khám chữa bệnh trên địa bàn Hà Tĩnh. Hội Đông y tỉnh Hà Tĩnh cũng đã làm lễ kết nạp và trao giấy kết nạp cho lương y Võ Hoàng Yên tham gia Hội viên Hội Đông y Việt Nam.

Hội Đông y Hà Tĩnh tổ chức lễ kết nạp hội viên Hội đông y Việt Nam cho LY Võ Hoàng Yên

Ngày 12-7-2012, Trung tâm phục hồi chức năng và dưỡng sinh Võ Hoàng Yên đã chính thức làm lễ ra mắt tại Hà Tĩnh. Ông Võ Hoàng Yên được bổ nhiệm làm giám đốc trung tâm. Rõ ràng, quyết định ra mắt trung tâm là một quyết định dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo Hà Tĩnh. Ở đó, người dân cả nước thấy được một Đảng bộ đồng tâm hiệp lực hành động vì nhân dân. Một quyết định đúng đắn vì nhân dân của tầm nhìn lãnh đạo. Đặc biệt là ông Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình đã mạnh dạn “Chiêu hiền đãi sĩ”, đánh giá cao tài năng của lương y Võ Hoàng Yên và tinh thần phục vụ tận tụy, hết lòng vì bệnh nhân.

Lãnh đạo Hà Tĩnh và LY Võ Hoàng Yên khảo sát việc xây dựng trung tâm ở Hà Tĩnh.

Lương y Võ Hoàng Yên: Lãnh đạo Hà Tĩnh rất cấp tiến và đột phá. Việc ra mắt Trung tâm phục hồi chức năng và dưỡng sinh Võ Hoàng Yên đã đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân, phụng sự nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đây là niềm vinh dự lớn nhất đối với đời một lương y như tôi mà lãnh đạo và nhân dân Hà Tĩnh đã dành cho. Tôi cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được đến với Hà Tĩnh và cả nước. Với tư cách là một công dân Việt Nam, tôi hứa sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa tiềm năng và sức lực để tiếp tục phục vụ người dân. Ông Võ Hoàng Yên cho biết thêm, từ tháng 9-2012 trở đi, trung tâm thực hiện việc khám, phục hồi chức năng cho các bệnh nhân, mỗi tháng một đợt, bắt đầu từ ngày 20 hàng tháng. Trung tâm chúng tôi thông báo để các bệnh nhân được biết và đến làm thủ tục đăng ký vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 trong tuần tại số 155 đường Nguyễn Công Trứ, TP Hà Tĩnh. Ngoài ra, sắp tới, tôi cũng sẽ khánh thành phòng thuốc Nam tại Gia An, Tánh Linh, Bình Thuận để phục vụ bệnh nhân nghèo. Đây là 1/10 phòng thuốc Nam tôi phát tâm xây dựng để hiến tặng cho đời.

HỒ VĂN

Leave a Reply