Tại sao sách nhiễu tình dục ở Mỹ nhiều hơn bên Anh?

Washington DC (NV) – Luật truyền thông Anh và luật truyền thông của Mỹ có sự khác biệt rất lớn – phải chăng điều này giải thích tại sao nhiều người Mỹ bị buộc tội quấy rối tình dục?

Vào ngày Năm Tháng Mười, 2017, sự kiện Harvey Weinstein bị buộc tội lạm dụng tình dục tạo nên một cảnh vỡ đê. Kể từ đó, hàng chục người Mỹ nổi tiếng đã bị buộc tội là có hành vi tình dục sai trái. Tin tức tràn lan về vấn nạn này không phải là cơn mưa phùn, mà là một trận lụt.

Danh sách bị cáo buộc gồm các ngôi sao điện ảnh như Kevin Spacey, chính trị gia như Roy Moore, và các nhà báo như Mark Halperin. Trong tuần này, những cáo buộc tăng nhiều lên và nhấn chìm các tên tuổi truyền thông lớn. Một số nhân vật nổi tiếng ở các nước khác cũng bị buộc tội, nhưng đa số những trường hợp bị phanh phui là người Mỹ.

Người ta cho rằng lý do có thể là vì đặc tính của luật truyền thông Mỹ, cũng như sự khác biệt của luật Mỹ với những nước khác.

Riêng tại Anh quốc, một điểm chính trong luật phỉ báng giải thích rất nhiều điều.

Tại Anh, người nộp đơn đi kiện một người hay một cơ quan phỉ báng mình không có trách nhiệm phải chứng minh câu chuyện là sai. Trong khi đó, nhà xuất bản – ví dụ như tờ báo hoặc trang web – phải chứng minh câu chuyện họ đăng lên là đúng.

Điều này có nghĩa là, trước khi đưa tin, một cơ quan truyền thông Anh cần phải kiểm chứng rằng câu chuyện của mình chắc chắn đúng. Để tố cáo một người nào có hành vi sai trái về tình dục, họ thường cần phải có những chứng cớ như bản ghi âm, hoặc một nhân chứng sẵn sàng ra làm chứng tại tòa.

Trong trường hợp hành vi sai trái về tình dục, cả loại chứng cớ này đều rất khó tìm.

Chẳng hạn, tin đồn là Jimmy Savile lạm dụng tình dục đã xuất hiện nhiều năm. Thậm chí Louis Theroux đã hỏi Savile về những chuyện này vào năm 2000.

Nhưng các phương tiện truyền thông Anh – sợ bị kiện – đã không dám đưa tin. Cho đến khi Savile qua đời, cơ quan truyền thông đã làm nổ tung câu chuyện (theo luật của Anh, người chết không thể bị phỉ báng).

Ở Anh, thậm chí một bản tin không nêu rõ danh tánh của người bị cáo buộc sách nhiễu tình dục vẫn có thể bị kiện.

Trong năm 2012, BBC Newsnight kết luận sai lầm là Lord McAlpine đã lạm dụng tình dục trẻ em, mặc dù không nêu đích danh ông ta.

Lord McAlpine nộp đơn kiện và chỉ trong vòng 13 ngày đã nhận được bồi thường thiệt hại là 185,000 bảng Anh (tương đương với 250,000 Mỹ kim).

Ở Mỹ, kiện phỉ báng là điều rất khó. Lý do cho việc khó khăn này là hiến pháp đã 226 tuổi của Hoa Kỳ, được thông qua năm 1791, nhưng cho đến giờ vẫn có hiệu lực. Đó là luật bảo vệ tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Stuart Karle, giáo sư tại Columbia Journalism School ở New York, cũng là cựu cố vấn của tạp chí Wall Street, cho biết điều đó có nghĩa là luật truyền thông Mỹ “hoàn toàn khác biệt” với Anh Quốc.

“Tại Mỹ, nguyên đơn – người tố cáo rằng họ đã bị phỉ báng – phải chịu gánh nặng chứng minh lời tuyên bố là sai”, ông nói.

Tại Anh – gánh nặng chứng minh được đảo ngược. Người Mỹ nộp đơn một vụ kiện phỉ báng có xác suất thắng rất thấp, vì vậy các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ có nhiều cơ hội tung tin hơn.

Thật vậy, một bài xã luận của tờ New York Times hồi tháng Năm viết: “Hầu như không ai dám vác đơn đi kiện tờ New York Times rằng là họ đã bị tờ báo này phỉ báng.”

Và những người nổi tiếng còn phải vượt một rào cản khác khi muốn đi kiện bị phỉ báng tại Hoa Kỳ.

Khi một viên chức chính phủ hoặc một nhân vật của đám đông (một ngôi sao nổi tiếng, chẳng hạn) khởi tố tội phỉ báng, họ phải chứng minh được là bị đơn thực sự có “cố tình có ác ý” khi đưa tin. Điều đó có nghĩa là tin đó hoàn toàn bịa đặt.

“Điều đó có nghĩa là – nhà báo nói dối.” Giáo sư Stuart Karle nói.

Nhưng tiêu chuẩn cao hẳn hơn này không có nghĩa là các phương tiện truyền thông Mỹ có quyền muốn đưa tin thế nào thì đưa. Và khi tung tin sai trái, họ có thể bị phạt hàng triệu đô la.

Vào năm 2014, tạp chí Rolling Stone đưa tin về một vụ hãm hiếp tập thể tại Đại học Virginia vào năm 2012. Tin này đã được rút lại vào năm 2015 và một viên chức của trường đại học – người có trách nhiệm giải quyết những vụ tấn công tình dục – đã nộp đơn kiện tạp chí Rolling Stone tội phỉ báng, và được nhận 3 triệu đô la bồi thường thiệt hại.

Trước đó, một công tố viên đã nộp đơn kiện tờ Philadelphia Inquirer về các bài viết đăng năm 1973 và đã thắng 34 triệu đô la.

Giáo sư Karle nói: “Đôi khi bạn nghe rằng ‘ở Mỹ, danh tiếng không có giá trị’.

“Nhưng luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ chặt chẽ danh tiếng của một người. Và tiền phạt để bồi thường thiệt hại rất nặng, nặng nhiều so với ở Anh.

“Vì vậy, ở Anh có nhiều vụ kiện phỉ báng hơn, và rất nhiều chuyện xẩy ra không được báo chí động tới.”

“Nhưng ở Mỹ, nếu nguyên đơn thắng, thì tiền bồi thường thiệt hại có khi lên đến hàng triệu – hay hàng chục triệu”.

Vì lý do này – và vì nguyên tắc của báo chí, các cơ quan truyền thông Mỹ thường phải tốn rất nhiều thời gian kiểm chứng mới đưa tin có tính cách cáo buộc người khác.

Vậy luật phỉ báng của nước nào tốt hơn, Anh hoặc Mỹ? Câu trả lời phụ thuộc vào quan điểm của quý vị.

Nếu quý bị cáo buộc sai, bạn có thể khao khát hệ thống của Anh – nơi giới xuất bản có gánh nặng phải chứng minh cao hơn.
Nhưng nếu là nạn nhân, quý vị có thể thích hệ thống của Hoa Kỳ – nơi mà hiến pháp bảo vệ tự do ngôn luận.

Nhưng dù quý vị thích luật của nước nào hơn, hiệu quả của luật rất tỏ tường.

Hoa Kỳ có cả một cơn lũ những trường hợp bị cáo buộc sách nhiễu tình dục. Ở Anh, những câu chuyện này chỉ là giọt nuớc. (HG)




Music Video “Going Home” – Kenny G in Viet Nam 2024 – Nghệ sĩ Saxophone người Mỹ quảng bá du lịch Hà Nội 2024

23/04/2024

Youtuber TPHCM lên tỉnh Đắc Nông 4/2024 xem 1 phụ nữ biểu diễn đội đầu độc lạ

22/04/2024

Việt Nam chơi quá lớn chi 46 tỉ đô la Mỹ để mua vũ khí từ năm 2025

22/04/2024

Khám phá bên trong biệt thự vợ chồng Youtubers sinh năm 1994 ở TPHCM

20/04/2024

Ông chú 68 tuổi Sài Gòn khoe tự chế xong ngựa sắt chạy bằng xăng để rong chơi TPHCM 2024 và được nhiều người chú ý

19/04/2024

Youtuber từ Hà Nội du lịch Trung Quốc 4/2024 thăm bảo tàng người Chooang mới biết lịch sử viết Về Việt Nam

19/04/2024

Cùng ca sĩ Quang Vinh khám phá khu Resort có hình dạng “Chiếc Khuyên Tai” khổng lồ của người H’mông tại Sapa, Viet Nam 4/2024

19/04/2024

Youtuber Hải Phòng du lịch Đức 4/2024 tìm hiểu tình hình đời sống của người Việt

18/04/2024

Ông ngoại trẻ ở Nam Định 4/2024 khoe chế xong chiếc xe ngựa sắt độc lạ chở cháu ngoại dạo phố

18/04/2024

TPHCM ra mắt dịch vụ xe bus tí hon, có bàn cà phê , tài xế mặc áo bà ba chở du khách ngắm thành phố 2024

18/04/2024

Đến Đồng Nai 4/2024 xem con cá bơi trong hồ nước thấy chủ nhà về đòi vớt lên bàn tay để đựoc đi dạo trong xóm

18/04/2024

Cận cảnh CEO Apple Tim Cook lên chuyên cơ riêng rời Việt Nam, kết thúc 2 ngày 15 & 16/4/2024 ở Hà Nội

16/04/2024

Apple sẽ mở cửa tiệm khổng lồ tại Việt Nam để ra mắt iPhone 16 ?

16/04/2024

Hà Nội 16/4/2024: Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Apple Tim Cook

16/04/2024

Nhiều Youtubers ở Việt Nam khoe được chụp hình với CEO Apple Tim Cook ở Hà Nội 4/16/2024

16/04/2024

Rộ tin đồn bà tỷ phú địa ốc Trương Mỹ Lan giấu gần 7 ngàn tỷ đồng dưới lòng đại dương

16/04/2024

Ông Tim Cook, CEO Apple bất ngờ có mặt tại Việt Nam từ 15-16 tháng 4, 2024

16/04/2024

3 chiếc máy bay chở hàng khổng lồ của Nam Hàn liên tiếp hạ cánh xuống sân bay Hà Nội ngày 12/4/2024

12/04/2024

Anh thợ hồ trẻ tuổi ở VN khoe căn biệt thự do 1 mình tự tay thiết kế & xây xong sau 4 năm cho vợ con

11/04/2024

Gặp người Mẹ ở Cần Thơ 4/2024 từ năm 1983 làm thuê để nuôi 30 ngàn con cò trắng cùng 9 người con

11/04/2024

Leave a Reply