Tổng thống Obama ôm y tá gốc Việt là khoảnh khắc ấn tượng 2014 của Mỹ

Trang Huffington Post chọn ảnh chụp Tổng thống Mỹ ôm nữ y tá gốc Việt để chúc mừng cô thoát khỏi virus Ebola thành công là một trong những khoảnh khắc tiêu biểu năm 2014 của Mỹ.

Tổng thống Barack Obama tiếp y tá làm việc tại bệnh viện ở Dallas, cô Nina Pham, trong phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng ngày 24/10/2014. Y tá gốc Việt Nina Pham bị lây nhiễm virus Ebola trong quá trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Thomas Eric Duncan, người đầu tiên cho kết quả dương tính với virus Ebola trên lãnh thổ Mỹ. Kết quả xét nghiệm lần đầu vào ngày 12/10/2014 khẳng định Nina đã nhiễm Ebola. Sau một thời gian dài điều trị cách ly, các bác sĩ khẳng định Nina đã hoàn toàn khỏi bệnh. Trang Huffington Post đã tấm ảnh này của hãng AFP là một trong những khoảnh khắc tiêu biểu của nước Mỹ trong năm 2014.
Tổng thống Barack Obama chào đón nữ y tá làm việc tại bệnh viện ở Dallas, cô Nina Pham, trong phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng ngày 24/10/2014. Y tá gốc Việt Nina Pham bị lây nhiễm virus Ebola trong quá trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Thomas Eric Duncan, người đầu tiên cho kết quả dương tính với virus Ebola trên lãnh thổ Mỹ. Kết quả xét nghiệm lần đầu vào ngày 12/10/2014 khẳng định Nina đã nhiễm Ebola. Sau một thời gian dài điều trị cách ly, các bác sĩ khẳng định Nina đã hoàn toàn khỏi bệnh. Trang Huffington Post đã tấm ảnh này của hãng AFP là một trong những khoảnh khắc tiêu biểu của nước Mỹ trong năm 2014. Ảnh: AFP

​Nữ y tá nhiễm virus Ebola ở Mỹ là người gốc Việt

Người đầu tiên nhiễm virus Ebola tại Mỹ là một nữ y tá 26 tuổi gốc Việt. Cô sống tại thành phố Dallas, bang Texas.

Bà Janet Yellen tuyên thệ nhậm chức chủ tịch Ủy ban Thống đốc của Cục Dự trữ liên bang, Fed, vào ngày 3/2/2014 tại Washington. Bà là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ quan trọng này. Tháng 11/2014, tạp chí Forbes xếp bà đứng thứ 6 trong danh sách 72 người quyền lực nhất hành tinh.
Bà Janet Yellen tuyên thệ nhậm chức chủ tịch Ủy ban Thống đốc của Cục Dự trữ liên bang, Fed, vào ngày 3/2/2014 tại Washington. Bà là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ quan trọng này. Tháng 11/2014, tạp chí Forbes xếp bà đứng thứ 6 trong danh sách 72 người quyền lực nhất hành tinh. Ảnh: AFP
Trung sĩ Bowe Bergdahl trong một chiếc xe của Taliban đậu tại một địa điểm ở đông Afghanistan. Anh đã bị phiến quân bắt làm con tin như một tù binh chiến tranh suốt 5 năm qua. Bergdahl được thả tự do vào cuối tháng 5/2014, sau khi Washington đồng ý chương trình trao đổi tù binh với Taliban. Ảnh: AP
Trung sĩ Bowe Bergdahl trong một chiếc xe của Taliban đậu tại một địa điểm ở đông Afghanistan. Anh đã bị phiến quân bắt làm con tin như một tù binh chiến tranh suốt 5 năm qua. Bergdahl được thả tự do vào cuối tháng 5/2014, sau khi Washington đồng ý chương trình trao đổi tù binh với Taliban. Ảnh: AP
Khủng hoảng nhập cư của Mỹ: Hai cô gái theo dõi một trận đá banh từ một trung tâm tạm trú tại Nogales, bang Arizona. Đây cũng là nơi hàng trăm trẻ em Trung Mỹ đang chờ được Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới làm thủ tục xét duyệt hồ sơ nhập cảnh. Hơn 47.000 trẻ em không đi cùng cha mẹ đã vượt biên trái phép vào Mỹ. Ảnh: AP
Khủng hoảng nhập cư của Mỹ: Hai cô gái theo dõi một trận đá banh từ một trung tâm tạm trú tại Nogales, bang Arizona. Đây cũng là nơi hàng trăm trẻ em Trung Mỹ đang chờ được Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới làm thủ tục xét duyệt hồ sơ nhập cảnh. Hơn 47.000 trẻ em không đi cùng cha mẹ đã vượt biên trái phép vào Mỹ. Ảnh: AP
Lãnh đạo phe đa số ở Hạ viện, ông Eric Cantor (phải), bất ngờ thất bại trong cuộc bỏ đua tái ứng cử làm nghị sĩ đại diện của đảng Cộng hòa ở bang Virginia vào tháng 6/2014. Ông Cantor là nghị sĩ cao cấp thứ hai trong Hạ viện, chỉ sau Chủ tịch Hạ viện John Boehner (trái). Ảnh: AP
Lãnh đạo phe đa số ở Hạ viện, ông Eric Cantor (phải), bất ngờ thất bại trong cuộc bỏ đua tái ứng cử làm nghị sĩ đại diện của đảng Cộng hòa ở bang Virginia vào tháng 6/2014. Ông Cantor là nghị sĩ cao cấp thứ hai trong Hạ viện, chỉ sau Chủ tịch Hạ viện John Boehner (trái). Ảnh: AP
Cảnh sát chống bạo động hướng về phía một người đàn ông tham gia cuộc biểu tình ở Ferguson, Missouri, tháng 8/2014. Những cuộc biểu tình phản đối phán quyết của tòa án vì không khép tội viên cảnh sát bắn chết một thanh niên da màu đã bùng phát thành làn sóng bạo lực nghiêm trọng suốt những tháng qua ở Mỹ. Ảnh: AP
Cảnh sát chống bạo động hướng về phía một người đàn ông tham gia cuộc biểu tình ở Ferguson, Missouri, tháng 8/2014. Những cuộc biểu tình phản đối phán quyết của tòa án vì không khép tội viên cảnh sát bắn chết một thanh niên da màu đã bùng phát thành làn sóng bạo lực nghiêm trọng suốt những tháng qua ở Mỹ. Ảnh: AP
Phó tổng thống Joe Biden và Thượng nghị sĩ Jeff Merkley thưởng thức kem trong một chuyến vận động bầu cử ở Portland, bang Orgeon hồi tháng 10/2014. Ảnh: AP
Phó tổng thống Joe Biden và Thượng nghị sĩ Jeff Merkley vui vẻ ăn kem trong một chuyến vận động bầu cử ở Portland, bang Oregon hồi tháng 10/2014. Ảnh: AP
Một cử tri ra dấu hiệu phản đối Thượng nghị sĩ Mitch McConnell trong lúc vị lãnh đạo phe thiểu số ở Thượng viện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi đầu tháng 11/2014. Ảnh: AFP
Một cử tri ra dấu hiệu phản đối Thượng nghị sĩ Mitch McConnell trong lúc vị lãnh đạo phe thiểu số ở Thượng viện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi đầu tháng 11/2014. Ảnh: AFP
Khán giả dự lễ trao giải âm nhạc Latin Grammy theo dõi Tổng thống Obama phát biểu về những cải cách trong luật nhập cư ngày 20/11. Ảnh: AFP
Khán giả dự lễ trao giải âm nhạc Latin Grammy theo dõi Tổng thống Obama phát biểu về những cải cách trong luật nhập cư ngày 20/11. Ảnh: AFP
Một gia đình ở Washington với người chồng đến từ Honduras, vợ là người Mexico và con gái (áo đỏ) ôm chầm vì hạnh phúc sau khi Tổng thống Obama thông báo cải cách luật nhập cư.
Một gia đình ở Washington với người chồng đến từ Honduras, vợ là người Mexico và con gái (áo đỏ) ôm chầm vì hạnh phúc sau khi Tổng thống Obama thông báo cải cách luật nhập cư. Ảnh: AFP
Đám cưới đồng tính diễn ra trên toàn nước Mỹ: Tòa án Tối cao Mỹ vào ngày 7/10 bác đơn phản đối của 5 bang (Indiana, Utah, Oklahoma, Virginia và Wisconsin). Đến nay 30/50 bang của Mỹ đã công nhận hôn nhân đồng giới. Nhiều cặp đôi đồng tính đã tổ chức đám cưới để hoan nghênh quyết định của tòa án.
Hàng loạt đám cưới đồng tính diễn ra ở nhiều tiểu bang trên toàn nước Mỹ để ăn mừng phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ vào ngày 7/10, khi tòa bác đơn phản đối của 5 bang (Indiana, Utah, Oklahoma, Virginia và Wisconsin). Đến nay, 30/50 bang của Mỹ đã công nhận hôn nhân đồng giới. Ảnh: AFP

Minh Anh

Leave a Reply