Từ 1/1/2019 người dùng mạng xã hội VN cần lưu ý những gì?

Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, trong đó quy định nhiều hành vi liên quan đến người sử dụng mạng xã hội. Vậy phải viết gì, ứng xử ra sao trên MXH để bày tỏ chính kiến của mình mà không vi phạm pháp luật?

Luật An ninh mạng (ANM) được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV có 7 chương, 43 điều, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Theo Thanh Niên, để tránh vi phạm người dân cần lưu ý đến 14 hành vi dễ mắc phải dưới đây.

14 hành vi vi phạm luật An ninh mạng dễ bị mắc phải. (Ảnh: Thanh Niên)

Như báo Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin trước đó, từ tháng 1/2019, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam gồm 3 chương, 7 điều quy định cụ thể 4 việc cần làm và 8 việc không được làm của người làm báo khi tham gia mạng xã hội sẽ có hiệu lực.

Luật không kiểm soát và làm lộ thông tin của công dân

Liên quan đến việc luật ANM có hiệu lực, một trong những vấn đề được người dân quan tâm nhất hiện nay là luật có kiểm soát, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng và có cấm người sử dụng Internet truy cập các trang MXH như Facebook, Google, YouTube… không?

Về vấn đề này, Bộ Công an khẳng định luật không kiểm soát và làm lộ thông tin của công dân. Chỉ khi phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ANM, luật mới yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cá nhân có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật đó. Lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng có hoạt động vi phạm pháp luật, với trình tự, thủ tục nghiêm ngặt (bằng văn bản), được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các quy định trong bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản có liên quan đã quy định rõ về việc quản lý, sử dụng thông tin được cung cấp để phục vụ điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Các hành vi như chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ, xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi, đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của người khác mà chưa được phép của người sử dụng hoặc trái quy định của pháp luật sẽ bị xử lý. Lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM nếu lạm dụng, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ Công an cũng khẳng định luật ANM không cấm người dân truy cập Facebook, Google, YouTube. Người dân VN vẫn được tự do truy cập vào các trang mạng này hay bất kỳ trang MXH nào khác ở trong và ngoài nước. Ngược lại, luật ANM quy định các biện pháp bảo vệ về ANM cho người dân khi tham gia hoạt động trên các trang MXH như Facebook, Google… Tuy nhiên, người nào sử dụng những MXH trên hoặc bất kỳ MXH nào khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Hồng Hoa (tổng hợp)

Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam có hiệu lực từ 1/1/2019

Từ tháng 1/2019, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam gồm 3 chương, 7 điều quy định cụ thể 4 việc cần làm và 8 việc không được làm của người làm báo khi tham gia mạng xã hội sẽ có hiệu lực.

Báo Lao Động thông tin, chiều 25/12, Hội Nhà báo Việt Nam họp báo công bố Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam gồm 3 chương, 7 điều quy định cụ thể 4 việc cần làm và 8 việc không được làm của người làm báo khi tham gia mạng xã hội.

Ông Hồ Quang Lợi – Phó chủ tịch thường trực Hội nhà báo VN. (Ảnh: HNB)

Về lý do ban hành bộ quy tắc trên, ông Hồ Quang Lợi – Phó chủ tịch thường trực Hội nhà báo cho biết, vào cuối năm 2016, Hội đã ban hành 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo, trong đó điều 5 yêu cầu sự “chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội cũng như các phương tiện truyền thông khác”.

Cũng theo ông Lợi, sau một năm thực hiện Luật Báo chí 2016 và 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp nêu trên, bên cạnh những kết quả tích cực cũng còn nhiều hạn chế, có những vấn đề mới phát sinh cần phải bổ sung để giúp cho người làm báo Việt Nam xác định rõ hơn trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ của mình khi tham gia mạng xã hội.

“Các cấp hội sẽ theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy tắc này, những ai có dấu hiệu làm không tốt thì nhắc nhở, phê bình thậm chí xử lý nghiêm”, ông nói trên VnExpress.

Ông Hồ Quang Lợi (trái), Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, phát biểu tại họp báo. (Ảnh: Thanh Niên)

Bộ quy tắc có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019.

QUY TẮC

SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1131 /QĐ-HNBVN ngày 24.12.2018 của Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam)

Điều 8 Luật Báo chí năm 2016 quy định: Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp của những người làm báo, hoạt động theo các quy định pháp luật. Hội Nhà báo Việt Nam có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.

Người làm báo Việt Nam hành nghề khách quan, trung thực, công tâm vì lợi ích của cộng đồng, đất nước và nhân dân.

Trên cơ sở các quy định của Luật Báo chí năm 2016 và 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, sau khi lấy ý kiến rộng rãi các cấp hội, các cơ quan báo chí, các chuyên gia và các nhà quản lý báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Quy tắc”).

CHƯƠNG I . MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

Điều 1. Mục đích

1. Quy định một số nguyên tắc, chuẩn mực trong việc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp người làm báo.

2. Quy tắc quy định những việc/điều cần làm và những việc/điều không được làm khi sử dụng mạng xã hội.

Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi: Các cấp Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan báo chí và quản lý báo chí.

2. Đối tượng: Người làm báo Việt Nam (bao gồm: Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, người đã được cấp Thẻ Nhà báo; người chưa được cấp Thẻ Nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí; người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói chung).

CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Những việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội

1. Sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước.

2. Đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.

3. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật bị phát tán trên mạng xã hội có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, đất nước, uy tín của tổ chức, cá nhân.

4. Phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về những vấn đề mới của xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí.

Điều 4. Những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội

1. Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật.

2. Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác.

3. Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác.

4. Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận xã hội.

5. Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có được bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.

6. Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc.

7. Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và đạo đức xã hội.

8. Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam; sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn đàn, trang mạng xã hội khi chưa được phép.

CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

1. Các cấp Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan báo chí trong cả nước triển khai, tổ chức thực hiện Quy tắc.

2. Người đứng đầu các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí có trách nhiệm tổ chức quán triệt và thực hiện Quy tắc; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và kiểm điểm việc thực hiện; đưa vào tiêu chí để xếp loại thi đua hàng năm.

Trên cơ sở Quy tắc, căn cứ đặc thù, các cơ quan báo chí xây dựng quy tắc riêng để điều chỉnh hành vi người làm báo thuộc cơ quan mình khi sử dụng mạng xã hội (bao gồm cả những người chưa được cấp Thẻ nhà báo; chưa phải là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam).

3. Các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy tắc tới cán bộ, nhân dân để cùng giám sát việc thực hiện ở các cấp; phát hiện, cổ vũ, động viên những tập thể và cá nhân thực hiện tốt; phê phán các tập thể, cá nhân vi phạm.

4. Người làm báo Việt Nam ngoài việc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, quy định đạo đức nghề nghiệp cần nắm vững, thực hiện đúng, đầy đủ và vận động, giám sát, nhắc nhở đồng nghiệp cùng thực hiện các quy định của Quy tắc.

Điều 6. Khen thưởng, kỷ luật

1. Người làm báo Việt Nam thực hiện tốt Quy tắc sẽ được xem xét biểu dương, khen thưởng theo quy định.

2. Người làm báo Việt Nam vi phạm Quy tắc, tùy mức độ sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trong các cơ quan, đơn vị. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xem xét, xử lý theo Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam và quy định của pháp luật.

3. Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp các cấp của Hội Nhà báo Việt Nam căn cứ vào các quy định của Quy tắc để thực hiện đúng chức trách của mình khi xem xét việc khen thưởng và kỷ luật hội viên, người làm báo.

Điều 7. Điều khoản thi hành

Quy tắc được phổ biến đến các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí, cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, người làm báo Việt Nam.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.

Khôi Minh (tổng hợp)




Rộ tin đồn bà tỷ phú địa ốc Trương Mỹ Lan giấu gần 7 ngàn tỷ đồng dưới lòng đại dương

16/04/2024

Ông Tim Cook, CEO Apple bất ngờ có mặt tại Việt Nam từ 15-16 tháng 4, 2024

16/04/2024

3 chiếc máy bay chở hàng khổng lồ của Nam Hàn liên tiếp hạ cánh xuống sân bay Hà Nội ngày 12/4/2024

12/04/2024

Anh thợ hồ trẻ tuổi ở VN khoe căn biệt thự do 1 mình tự tay thiết kế & xây xong sau 4 năm cho vợ con

11/04/2024

Gặp người Mẹ ở Cần Thơ 4/2024 từ năm 1983 làm thuê để nuôi 30 ngàn con cò trắng cùng 9 người con

11/04/2024

Cận cảnh 3 chiếc máy bay cuả tỉ phú từ Do Thái đến Hà Nội trong cùng 1 ngày 11/4/2024

11/04/2024

Phái đoàn Bộ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh Vatican, Italy tại sân bay Phú Bài, Huế 11/4/2024

11/04/2024

Ngày 4/11/2024, truyền thông Mỹ, Âu, Á, Phi Châu, Trung Đông đồng loạt đưa tin tỷ phú địa ốc VN Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình, lừa đảo 44 tỉ USD

11/04/2024

Toàn cảnh ngày 10/4/2024 của Ngoại Trưởng Tòa thánh Vatican tại Nhà thờ Chánh Tòa Hà Nội trước khi đến Huế & Sài Gòn

10/04/2024

Thử ăn 1 bánh xèo khổng lồ giá gân $50 USD ở Tây Ninh 4/2024

10/04/2024

Dân mạng Trung Quốc 2024 nói gì khi xem video Youtuber gốc Hoa quay giới trẻ TPHCM ăn chơi mỗi đêm

10/04/2024

Bộ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh Vatican, Italy tại sân bay Nội Bài, Hà Nội 9/4/2024

10/04/2024

Lí do 1 Youtuber gốc Việt & vợ sinh năm 1977 “về hưu” 2023 có tiền mua vé máy bay du lịch Việt Nam – Mỹ và trở về như đi chợ

09/04/2024

1 Youtuber chuyên Võ Thuật ở Việt Nam 4/2024 khoe là người đầu tiên có 20 triệu người Subscribers và được nút kim cương

09/04/2024

Gặp cô gái độc thân ở Trà Vinh sinh 1996, cao 1.85 mét (6 feet), cận thị 9 độ tiết lộ lí do không hẹn hò với mấy ông U50

08/04/2024

Bà Nhật Bản 65 tuổi lần đầu du lịch Việt Nam 4/2024 chia sẻ những chuyện lạ thấy ở miền Bắc, Trung & Nam

08/04/2024

Theo chân Youtuber từ Hà Nội tham quan hội chợ triểm lãm đồ trang trí nội thất ở Trung Quốc 4/2024 có gì mới lạ

08/04/2024

Anh chủ vườn trái cây độc lạ ở Đồng Tháp 4/2024 mời Youtuber TPHCM thử ăn dưà luôn vỏ, vú sửa ăn luôn vỏ

08/04/2024

Phỏng vấn đầu bếp Mỹ gôc Việt sinh 1977 lớn lên ở Nam Cali chủ nhà hàng tại TPHCM hơn 10 năm

08/04/2024

Việt Nam 2024 đang xây công viên giải trí khổng lồ ở Đà Lạt ?

07/04/2024

Leave a Reply