🎬 Điều gì khiến ông Dương trở về Việt Nam nhưng đổi ý quay lại sinh sống ở 🇸🇳 Phi Châu ?


YourChannel: Wrong Shortcode


[ws_table id=”131″]

Anh Kyle Lê là một ký giả trẻ, ao ước được đi khắp chân trời bốn bể để tìm những nơi có người Việt Nam sinh sống, và kể lại câu chuyện của người đồng hương từ nơi xa lạ. Qua một phim tài liệu ngắn mang tựa đề “What’s Life Like in Africa? Vietnamese Man in Africa – Viet Kieu Chau Phi,” Kyle kể lại câu chuyện cảm động về ông Dương Nem, một người từ miền Nam Việt Nam với giọng nói chất phác đáng mến của dân quê nói “rồi” thành “gồi,” “rõ” thành “gõ.” Ông Dương đã bị gạt đến miền Tây Phi Châu, rồi lưu lạc đến tận Senegal, sống hòa lẫn với người da đen, kiếm sống bằng bán món chả giò cho họ ăn. “Tôi tên là Dương, bán nem, hay chả giò, nên họ gọi tôi là Dương Nem, hay Dương Chả Giò cũng vậy,” ông kể trong video do Kyle Lê thực hiện. Bài viết tiếng Anh của Kyle được chuyển ngữ như sau.

Thêm một đêm, thêm một lần nằm trên một chiếc giường mới khác. Tôi nằm trên một tấm nệm mòn, đăm đăm nhìn lên trần nhà. Đêm đó cũng giống như bất kỳ một đêm nào khác mà giấc ngủ chẳng yên, trong lối sống đu quay di động mà tôi đang sống. Một chỗ ngủ mới khác nữa trong chuyến tôi đi gặp gỡ những người Việt Nam sinh sống trên khắp thế giới.

Tôi có mặt ở Phi Châu lần đầu tiên tính từ trước đến nay. Tôi tìm thấy một ông người Việt Nam sống ở đó đã nhiều năm rồi. Ông cũng mở mắt thao láo, cứ thức nằm trên giường bên cạnh tôi.

Gần một năm rưỡi trước đó, đạo diễn của tập phim “Bizarre Foods” (Những Món Ăn Kỳ Quái) của đài truyền hình Travel Channel, từng có tôi xuất hiện trong đó, đã chụp ảnh với một ông người Việt Nam. Tiết mục ấy được quay ở Senegal. Tôi bị thu hút và lập tức liên lạc với ông ấy. Gần một năm sau đó, phim được phát sóng, nhưng người đàn ông trong bức ảnh không được thấy ở đâu cả. Tôi hoàn toàn quên bẵng người đàn ông Việt Nam này sống ở Senegal, theo thời gian và cuộc đời tôi trôi qua. Nhưng niềm ước mơ đi thăm Phi Châu không bao giờ rời khỏi tâm trí tôi.

Tôi nhớ rất rõ ràng tôi đã lưỡng lự một chút, sau khi tới nhận lại hành lý ở phi trường, và nhìn những cửa đi ra ngoài. Tôi tự lo liệu đi một mình. Nhưng đây là một mức độ khác mà tôi không có thời gian thích hợp để chuẩn bị tinh thần cho nó. Những niềm mơ ước của tôi nằm ngay bên ngoài những cánh cửa lối đi ra. Tôi lo lắng nhiều hơn là sợ hãi. Những gì bên ngoài là đều hoàn toàn chưa biết.

Chuyến đi bộ ra khỏi phi trường tiến về phía khu vực xe taxi có lẽ đã là cuộc bách bộ dài nhất trong đời tôi tính cho đến nay. Tôi rất vui khi nhìn thấy trong cuộc sống thực của người đàn ông trong bức ảnh. Tôi bắt tay ông và tự giới thiệu. Ông cũng tự giới thiệu ông tên là Dương, và người ở đây thường gọi ông là Dương Nem.

Gần 6 giờ sáng, và tôi vẫn không ngủ được cho dù chỉ mấy phút. Mùi nồng nặc của dầu ăn tỏa đầy trong không khí, và làm cho tôi hơi khó thở một chút. Tâm trí tôi chạy đua một triệu dặm một phút. Cách hai mươi bốn tiếng đồng hồ trước đó, tôi tỉnh dậy trong một vùng ngoại ô ở bên ngoài Amsterdam (Hòa Lan), cảm thấy tươi tỉnh lại cho những ngày du hành nặng nề sắp tới. Và lúc này tôi ở trong một lục địa hoàn toàn mới mẻ, với người đàn ông trong tấm ảnh. Tôi không biết gì về ông cả, và ông biết rất ít về tôi.

Sau khi tự chụp hình thật nhanh, chúng tôi tìm xe taxi. Cách hai phút sau đó, ông Dương bắt đầu la to lên bằng ngôn ngữ địa phương, và tôi bắt đầu bấm máy quay phim. Tài xế taxi đòi một khoản phụ phí không công bằng, và ông Dương khá bực tức về điều đó. Khi bước đi, ông giải thích cho tôi rằng ông cần phải ăn nói hung hăng khi sống ở đó, chứ không thì người ta sẽ lợi dụng hoặc chà đạp lên ông. Chúng tôi tìm được một mức giá phải chăng với một chiếc taxi, và chen vào ngồi trong xe. Tôi vẫn nhớ rằng tôi thầm vui nhìn chăm chú vào những con đường ở Senegal ngay bên ngoài cửa sổ.

Mười-bốn năm trước khi gặp tôi, ông Dương đã gặp một người ở Sài Gòn, và người này đề nghị cho ông một công việc ở một nhà hàng Pháp. Ông Dương cảm thấy hào hứng với ý nghĩ sang sống bên Pháp. Rủi thay, công việc này là ở một quán ăn nhỏ trong vùng Bờ Biển Ngà (Ivory Coast), nơi người ta cũng nói tiếng Pháp. Ông làm việc ở đó được gần một năm, cho đến khi cuộc nội chiến buộc ông phải tìm đường khỏi cảnh hỗn loạn. Thay vì trở về Việt Nam, ông tới Dakar, thủ đô của Senegal. Ông không cố ý đến đó. Ông không biết Senegal ra sao. Giống như phần lớn cuộc sống của ông, ông Dương cứ trôi theo dòng đời.

Ông học ngôn ngữ địa phương bằng cách cứ việc nói đại. May thay, ông kiếm được một công việc rửa chén dĩa, tại một nhà hàng mà chủ nhân là một phụ nữ người Pháp gốc Việt. Bà vui vẻ nhận ông vào làm, vì thậm chí ông không thảo luận về mức lương. Ông chỉ cần có một chỗ để ngủ và một nơi nương náu. Ngay sau đó, bà chủ lớn tuổi ấy đóng cửa tiệm ăn và trở về Pháp. Nhưng bà hứa với ông Dương rằng bà sẽ tặng ông một cái tủ lạnh. Điều đó sẽ cho phép ông lập một cơ sở kinh doanh nho nhỏ. Bà không bao giờ thực hiện lời hứa đó. Tuy vậy bà đã cho ông một thứ quý giá hơn nhiều: công thức chiên chả giò nổi tiếng của bà.

Khi đã đến lúc thức dậy vào sáng hôm ấy, tôi nhìn nhận rằng tôi phải vật lộn với tình trạng phòng tắm. Tôi không muốn đi vào chi tiết quá nhiều, nhưng điều đó rất khác với việc thức dậy ở vùng ngoại ô Amsterdam. Mặc dù đó có vẻ là một vấn đề vô hại, nhưng chuyện không có nước nóng và một cái bồn thích hợp đã làm cho tôi hiểu được rằng trong chúng ta nhiều người xem những điều điều đơn giản là chuyện đương nhiên. Khi mùi trứng ông Dương nấu phả ra khắp chỗ đó, người hàng xóm của ông xuất hiện, xin một chút gia vị nấu ăn. Ông Dương giải thích cho tôi rằng ông không thể sống nổi ở nơi đây, nếu không nhờ lòng rộng lượng của những người xung quanh, và ông không ngần ngại chia sẻ những gì ông có với họ.

Tôi cố gắng hết sức để sống càng gần với lối sống của ông Dương càng tốt. Tôi thức dậy khi ông thức dậy, ăn khi ông ăn, và ngủ khi ông ngủ. Hai ngày đầu tiên là thời gian chuẩn bị sẵn sàng đối với ông Dương. Tôi tập trung vào việc nắm bắt công việc chuẩn bị và tiến trình nấu ăn, mà không tiết lộ quá nhiều công thức bí mật của ông. Tôi giúp ông đưa ra một số ý tưởng về cách thức làm cho công việc kinh doanh của ông đem lại mình hiệu quả nhiều hơn. Đây là trọng tâm của phim tài liệu mà tôi từng có ý định muốn thực hiện với ông, nhưng cuối cùng nó lại trở nên khác hẳn.

Đến cuối ngày thứ ba, ông Dương khá thành thật với tôi và bày tỏ sự không vui về tình hình sinh sống ở Phi Châu. Chúng tôi bỏ thời giờ ra thảo luận về những những ưu điểm và nhược điểm, và xem xét hàng ngàn tình huống khác nhau và những cách lựa chọn khác. Tôi hiểu những điều ông Dương đã trải qua. Ông xây dựng một cơ sở kinh doanh đàng hoàng cho bản thân. Ông bắt đầu hoàn toàn với hai bàn tay trắng. Theo ông nói, ông “từ từ bò” ra tới những con đường chính để bán chả giò càng nhiều càng tốt. Ông đã xây dựng cuộc sống qua nhiều năm, và điều đó không đơn giản như là thu xếp hành trang và trở về lại Việt Nam.

Trước đó ông Dương có về thăm Việt Nam mấy lần. Ông đã lấy vợ ở quê hương và họ có với nhau một đứa con gái. Nhìn bề ngoài, người ta nghĩ ông có thể quyết định một cách hợp lý: trở về ở Việt Nam và sống với gia đình. Nhưng chuyện đó không đơn giản như vậy.

Tôi biết chính xác những điều ông Dương đã trải qua, vì tôi đã phải trải qua những quyết định tương tự. Tôi đã tạo dựng một cuộc sống rất đàng hoàng cho bản thân tại Việt Nam. Để lại mọi thứ phía sau là việc rất khó khăn. Đó không phải là một quyết định tôi coi nhẹ. Tôi rời Việt Nam để theo đuổi một điều không được biết rõ, mà không có một công việc hoặc sự nghiệp ổn định. Nhưng tôi ra đi là điều dễ dàng hơn, vì rõ ràng tôi phát xuất từ một vị trí được ưu đãi hơn so với ông Dương. Vấn đề là, ông đã tạo lập một cuộc sống ở Phi Câu. Ông có một chỗ đứng ở nơi đây, và Việt Nam, dù là một phần quá khứ của ông, nay trở thành xa lạ đối với ông.

Tôi đã tận mắt chứng kiến nỗi cô đơn trong cuộc sống của ông. Mặc dù có bạn bè và hàng xóm vây quanh, ông Dương vẫn cảm thấy sự cô quạnh đi kèm với việc sống trong một không gian ở khoảng giữa. Tôi là người Việt Nam đầu tiên đến thăm ông. Bạn bè và gia đình ông ở quê nhà không thể thấu hiểu tình cảnh và môi trường ông sống. Họ chỉ hiểu rằng ông làm việc ở ngoại quốc, và ông gửi nhiều tiền về nhà, đủ tiền để xây một ngôi nhà và mua một chiếc xe gắn máy. Vì vậy, tất nhiên, họ khuyên ông cứ ở lại, vì mặc dù ông vắng mặt, ông vẫn chu cấp cho gia đình. Như tôi đã nói, điều đó không bao giờ dễ dàng như trông vẻ bề ngoài. Thế nhưng đối với tôi, điều hết sức rõ ràng là trong thâm tâm, ông Dương không muốn ở lại.

Tôi ước ao điều đó đơn giản như đen và trắng. Tôi muốn ông sống hạnh phúc với gia đình. Tôi nghĩ rằng ông có thể tìm được việc làm ở Việt Nam, và mặc dù ông có thể kiếm được ít tiền hơn, ông sẽ thân thiết hơn với gia đình. Tôi muốn nghĩ rằng đó là một sự lựa chọn rõ ràng. Nhưng rủi thay, cuộc sống không thể bị chia nhỏ thành các con số. Có đủ thứ sắc thái màu xám ở giữa hai bên. Dù tôi rất muốn giúp ông, chúng tôi đi tới đi lui trong nhiều ngày, cân nhắc những ưu điểm và khuyết điểm. Chúng tôi lặp lại những cuộc trò chuyện về hạnh phúc chân thật, giá trị của tiền bạc, và chuyện sống xa gia đình. Tôi đã đầu tư nhiều hơn về mặt cảm xúc vào cuộc sống của ông Dương, và cảm thấy chán ngán vì sự phức tạp ẩn náu trong sự đơn giản.

Khi rốt cuộc tôi biên tập lại xong video cách mấy tháng sau khi tôi rời khỏi đó, ông Dương xem phim ấy và đâm ra xúc động. Ông trân trọng việc ông đã có thể tâm sự chuyện riêng, và ông rất thích video ấy. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và hãnh diện về sự kiện tôi có thể giúp ông giữ lại một phần cuộc đời ông để có một kỷ niệm, nhưng đồng thời để người ta trên thế giới hiểu rõ hơn một chút về cuộc sống của một người. Tôi nghĩ rằng vào cuối đời, ông sẽ vui khi có một người nào đó đủ quan tâm để tới thăm ông, và dành thời gian để nghe ông tâm sự. Tôi biết chính xác cảm giác khi người ta ở một mình và sống xa nhà. Nhiều người đã giúp tôi vượt qua những cơn gian nan, và tôi là người tin vào châm ngôn xưa, “Mọi sự xảy ra là vì một lý do.”

Việc gặp ông Dương ở nơi rất xa Việt Nam là gần như không thể tưởng tượng được vào một thời điểm trong đời tôi. Nhưng cuộc gặp gỡ ấy đã xảy ra nhờ một loạt biến cố do cơ duyên, hoặc vì thế nào cũng có cuộc hội ngộ ấy.

Trước khi đăng tải video này, có lẽ là do số phận hay định mệnh, thời biểu làm việc của tôi lại trùng hợp với chuyến về thăm Việt Nam của ông Dương, và tôi chỉ có thể gặp ông trong mấy giờ đồng hồ. Tôi đã lấy tài liệu đó để làm một video nối tiếp, mà sắp tới đây bạn sẽ xem. Khi rời Phi Châu, tôi không nghĩ trong một triệu năm tôi có thể gặp lại ông ở Việt Nam, vì chính tôi không nghĩ rằng tôi sẽ trở lại Việt Nam trong một thời gian dài. Nhưng cơ hội đã đến, và cơ hội để nhìn thấy ông Dương được vui với người thân ở quê nhà.

Tôi mừng mình đã có dịp gặp ông Dương. Ông là một ví dụ điển hình về sự linh động uyển chuyển tuyệt vời của người Việt Nam.

Xin đặc biệt cảm ơn ông Dương Nem, vì đã chia sẻ câu chuyện và cuộc sống của ông. Cũng xin chân thành cảm ơn các nhà sản xuất và đạo diễn của tập phim “Bizarre Foods” đã tìm ra chúng tôi.

Leave a Reply