Cách đây vài năm, khi Keagnam Hanoi Landmark được cấp giấy phép xây dựng và được dự đoán sẽ trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam.
Không hẹn mà gặp, nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam cũng đưa ra những dự án nhà cao tầng cực kỳ ấn tượng. Thậm chí, còn hoành tráng hơn Keagnam nhưng với nhiều lý do khác nhau, tất cả đều chưa hoàn thành hoặc hoàn thành không như kế hoạch ban đầu. Với những gì đang diễn ra trên thị trường bất động sản, Keagnam và 9 vị trí trong top 10 sẽ khó mà bị soán ngôi trong thời gian ngắn sắp tới.
#1. Keangnam Hanoi Landmark
Chiều cao: 336m.
Số tầng: 71
Tòa nhà cao nhất Việt Nam này tọa lạc ở đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Theo tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc, chủ sở hữu tòa tháp cao nhất Đông Dương này, thì họ đã bỏ ra tới 1,05 tỉ USD để xây dựng nó. Ngoài ra, thời gian thi công mất 50 tháng, sử dụng với 3500 lao động và 100 nhà thầu, để kịp hoàn thành vào năm 2011. Hiện tại, Keangnam Hanoi Landmark là một khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại, đồng thời là một trong những biểu tượng của Hà Nội.
#2. Bitexco Financial
Chiều cao: 269m
Số tầng: 68
Tháp tài chính Bitexco từng là tòa nhà cao nhất Việt Nam cho đến khi Keangnam Hanoi Landmark xuất hiện, bây giờ nó chỉ là tòa nhà cao nhất miền Nam. Bitexco được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ Carlos Zapata, ý tưởng hình dáng tòa tháp dựa trên hình tượng hoa sen, biểu tượng của Việt Nam. Tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 300 triệu USD. Được hoàn thành vào tháng 10/2010. Tòa nhà có một sân bay mini phía trên không để trực thăng có thể đậu. Như Keangnam Hanoi Lanmark, Bitexco Financial chính là biểu tượng của Sài Gòn.
#3. Saigon Times Square
Chiều cao: 165m
Số tầng: 39
Khởi công năm 2008, hoàn thành năm 2013. Chủ đầu tư là Times Square Việt Nam. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Chan Soo Khan, người Singapore của tập đoàn Arup. Ngoài ra, họ còn thuê nhà thầu Kumho để phụ trách việc xây dựng. Tòa nhà Saigon Times Square có hình chữ L, Tháp mặt đường Nguyễn Huệ là khách sạn 5 sao, còn tháp mặt đường Đồng Khởi là khu căn hộ cao cấp, văn phòng, phức hợp mua sắm,… Đây là toàn nhà tương đối thân thiện với môi trường, khi có sử dụng pin năng lượng mặt trời. Cũng như Bitexco Financial, nó có một sân bay cho trực thăng trên sân thượng.
#4. Novotel Sông Hàn
Chiều cao: 155,4m
Số tầng: 35
Có tên đầy đủ là Novotel Da Nang Premier Han River, tòa nhà cao nhất miền trung này có chủ đầu tư là công ty TNHH Mặt Trời Sông Hàn, thuộc Sun Group. Được khởi công trong năm 2011, hoàn thành vào 4/2013. Novotel nằm trên một vị thế cực đẹp của thành phố Đà Nẵng, sát với UBND thành phố, gần song, gần biển. Novotel là tòa nhà thế hệ mới, với nhiều nhà hàng, quầy bar đẳng cấp cũng như khách sạn (4 sao) và căn hộ sang trọng, đẳng cấp quốc tế. Tòa nhà là biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng.
#5. EVN 1
Chiều cao: 153,3m
Số tầng: 33
Tòa nhà được khởi công năm 2007 và phải đến 2011 mới hoàn thành. EVN 1 gồm hai tòa tháp đôi, tòa một có 33 tầng, tòa hai có 29 tầng. Chủ đầu tư là công ty Điện lực Việt Nam EVN. EVN đã thuê nhà thầu Hàn Quốc Heerim Architects & Planners phụ trách việc xây dựng. Trong quá trình xây dựng EVN 1 cũng xảy ra rất nhiều vấn đề, như bị cháy rồi tập đoàn Hàn Quốc bị phát hiện hoạt động chui. Cũng như nhiều tòa nhà chọc trời khác, EVN vừa có căn hộ, vừa có văn phòng cho thuê cũng như nhà hàng, quán bar, khu mua sắm,…
Linh Đan (Theo Báo Đất Việt)