Ai đã sát hại 5 nhà báo gốc Việt một cách bí ẩn ở Hoa Kỳ ?

WESTMINSTER, California (NV) – “Cha tôi làm việc cho CIA.”

Đó là tiết lộ mới nhất của ông Nguyễn Thanh Tú, con trai cố nhà báo Đạm Phong, từng bị sát hại trước cửa nhà ở Houston, Texas, năm 1982, cho biết trong cuộc họp báo do Diễn Đàn Nhịp Cầu Dân Chủ tổ chức tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu, Westminster, sáng Thứ Sáu, 17 Tháng Ba.

  • Videos
  • Playlists
  • Search
  • Latest
  • Liked
  • Title
  • Views

          Ông kể tiếp: “Tôi nhớ, lần đầu tiên khi nhà báo AC Thompson, người làm cuốn phim ‘Terror in Little Saigon’ hỏi có biết cha tôi là CIA không, tôi không trả lời. Cho tới khi Thompson nói Bộ Quốc Phòng biết việc này, lúc đó tôi mới thừa nhận. Đây là lần đầu tiên tôi xác nhận cha tôi làm việc cho CIA.”

          “Trong nhà tôi, có lẽ chỉ có người anh cả và tôi biết chuyện này. Tôi nhớ cha tôi kể, có lần ông nói với cựu Đại Tá Phạm Văn Liễu là đừng nói lý lịch của cha tôi cho ai biết. Sau này, tôi có liên lạc với CIA, họ xác nhận, và chia buồn cùng gia đình tôi,” ông Tú kể tiếp.

          Hồi thập niên 1980 và thập niên 1990, có ít nhất năm nhà báo gốc Việt bị sát hại một cách bí ẩn ở Hoa Kỳ. Đó là Dương Trọng Lâm (báo Cái Đình Làng, San Francisco), Đạm Phong (sáng lập báo Tự Do, Houston), Đỗ Trọng Nhân (nhân viên báo Văn Nghệ Tiền Phong, Virginia), Lê Triết (bỉnh bút báo Văn Nghệ Tiền Phong), và Phạm Văn Tập, tức Hoài Điệp Tử (chủ biên tạp chí Mai, Orange County).

          Mặc dù FBI đã điều tra, nhưng cho tới nay, họ không tìm được manh mối về thủ phạm, và hồ sơ đã đóng.

          Về việc này, ông Tú giải thích: “CIA cho tôi biết, họ biết người giết cha tôi đến lúc nào, đi xe màu gì… và chuyển hồ sơ qua cho FBI điều tra, nhưng FBI không làm tới. Ngoài ra, FBI lúc đó không có người biết tiếng Việt, và có lẽ họ chưa hiểu cộng đồng Việt Nam, nên họ không điều tra tiếp.”

          “Sau này, FBI có yêu cầu tôi ký hồ sơ để họ mới có quyền lật lại sự việc trong hồ sơ lưu trữ của Bộ Tư Pháp, nhưng tôi không chịu vì tôi không còn tin họ nữa. Và từ khi phim ‘Terror in Little Saigon’ được chiếu, tôi tự đi tìm công lý cho cha tôi. Bây giờ, tôi đã có nhiều bằng chứng rồi, nên hôm nay tôi mới họp báo để cho cộng đồng biết,” ông Tú nói tiếp.

          Ông Tú cũng cho biết, hiện ông đang làm việc với Bộ Tư Pháp, cơ quan chống tội phạm của Sở Thuế IRS, và một số cơ quan khác để tiếp tục truy tìm thủ phạm.

          Ông cũng nhờ ba thượng nghị sĩ và hai dân biểu ở Quốc Hội giúp đỡ.

          Có mặt tại buổi họp báo, cựu Thiếu Tá Đặng Văn Âu cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc làm của Nguyễn Thanh Tú, phải nói là một người con có hiếu.”

          “Chúng ta đang sống trong đất nước tự do, không nên im lặng. Tại sao người Việt Nam chống cộng lại có thể im lặng trước cái chết của nhà báo Đạm Phong. Im lặng là đồng lõa!”

          Tại buổi họp báo, ông Tú cũng đề cập tới một số cá nhân, tổ chức, và cơ quan truyền thông, mà ông cho rằng, đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho kẻ giết người, mà nạn nhân chính là cha ông, và trả lời một số câu hỏi của giới truyền thông có mặt tại chỗ.

          Ông khẳng định: “Tôi đã bắt đầu thấy ánh mặt trời, và tôi họp báo hôm nay là vì có nhiều thắc mắc trong cộng đồng. Ngoài ra, khi sự việc xảy ra, nhiều cơ quan truyền thông Việt Ngữ không làm tin và phóng sự điều tra đầy đủ về cái chết của cha tôi. Tôi nghĩ, chuyện tìm ra thủ phạm sắp sửa kết thúc.”

          Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com

          Leave a Reply