Có nhiều giả thuyết về lý do tại sao ông Donald Trump có cảm tình với nước Nga của Vladimir Putin, từ những vụ giao thương mờ ám với ông Putin hoặc những nhóm thân Putin, cho tới việc hỗ trợ vật chất của Nga trong việc ủng hộ ông Trump ra ứng cử tổng thống, cũng như cảm tình cá nhân giữa hai người khao khát được công nhận là những nhân vật lịch sử thế giới.
Một câu hỏi có liên hệ là tại sao rất nhiều đảng viên Cộng Hòa lại chấp nhận thái độ thân Nga của ông Trump. Cách đây bốn năm chính họ từng hoan nghênh những lời tiên tri của ông Mitt Romney về một cuộc chiến mới tranh giành với Nga theo kiểu Chiến Tranh Lạnh. Nhưng nay họ lại thay đổi.
Thế nhưng có một nhóm theo chủ nghĩa bảo thủ ở Mỹ lại rất mến chuộng nước Nga thời kỳ hậu cộng sản, và nhà lãnh đạo nước này, và không phải là không có lý do.
Nhóm bảo thủ tự do mình là văn minh, như mục sư Jerry Falwell và chính trị gia Pat Buchanan, xem chiến tranh lạnh là một cuộc tranh đấu giữa hai nước được xác định trước hết quan niệm của họ về Thiên Chúa: Hoa Kỳ theo Do Thái-Thiên Chúa Giáo đối đầu với Nga Sô vô thần. Ngược lại, những người bảo thủ ý thức hệ, như Paul Wolfowitz và Elliot Abrams, xem chiến tranh lạnh là một cuộc xung đột giữa hai nước được xác định trước hết bởi quan niệm của họ về chính quyền: Hoa Kỳ yêu tự do ngược với Nga Sô độc tài toàn trị.
Trong thập niên 1990, sau khi Nga Sô sụp đổ, phe bảo thủ ý thức hệ và phe bảo thủ về văn minh chia tay nhau. Ví dụ rõ nhất là Nam Tư cũ. Trong thập niên 1990, người Serbia tấn công ác liệt vào nước cộng hòa ly khai Bosnia, mà dân chúng phần lớn là người Hồi Giáo. Những người bảo thủ ý thức hệ, như Robert Kagan, kêu gọi khối NATO can thiệp nhân danh nhân quyền. Những người bảo thủ “văn minh” như Buchanan lại hỏi tại sao Hoa Kỳ tham chiến để bảo vệ những người Hồi Giáo chống lại những người Thiên Chúa Giáo.
Donald Trump và những người hâm mộ ông thuộc nhóm cực hữu hầu như không phải là những người Mỹ duy nhất ngưỡng mộ Vladimir Putin một cách sâu sắc: Ông có nhiều người ủng hộ ông trong thành phần Thiên Chúa Giáo bảo thủ đang hoạt động chính trị rất năng nổ.
Trong số đó có một số tên tuổi khá lớn, chẳng hạn như lãnh đạo Tin Lành bảo thủ Franklin Graham, Brian Brown người lãnh đạo Tổ Chức Quốc Gia Về Hôn Nhân, phát ngôn viên Bryan Fischer của Hiệp Hội Gia Đình Hoa Kỳ.
Trong hầu hết các trường hợp, chính việc ông Putin kết hợp khuynh hướng ghét người đồng tính và ghét Hồi Giáo đã làm cho ông Putin trở thành một nhân vật quốc tế được cánh hữu Thiên Chúa Giáo yêu thích nhất. Việc những người bảo thủ văn hóa mến chuộng những người Slav độc tài theo Thiên Chúa Giáo chống lại những người Hồi Giáo, lan rộng từ những người Serbia ra tới những người bảo trợ truyền thống của họ ở Moscow, và đặc biệt nhất lan tới ông Putin, một cựu sĩ quan mật vụ KGB. Ông làm sống lại truyền thống Thiên Chúa Giáo chiến đấu của Nga trước thời cộng sản.
Những vụ ông Putin đả kích “việc tuyên truyền của giới đồng tính” gây cảm tình đặc biệt cho những người Thiên Chúa Giáo cánh hữu. Lý do có lẽ là vì những tiếng vang mà họ nghe từ những lời báo động về một “chương trình hành động của giới đồng tính” đe dọa thâm nhập bao trùm nền chính trị và nền văn hóa của Hoa Kỳ.
Cuộc chiến lâu dài của Putin với những người Chechnya Hồi Giáo ly khai đã đem lại cho ông sự ngưỡng mộ của người Thiên Chúa Giáo, theo những chiều hướng mà ông Beinart đang nói về. Và sự hợp tác lâu dài của Nga với chế độ Assad của Syria gần đây đã đem lại cho ông Putin thêm một sự chấp nhận nào đó của những người Thiên Chúa Giáo Tây Phương. Chế độ Assad được xem là chế độ bảo vệ cho thiểu số Thiên Chúa Giáo cổ xưa và đang giảm bớt tại Syria, bị đe dọa bởi hầu như tất cả các nhóm Hồi Giáo trong khu vực.
Vì vậy, sự tương cận bảo thủ văn hóa với Putin của Nga đi sâu hơn một chút, và tự bản chất là có tính cách tôn giáo.
Nhưng có một vấn đề ở Nga có thể gây chia rẽ giữa ông Trump và những người Tin Lành bảo thủ hâm mộ ông: truyền thống không bao dung của Giáo Hội Chính Thống Nga đối với những cộng đồng đức tin Thiên Chúa Giáo. Những cộng đồng này xuất hiện trở lại trong thời gian gần đây để chiêu mộ tín đồ tại Nga và rồi bị ông Putin tìm cách ngăn chặn trong tháng Bảy.
Những người Tin Lành Nga đã báo động khi thấy Tổng Thống Vladmir Putin ký một đạo luật được gọi là chống khủng bố vào hôm thứ Năm, 8 tháng 12, tuần qua. Luật này áp đặt những biện pháp hạn chế khắc nghiệt trên quyền tự do tôn giáo, bằng cách cấm những cuộc tụ họp tôn giáo trong nhà, cũng như các hoạt động truyền giáo.
Luật này là một trong những lý do khiến cho tác giả bảo thủ Tin Lành Eric Metaxastin không thể nào bày tỏ sự ưa thích khi nói đến ông Putin. Trong mùa thu này, ông Metacastin nhận được nhiều sự chú ý, vì ông nói rằng trong rằng những người cùng chí hướng có một nghĩa vụ tôn giáo phải bỏ phiếu cho Donald Trump,
Luật mới của Putin đã không thật sự liên quan tới việc bênh vực cho Thiên Chúa Giáo, mà thật ra là theo chủ nghĩa dân tộc Nga. Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga là một phần của một bức tường thành của chủ nghĩa dân tộc Nga được dấy lên bởi Vladimir Putin. Tất cả những gì làm suy yếu cho chủ nghĩa này và Giáo Hội Chính Thống đó đều là một mối đe dọa bị Nga xem là có thật, cho dù đó là các nhà truyền đạo Tin Lành chính hoặc bất cứ điều gì khác.
Vì vậy, có một nghịch lý ở ngay chính giữa những thái thái độ của cánh hữu Thiên Chúa Giáo đối với nước Nga của ông Putin. Thiên Chúa Giáo truyền thống của Putin đã làm cho ông trở thành một đồng minh chống lại người đồng tính và người Hồi Giáo, và rồi cũng làm cho ông trở thành kẻ thù của những người Tin Lành bảo thủ trong chính nước ông.
Vì có lẽ ông Putin không từ bỏ lập trường ủng hộ một vị thế gần như độc quyền cho Giáo Hội Chính Thống Giáo, nên điều đó gây thất vọng cho những ai đang còn thân thiện với Putin.