Bí ẩn 3 bức thư dưới gối của nhà thơ nổi tiếng VN có cuộc đời bi thương

Mẹ mất khi còn bé thơ, cuộc đời nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp dường như luôn lẩn quất những nỗi buồn. Ông sớm ra đi vì bệnh tật. Mãi gần nửa thế kỷ sau ngày mất, người thân mới đưa được ông về nằm trong khu mộ của gia tộc.
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp.
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp.

Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) được người đời yêu mến qua những bài thơ “Chùa Hương”, “Sơn tinh Thủy tinh”… Nhưng ít người biết, đằng sau những vần thơ để đời đó, tác giả lại có một cuộc đời luôn bị ám ảnh bởi những nỗi buồn vu vơ.

“Quả ngọt” từ mối tình học giả – giai nhân

Nguyễn Nhược Pháp là con trai thứ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh với người vợ thứ hai, Vi Thị Lựu. Bà Lựu là cô gái xinh đẹp, con gái của một thương gia có tiếng ở Lạng Sơn.

Theo đó, năm 1913, để có nguồn tài chính phục vụ cho nghề xuất bản mới mẻ, học giả Nguyễn Văn Vĩnh kinh doanh khách sạn ở phố Hàng Trống, Hà Nội. Trong thời gian này, bà Lựu mỗi khi về Hà thành, thường ở khách sạn do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ. Từ đó, họ quen biết và phải lòng nhau.

Ông Nguyễn Lân Bình (cháu gọi Nguyễn Nhược Pháp là bác) kể: “Cái tên Nhược Pháp mang nhiều ý nghĩa.

Thời đó, nhờ việc đọc nhiều, hiểu nhiều về văn hóa Pháp, ông nội tôi tin rằng người Pháp sẽ thực tâm giúp người Việt thoát cảnh tăm tối với chủ thuyết “khai hóa”, nhưng sau khi ông nhận ra những chính sách bất công của chính quyền thực dân trái ngược hoàn toàn với truyền thống của cuộc cách mạng 1789 (Công xã Paris), nên ông tôi đã rất thất vọng.

Năm 1914, ông có thêm con trai với người đàn bà Lạng Sơn ấy, vốn đang mang tâm lý thất vọng với người Pháp, ông đặt tên cho con là Nhược Pháp – Nước Pháp suy yếu”.

Sinh ra trong gia đình khá đầy đủ, nhưng Nguyễn Nhược Pháp lại sớm gặp thiệt thòi về tình cảm.

giai ma bi an 3 buc thu duoi goi cua nha tho noi tieng co cuoc doi bi thuong hinh anh 1

Các con của học giả Nguyễn Văn Vĩnh chụp sau khi gia đình chuyển từ 39 Mã Mây về tại ngôi nhà 13 phố Thụy Khuê, Hà Nội (khoảng năm 1923).

 

Năm 1916, khi biết tin học giả Vĩnh được một người phụ nữ khác để ý, bà Lựu đã giận dỗi. Trong cơn ghen mù quáng, bà đã tự tử trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Mẹ mất, cậu bé 2 tuổi Nhược Pháp được người vợ cả của ông Vĩnh, bà Đinh Thị Tính, đưa về phố Mã Mây, nơi ở của gia đình ông Vĩnh, để nuôi dạy. Dù là con riêng của chồng nhưng bà Tính vẫn hết lòng chăm sóc, thương yêu Nhược Pháp không khác gì con đẻ.

Ông Nguyễn Lân Bình kể: “Bà nội tôi đặc biệt thương bác Pháp lắm. Đến độ, khi nhà thơ không may qua đời, bà đã đau đớn nhiều ngày không ăn uống. Những năm cuối đời, bà còn dặn các con, các cháu: “Mẹ chỉ muốn, khi nào chết, cho mẹ nằm cạnh thằng Pháp! “.

“Xuống suối vàng, cuộc đời Pháp sẽ sung sướng hơn”

Vốn thông minh, được mẹ cả tạo điều kiện, con đường học vấn của Nguyễn Nhược Pháp rất sáng lạn. Năm 20 tuổi, ông đỗ tú tài phần nhất, rồi đỗ tú tài phần hai, vào đại học Luật.

Không chỉ mẹ cả, các anh, em trong gia đình cũng dành cho ông nhiều tình cảm đặc biệt.

Thời xưa, xã hội coi những người con vợ bé, chỉ là con thêm vợ nhặt, dù nhiều tuổi vẫn chỉ là bậc em. Nhưng gia đình học giả Nguyễn Văn Vĩnh không hành xử theo lối ấy. Các con trong nhà học giả Vĩnh đều gọi Nhược Pháp là “anh Pháp”, trìu mến và tôn kính.

Trong ký ức của gia tộc họ Nguyễn, Nhược Pháp là người nhỏ bé, nói năng nhỏ nhẹ và hơi nhút nhát. Tuy vậy ông luôn mỉm cười và tỏ ra lịch thiệp với tất cả mọi người.

giai ma bi an 3 buc thu duoi goi cua nha tho noi tieng co cuoc doi bi thuong hinh anh 2

Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp.

Ông dạy các em nhiều trò chơi, soạn kịch cho các em biểu diễn, thành lập tờ báo gia đình, đặt ra nhiều nội quy như: Không được nói bậy, trước khi ăn phải rửa tay…, cho các em thực hiện. Anh em thường quấn quýt Nhược Pháp và lúc nào cũng: “Anh Pháp bảo thế này, anh Pháp dặn thế kia…”.

Là người vui vẻ, hay cười, tuy nhiên, thơ ca của ông lại phảng phất nét buồn man mác. Nhà văn Vũ Bằng từng lý giải: “Nguyễn Nhược Pháp có biết hết cả câu chuyện thảm khốc của mẹ không? Không ai biết hết.

Một người bạn của tôi thuật rằng, Pháp là một thanh niên có học và thông minh chắc chắn sẽ biết câu chuyện đó, nhưng không than thở cùng ai, chỉ giữ ở trong lòng. Bằng chứng là sự việc sau đây.

Nhà cụ Vĩnh đông con, thường dọn hai ba bàn để cho con cái ăn riêng. Vì lý do ấy, thiếu mâm, một chị người làm, không hiểu vì vụng dại hay cố tình, lấy cái khung ảnh của bà thân sinh ra Pháp làm mâm cơm.

Pháp trông thấy, đứng dậy, lấy cớ là khó chịu trong người, không ăn và cầm sách vào phòng riêng, để học – thực ra là để khóc mà không cho ai biết”.

Từ sau khi chị gái là Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Vân rồi cha, học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất (1936)… Nguyễn Nhược Pháp đau buồn rồi mắc bệnh lao.

Ngày 19/11/1938, ông trút hơi thở cuối cùng vào một sáng mùa thu tại bệnh viện Đồn Thủy (BV Quân y 108 ngày nay), khi mới sang tuổi 24.

Về sự ra đi này, Phạm Huy Thái từng viết trên “Tiểu Thuyết Thứ Năm” (1938): “Hà Nội đã mất một tài hoa. Văn chương đã mất một đứa con.

4h chiều chủ nhật 20/11/1938, giờ và ngày chua xót cho lịch sử văn học của chúng ta, gia quyến anh Nguyễn Nhược Pháp cùng một số đông bạn học và tất cả các nhà văn nhà thơ có hay không được quen anh, đã theo xe tang anh trong một bầu không khí yên lặng, thương tâm và cảm động vô cùng”.

Trước khi mất, Nguyễn Nhược Pháp để lại 3 bức thư dưới gối giường bệnh. Bức thứ nhất, ông viết bằng tiếng Pháp cảm ơn các bác sỹ và hộ lý.

Bức thứ hai, ông dành để vĩnh biệt gia đình, vĩnh biệt mẹ già cùng các anh chị lớn và ôm hôn các em. Trong thư, Nguyễn Nhược Pháp đã kể lại những nỗi đau đớn khi lâm bệnh và nói rằng: Mình chẳng có tội tình gì trên cõi đời này. Nguyễn Nhược Pháp còn an ủi mọi người thân: “Xuống suối vàng, cuộc đời Pháp sẽ sung sướng hơn”.

Bức thư thứ ba, nhà thơ viết gửi riêng cho anh trai là Nguyễn Giang (1904 – 1969) để góp ý với anh trong việc chăm sóc mẹ già và quan tâm đến các em của mình nhiều hơn.

Nhưng cuộc đời của chàng trai trẻ tài hoa ấy sau khi kết thúc cũng đầy đau thương. Ban đầu, thi hài nhà thơ được mai táng ở nghĩa trang ở Quỳnh Lôi, Mai Động, Hà Nội.

Nhưng rồi do những biến động của lịch sử, ngôi mộ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã bị thất lạc.

Sau 47 năm, năm 2012, gia tộc họ Nguyễn mới tìm lại được mộ của nhà thơ và đưa ông về nằm cạnh người mẹ cả để thực hiện đúng lời dặn của bà trước khi lâm chung: “… Nhớ cho mẹ nằm cạnh thằng Pháp!”.

Cuộc đời ngắn ngủi đầy bi kịch của ông đã được đúc kết trong những câu thơ khóc Nguyễn Nhược Pháp của người bạn thân, thi sĩ Nguyễn Bính (1918 – 1966):

“Buồn xao xuyến quá, sương mù Buồn xao xuyến quá, mùa thu vừa tàn Ai đem bứt hết lá vàng Dệt làm khăn liệm đám tang muôn đời…”.

Không chỉ có 2 tác phẩm thơ nổi tiếng là Chùa Hương, Sơn Tinh Thủy Tinh… Trong cuộc đời ngắn ngủi đầy tài hoa của mình, Nguyễn Nhược Pháp còn để lại 10 bài phê bình văn học viết bằng tiếng Pháp, 10 vở kịch đã được báo chí đương thời đăng tải, và gần chục truyện ngắn cùng với một số bài thơ khác.

 

Hiện, ông Nguyễn Lân Bình đang biên tập và bố cục lại các tác phẩm của Nguyễn Nhược Pháp để chuẩn bị cho ra đời cuốn sách với tựa đề: “Giỏ nhà ai, quai nhà nấy”.

Theo Dân Việt




Cận cảnh khối Quân đội Việt Nam đi qua Quảng trường Đỏ tổng duyệt Lễ duyệt binh Nga ngày 7/5/2025

08/05/2025

Tân thủ tướng Canada nói thẳng với TT Trump “Canada không rao bán “

07/05/2025

TT Trump đầu hàng, đại diện Mỹ phải sang Thụy Sĩ thượng lượng thuế quan với Thuỵ Sĩ và sẽ gặp đại diện Trung Quốc 11/5/2025

07/05/2025

Con dâu thứ 2 cuả TT Trump, nhân viên đài FOX, được tỉ phú Elon Musk tiết lộ lí do ủng hộ Trump làm tổng thống Mỹ

06/05/2025

Vợ chồng cùng 2 con nhỏ từ Mỹ đến Bắc Kinh xem cuộc sống cuả Trung Quốc ra sao giưã bão thuế quan Trump 5/2025

06/05/2025

TT Trump giận dữ sau khi hãng máy bay Boeing đóng cửa 5 nhà máy ở Mỹ , dọn ra nước ngoài, làm mất 14 ngàn việc làm

05/05/2025

Hình TT Trump trong trang phục Đức Giáo Hoàng đăng từ tài khoản cuả Trump và Toà Bạch Ốc nhưng Trump nói là Tin giả

05/05/2025

Ngày 5/5/2025, các bệnh viện khắp nước Mỹ sa thải nhân viên, tạm dừng thanh toán trong bối cảnh chậm trễ tài trợ Medicaid

05/05/2025

Mẹ ruột cuả tỷ phú Elon Musk nói gì trên mạng X, khiến cổ phiếu xe điện Tesla lao đao

05/05/2025

Ở nước Úc 4/2025 có được Tự Do Ngôn Luận như cộng đồng người Việt chống VC tuyên truyền sau năm 1975 ?

05/05/2025

TT Trump huy động gần 7 ngàn lính Mỹ diễn binh trong ngày sinh nhật ông 79 tuổi ngày 14/6/2025 ?

05/05/2025

Toàn cảnh Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng kỷ niệm 77 năm Ngày Hồng quân Liên Xô tại Quảng Trường Đỏ, Moscow, Nga ngày 5/5/2025

05/05/2025

Thiếu tướng CSVN: Mỹ – Trung đấu khẩu, đàm phán thương mại, “Ông nói Gà , Bà nói Vịt”

04/05/2025

Youtuber từ Việt Nam sang Trung Quốc ngày 4/5/2025 xem cuộc sống thực tế của người dân địa phương giữa bão thuế quan Mỹ

04/05/2025

Tham quan biệt phủ rộng 3 ngàn 500 mét vuông cuả đại gia Quận 6, TPHCM rao bán $300 tỷ đồng

03/05/2025

Phản ứng cuả người đạo Công Giáo thế giới khi xem TT Trump đạo Tin Lành mặc trang phục Công Giáo cuả Đức Giáo Hoàng

03/05/2025

Ngày 3/5/2025, TT Trump đạo Tin Lành đăng 1 tấm hình cuả chính ông trong bộ trang phục Đức Giáo Hoàng

03/05/2025

TT Trump lên kế hoạch diễu binh diễu hành quân sự Mỹ nhân dịp Sinh Nhật ông ta 79 tuổi ngày 14/6/2025

03/05/2025

Quân đội Việt Nam, Trung Quốc và Lào diễn tập cho Diễu Hành Ngày Chiến Thắng tại Moscow, Nga 9 tháng 5, 2025

03/05/2025

Khám phá bên trong tiệm Cafe Starbucks của Mỹ tại TPHCM thuê mặt bằng gần 100 ngàn đô la/tháng

03/05/2025

Leave a Reply