Người ta nói, cái tên “Einstein” đồng nghĩa với từ “thiên tài”. Quả vậy, Albert Einstein và thuyết tương đối chính là một trong hai cột trụ của vật lý hiện đại. Thuyết tương đối rộng trở thành nền tảng cho rất nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại.
Nhưng Einstein không chỉ là một cỗ máy tư duy đơn thuần. Hơn hết, ông là một con người đúng nghĩa, đầy xúc cảm và đức tin. Một nhà nghiên cứu đã viết về ông như thế này: “Ông hầu như không có bản chất phức tạp và sự trần tục… Luôn luôn ở trong ông là sự thuần khiết tuyệt vời lúc như đứa trẻ, lúc thì uyên thâm bướng bỉnh”.
Cả cuộc đời mình, Einstein đã xuất bản hàng trăm đầu sách, bài báo, nghiên cứu khoa học. Nhưng ông cũng không hề phủ nhận đức tin của mình với tín ngưỡng, tinh thần, về Chúa.
Bởi tin vào Chúa nên ông rất tin vào tình yêu, sự bao dung. Trong bức thư gửi cho cô con gái Lieserl của mình, Einstein khẳng định: “Tình yêu chính là chúa và chúa cũng chính là tình yêu”.
Trong suốt những năm tháng cuộc đời, ông đã gửi cho con mình 1400 bức thư. Hơn 20 năm sau khi Einstein qua đời, những dòng ấy đã được công bố rộng rãi. Dưới đây, xin được gửi tới quý độc giả một trong số những lá thư như vậy.
“Khi cha giới thiệu về thuyết tương đối, có rất ít người hiểu được cha. Cha hiểu thứ mà cha giới thiệu sẽ gây khó hiểu với thế giới hiện tại. Hãy lưu giữ bức thư này càng lâu càng tốt và chỉ đưa nó ra khi xã hội đủ phát triển để hiểu và chấp nhận những gì cha nói dưới đây. Đây là một trong những năng lượng mạnh mẽ nhất trên thế giới, mạnh tới nỗi mà khoa học chẳng thể chứng minh nổi.
Loại năng lượng này xuất hiện ở khắp mọi nơi, ảnh hưởng tới tất cả mọi người và thậm chí xuất hiện đằng sau những hiện tượng không thể lý giải nổi trên Trái Đất.
Năng lượng này chính là tình yêu. Khi các nhà khoa học nghiên cứu về vũ trụ, họ đã quên mất loại năng lượng không thể nhìn thấy này.
Tình yêu là ánh sáng, nó soi sáng những người cho đi và nhận về. Tình yêu là trọng lực, bởi vì nó khiến người ta xích lại gần nhau hơn.
Tình yêu là sức mạnh, bởi nó tổng hợp tất cả những thứ tốt nhất mà chúng ta có, cho phép con người không đắm chìm trong sự ích kỉ mù quáng. Tình yêu gợi mở mọi vấn đề.
Vì tình yêu mà chúng ta sống, rồi chết. Tình yêu chính là Chúa và Chúa cũng chính là tình yêu.
Năng lượng đặc biệt này giải thích tất cả mọi điều và gieo ý nghĩa vào cuộc sống. Chúng ta đã bỏ mặc nó quá lâu, có thể vì chúng ta sợ phải yêu thương bởi nó là năng lượng duy nhất trên đời con người không điều chỉnh được.
Để nhìn thấy được tình yêu, cha đã thay đổi một chút trong công thức của mình. Thay vì E=mc2, chúng ta chấp nhận rằng năng lượng để phục hồi thế giới có thể thu được qua chỉ số tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng. Có thể thấy rằng chẳng có đáp số đúng vì tình yêu không có giới hạn.
Nếu chúng ta muốn giống loài của mình tồn tại, chúng ta phải hiểu ý nghĩa của cuộc sống. Nếu chúng ta muốn cứu Trái Đất cùng tất cả những sinh vật tồn tại trên đó, tình yêu là thứ duy nhất, đáp án chính xác nhất của vấn đề.
Có thể chúng ta chưa sẵn sàng để tạo ra những quả bom tình yêu và thả nó đi khắp thế giới hay một thiết bị đủ mạnh để có thể huỷ diệt sự hận thù, ích kỉ hay lòng tham đang tàn phá thế giới.
Thế nhưng, mỗi người đang mang trong mình một cỗ máy mạnh nhất thế gian, một cỗ máy tình yêu chỉ chờ để được sử dụng. Chúng ta học cách cho đi và nhận lại thứ năng lượng diệu kì này.
Lieserl thân mến, tình yêu sẽ vượt lên tất cả, nó có thể trung hoà mọi thứ vì tình yêu là tinh hoa của cuộc sống này.
Cha rất hối hận vì đã không thể mô tả hết những gì trong trái tim mình, thứ luôn yếu ớt đập trong suốt cuộc đời cha. Có lẽ đã quá muộn để xin lỗi, thế nhưng thời gian chỉ có tính tương đối, cha cần nói với con rằng cha yêu con và cám ơn con, cha đã tìm thấy câu trả lời chính xác nhất!
Cha, Albert Einstein”.
Tình yêu có thể hàn gắn thế giới
Trong một bài hát nổi tiếng của mình có tên “Heal the wolrd”, Michael Jackson đã hát lên những ca từ rất đẹp, rất nhân văn thế này: “Heal the world. Make it a better place. For you and for me. And the entire human race” (Tạm dịch: Hãy hàn gắn lại thế giới và biến nó trở thành nơi chốn tươi đẹp hơn cho bạn, cho tôi, cho toàn bộ nhân loại này).
Bản thân Einstein vốn là một nhà khoa học, tin theo những định luật vật lý hết sức thực tại nhưng cũng đã nhận ra tình yêu thương là một loại lực không thể lý giải. Ông có thể chứng minh những lý thuyết, định lý, những con số, công thức nhưng không thể nào giải nghĩa được tình yêu.
Vì thế ông đã viết: “Cha hiểu thứ mà cha giới thiệu sẽ gây khó hiểu với thế giới hiện tại. Hãy lưu giữ bức thư này càng lâu càng tốt và chỉ đưa nó ra khi xã hội đủ phát triển để hiểu và chấp nhận những gì cha nói dưới đây”.
Einstein đã gọi tình yêu là một loại “lực”, đồng nghĩa với việc ông coi nó như một dạng tồn tại vật chất. Và nếu điều đó là thật thì tất cả các quan niệm cũ của khoa học đều sẽ bị đảo ngược. Khoa học và các thuyết vô thần lâu nay vẫn quan niệm vật chất và tinh thần là hai yếu tố phân biệt rõ ràng, có tính chất trái ngược nhau và vật chất quyết định tinh thần, ý thức.
Tuy nhiên rất nhiều người đã nhận thấy rằng tinh thần thực sự có thể ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến vật chất. Trong mỗi sự vật, hiện tượng, tinh thần và vật chất là cùng tồn tại đồng thời.
Tình yêu thương, khi đạt đến một mức độ đủ lớn thực sự sẽ tạo thành một loại vật chất ước chế con người. Chính Einstein đã nhận rằng: “Để nhìn thấy được tình yêu, cha đã thay đổi một chút trong công thức của mình. Thay vì E=mc2, chúng ta chấp nhận rằng năng lượng để phục hồi thế giới có thể thu được qua chỉ số tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng”.
Chúa Jesus từng răn dạy các con chiên của mình: “Nhưng các con hãy yêu kẻ thù mình, hãy làm ơn, và hãy cho mượn mà đừng mong trả lại”. Còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng luôn dạy phải hành thiên, tích đức, từ bi với tất cả chúng sinh.
Khổng Tử bàn rằng: “Nơi ở có những người nhân ái là tốt nhất. Nếu chọn ở nơi không có người nhân ái thì làm sao có thể nói đó là bậc trí giả?”. Còn Mặc Tử (một triết gia thời Chiến Quốc) thì chủ trương “kiêm ái” (nghĩa là yêu thương tất cả mọi người), đồng thời cực lực phản đối chiến tranh, bạo lực.
Xem thế đủ biết người xưa đều nhận thức được rằng:
Chỉ có yêu thương mới có thể hàn gắn thế giới, thấu hiểu lòng người. Chỉ có yêu thương mới khiến con người thực sự cập bến miền hạnh phúc.
Văn Nhược