Một nghiên cứu về 30 gia đình sống trên khắp thế giới ăn gì trong một tuần cho thấy khoảng cách khổng lồ giữa chế độ ăn uống của các quốc gia trên thế giới.
Đồ ăn vặt, bánh quy và chocolate được coi như những món đồ thống trị trong giỏ hàng của gia đình Bainton tới từ Anh, những người dành trung bình 155 bảng Anh để mua đồ ăn cho cả gia đình bốn người trong vòng một tuần.
Các mặt hàng khác trong danh sách mua sắm của họ bao gồm các đồ ăn sẵn như đậu nướng cũng như các sản phẩm tiện lợi như nước sốt cà chua nấm và xốt ma-don-ne.
Tại một trại tị nạn ở Chad, bắc Phi, 6 thành viên trong gia đình Aboubakar phải san sẻ một vài túi ngũ cốc, chút thịt cừu khô và nước, với chi phí khoảng 37 bảng Anh, để đủ ăn cho cả tuần.
Các gia đình tại Ecuador, Nam Phi như gia đình Ayme cũng gặp rắc rối trong việc duy trì cuộc sống với số đồ ăn dự trữ ít ỏi. Họ chỉ bỏ ra khoảng 20 bảng Anh cho chi phí thực phẩm trong một tuần, thường là cải bắp và khoai lang để làm súp, để nuôi sống một gia đình 9 người.
Tuy nhiên, tại các quốc gia phát triển khác, những thực phẩm trong danh sách mua sắm hàng tuần gần giống với các gia đình ở Anh.
Những bức ảnh về thói quen ăn uống toàn cầu là chủ đề trong cuốn sách mới có tựa đề The Hungry Planet của Peter Menzel.
Menzel cùng vợ, Faith D’Aluisio, đã tới thăm 30 gia đình tới từ 24 quốc gia để cung cấp thông tin cho cuốn sách của mình.
“Chúng tôi hy vọng đây là một tập bản đồ về việc bếp núp trên toàn cầu,” Faith D’Aluisio nói.
Những bức ảnh về khẩu phần trong một tuần của các gia đình đã cho thấy sự tương phản mạnh mẽ giữa thói quen ăn uống của người Anh với người dân ở những nơi khác trên thế giới.
Chi phí mua thực phẩm một tuần của gia đình Bainton ở Cllingbourne Ducis (Anh) là 155 bảng Anh. (1 bảng Anh bằng 1,55 USD).
Gia đình Aboubakar (6 người) tới từ Darfur, Sudan đang sống tại Chad, bắc Phi tốn 37 bảng Anh/tuần cho việc ăn uống.
Gia đình Ukita tới từ thành phố Kodair, Nhật Bản bỏ ra 200 bảng Anh để mua thực phẩm đủ ăn cho cả tuần.
43 bảng Anh là số tiền mà gia đình Ahmed tới từ Cairo, Ai Cập phải chi cho chế độ dinh dưỡng của cả gia đình trong một tuần.
Chi phí mua thực phẩm một tuần của gia đình Kuttan-Kasses tới từ thị trấn Erpeldange, thành phố Luxembourg là 298 bảng Anh.
Gia đình Revis tới từ Bắc Carolina (Mỹ) dành khoảng 220 bảng Anh để mua thức ăn cho một tuần bao gồm đồ ăn nhanh.
Gia đình Browns tới từ Australia với chi phí thực phẩm một tuần là 242 bảng Anh.
99 bảng Anh/tuần là số tiền mà gia đình Sobczynscy tới từ Ba Lan sử dụng cho chế độ ăn uống của cả nhà.
Gia đình Batsuuri tới từ Ulaanbaatar, Mông Cổ bỏ ra 25 bảng Anh/tuần để mua thịt, trứng, sữa, bánh mỳ…
25 bảng Anh cũng là chi phí cho ăn uống trong một tuần của gia đình Patkars tới từ Ujjain, Ấn Độ.
Tại Mali, gia đình Natomos dành khoảng 16 bảng Anh/tuần cho các bữa ăn của mình.
Gia đình Manzos tại Italy bỏ ra 167 bảng Anh/tuần cho chế độ ăn uống khá cân bằng với cá, mỳ ống, hoa quả tươi và rau xanh.
Gia đình Ayme tới từ Ecuador chụp ảnh bên đống thực phẩm dành cho cả tuần trị giá 20 bảng Anh.
Tại Kuwait, mỗi tuần gia đình Al Haggan phải dành ra 140 bảng Anh để đảm bảo dinh dưỡng cho cả gia đình.
Với chủ yếu là rau, củ, quả gia đình Mendozas tới từ Guatemala chỉ mất 48 bảng Anh cho chế độ ăn uống trong một tuần.
Tiền mua thực phẩm cho cả tuần của gia đình Melansons đến từ Canada là 220 bảng Anh.
Trong khi đó, gia đình Namgay tới từ làng Shingkhey, Bhutan chỉ bỏ ra khoảng 3,2 bảng Anh để mua thức ăn đủ cho một tuần.
Tại Đức, gia đình Melander chi 320 bảng Anh/tuần cho khẩu phần ăn của cả nhà.
Với 115 bảng Anh, gia đình Casales tới từ Mexico có thể đảm bảo cho những đứa con của họ được ăn no, đủ trong một tuần.
Mặc dù mua sắm khá hào phóng nhưng gia đình Dong ở Bắc Kinh, Trung Quốc chỉ mất 99 bảng Anh/tuần cho chế độ ăn uống của mình.
Gia đình Le Moines đến từ Pháp dành 269 bảng Anh cho chi phí mua thực phẩm cả tuần.
Chi phí ăn uống cho gia đình Madsens tới từ Cap Hope, Greenland là 177 bảng Anh/tuần.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, gia đình Celiks tiêu tốn khoảng 93 bảng Anh/tuần để mua thực phẩm.
Sầm Hoa (Theo Daily Mail)