Căng thẳng Triều Tiên: Vẫn rất khó đoán định

Thử hạt nhân vào lúc này chẳng khác gì một động thái đầy nguy cơ, nhất là tính đến tính cách khó lường của ông chủ mới ở Nhà Trắng.



Với tính cách khó đoán định của ông Trump – người áp dụng chính sách bên miệng hố chiến tranh tương tự như nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un – Tổng thống Mỹ hoàn toàn có thể trở thành người kiến tạo hòa bình, cũng như cách ông làm với một cuộc chiến tranh nóng.

Ngày kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Il-sung 15/4 trôi qua êm ả với việc Triều Tiên phô trương vũ khí quân sự, trong đó có nhiều tên lửa đạn đạo mới. Nhưng ngay ngày hôm sau, Triều Tiên đã thử một tên lửa mới bất chấp những cảnh báo của cộng đồng quốc tế, trong đó có Trung Quốc. Vụ thử đã thất bại ngay từ những phút đầu, nhưng các hình ảnh qua vệ tinh vẫn cho thấy những dấu hiệu Triều Tiên đã sẵn sàng tiến hành một vụ thử hạt nhân mới.

Mỹ đã huy động lực lượng quy mô lớn đến khu vực quanh bán đảo Triều Tiên sẵn sàng chờ lệnh của Tổng thống. Việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự vào thời điểm Triều Tiên thử vũ khí đã từng xảy ra trước đây, thậm chí là khá gần đây. Nhưng khác biệt là ở chỗ ông Trump hiện là Tổng thống và không ai thực sự biết chính sách Triều Tiên của ông như thế nào (hoặc ông đang nghĩ gì trong đầu). Dùng sức mạnh quân sự phủ đầu để chống lại một cuộc thử hạt nhân sẽ là một thay đổi lớn về chiến lược.

Triều Tiên, Kim Jong-un, Kim Nhật Thành, Vũ khí hạt nhân, Donald Trump, Tên lửa
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un tại lễ duyệt binh mừng ngày sinh của cố chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành – Ảnh chụp màn hình/ Tuổi trẻ

Ông Trump cho biết sau cuộc đối thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông đã nhận ra đòn bẩy Trung Quốc đối với Triều Tiên cũng có phần hạn chế. Những ngày gần đây, Trung Quốc đã gia tăng sức ép với Triều Tiên, như từ chối nhập khẩu than đá hay hủy các chuyến bay của Air China tới Bình Nhưỡng, nhưng Triều Tiên vẫn tiếp tục phóng tên lửa và không loại trừ khả năng tiếp tục thử hạt nhân.

Chính phủ và truyền thông Hàn Quốc to ra rất lo lắng về tình hình hiện nay – một chỉ dẫn cho thấy chiến tranh ít khả năng xảy ra trong tuần tới. Bởi một chi tiết quan trọng là việc thực hiện kế hoạch tấn công phủ đầu của Mỹ còn tùy thuộc vào sự đồng thuận của Chính phủ Hàn Quốc. Chính trường Hàn Quốc hiện đang bối rối kể từ khi Tổng thống Park Geun-hye bị phế truất hồi tháng 3. Người có khả năng thay thế bà nhiều nhất lại ủng hộ một cách tiếp cận mang tính hòa giải hơn với Triều tiên và chỉ trích quyết định của chính phủ tiền nhiệm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc.

Ngay cả khi không xảy ra một cuộc chiến tranh tổng lực, mọi động thái của Mỹ được cho là đang gây nguy hiểm cho sự an toàn của Hàn Quốc có thể đẩy nước này vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Ứng cử viên tổng thống hàng đầu Moon Jae-in đã viết trên Facebook rằng: “Sự an toàn của Hàn Quốc cũng quan trọng như của Mỹ. Không bao giờ xảy ra tấn công phủ đầu nếu không có sự đồng ý của Hàn Quốc”.

Về phần mình, nhà lãnh đạo Triều Tiên luôn hành xử làm sao để đảm bảo sự sống còn của chế độ. Thử hạt nhân vào lúc này chẳng khác gì một động thái đầy nguy cơ, nhất là tính đến tính cách khó lường của ông chủ mới ở Nhà Trắng.

Các sự kiện gần đây ở Syria đã cho thấy tình hình có thể leo thang nhanh như thế nào, và trong thời đại của Trump, khó mà chắc chắn rằng các quy luật địa chính trị thông thường sẽ được áp dụng. Nhưng khác với trường hợp Syria, sự tồn tại của vũ khí hạt nhân đồng nghĩa với sự đặt cược sẽ lớn hơn.

Liệu Trung Quốc có can thiệp vào Triều Tiên?

Triều Tiên, Kim Jong-un, Kim Nhật Thành, Vũ khí hạt nhân, Donald Trump, Tên lửa
Các loại tên lửa của Triều Tiên. Đồ họa: CNN.

Thắt nút của câu chuyện là ở chỗ Triều Tiên đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006. Và Tổng thống Mỹ Trump không hề muốn vụ thử thứ 6. Vài ngày trước cuộc gặp ông Tập ở Mỹ, ông Trump đã tuyên bố “nếu Trung Quốc không giải quyết Triều Tiên, Mỹ sẽ làm”. Sau cuộc gặp, ông đã củng cố cam kết này bằng việc cử một nhóm tàu chiến do tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đến khu vực Bán đảo Triều Tiên.

Mọi người đều đồng ý rằng Triều Tiên là một vấn đề. Nhưng tại sao trước tiên đó lại là vấn đề của Trung Quốc? Trung Quốc đã bảo vệ và ủng hộ chính quyền Triều Tiên kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953. Nhưng chính quyền Bình Nhưỡng ngày nay đã khiến Trung Quốc không thể kiên nhẫn thêm nữa.

Có nhiều thông tin cho thấy Trung Quốc đã điều hơn 150.000 binh sĩ tới biên giới với Triều Tiên. Ngày 14/4, Bắc Kinh bất ngờ ngừng các chuyến bay tới Bình Nhưỡng mà không đưa ra bất kỳ giải thích nào.

Donald Trump sẽ là người kiến tạo hòa bình với Triều Tiên? Sau vụ thử tên lửa thất bại của Triều Tiên vừa qua và sự ấm lên trong quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Trump với Trung Quốc, đây là cơ hội để phương Tây thiết lập lại cuộc đối thoại, hướng tới một khu vực Biển Đông không hạt nhân. Chuyến công du châu Á của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đang diễn ra có thể là thời điểm thích hợp để Mỹ áp dụng một chính sách thực dụng nào đó.

Triều Tiên, Kim Jong-un, Kim Nhật Thành, Vũ khí hạt nhân, Donald Trump, Tên lửa
Một tên lửa tại lễ diễu hành hôm 15/4 ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters.

Với tính cách khó đoán định của ông Trump – người áp dụng chính sách bên miệng hố chiến tranh tương tự như nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un – Tổng thống Mỹ hoàn toàn có thể trở thành người kiến tạo hòa bình, cũng như cách ông làm với một cuộc chiến tranh nóng.

Chỉ trong vài ngày, ông Trump đã chuyển từ những dòng Twitter kiểu “Triều Tiên đang tự chuốc lấy phiền lụy” và “nếu Trung Quốc không muốn giúp, Mỹ sẽ giải quyết vấn đề một mình”, sang việc thừa nhận rằng vấn đề Triều Tiên phức tạp hơn ông nghĩ ban đầu.

Ông Glyn Ford, cựu nghị sĩ châu Âu và là một chuyên gia về Triều Tiên, nhận định rằng nhiều khả năng sự kiên nhẫn của chính quyền Mỹ sẽ kết thúc sau một, hai vụ thử hạt nhân nữa của Triều Tiên.

Việc Triều Tiên tiến hành phóng tên lửa vào dịp kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Il-sung bất chấp các cảnh báo cho thấy khả năng của Trung Quốc gây sức ép lên chính quyền bình nhưỡng vẫn còn hạn chế.

Ford cũng đặt ra một số câu hỏi: “Chúng ta đã học được gì từ Iraq, và tại sao Hội đồng Bảo an LHQ không đi đầu trong việc kéo Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán?”. Câu trả lời có thể là vì chính quyền Trump không có ý định đưa vấn đề ra LHQ – tổ chức mà ông Trump cho là chỉ dành cho những người “đến đây chỉ để vui vẻ”. Chừng nào ông Trump còn lo ngại như vậy, chủ nghĩa đa phương sẽ chẳng thú vị gì.

Một cơ hội sẽ được mở ra sau cuộc bầu cử tổng thống tại Hàn Quốc ngày 9/5 tới, và một chính quyền mới với nhiệm vụ tìm kiếm một giải pháp nhằm tránh xung đột quân sự. Chính phủ mới (dự báo sẽ thuộc về phe cấp tiến) có thể mở lại khu công nghiệp chung Kaesong ở biên giới với Triều Tiên. Đây cũng có thể là một cơ hội từ trên trời rơi xuống đối với cựu Tổng thư ký Ban Ki-moon để đóng vai một người kiến tạo hòa bình./.

Thảo Linh

Leave a Reply