Chàng trai Đà Lạt tháo dỡ nhà kính để làm nông nghiệp tự nhiên

Tháo dỡ toàn bộ nhà kính kiên cố rộng 3.000 m2 đang trồng dâu tây, anh Nguyễn Thanh Tân (42 tuổi) trở thành ‘kẻ lập dị’ giữa bạt ngàn nhà kính bao tứ phía ở phường 8, Đà Lạt.

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi Trẻ, anh Tân kể, sau khi học xong, anh không làm nông trên mảnh vườn của gia đình mà đi làm cho một công ty về thu mua rau củ để cung cấp cho các siêu thị. Với đặc thù công việc, anh hiểu rõ hơn ai hết những điều bất ổn trong các sản phẩm nông nghiệp, khắp nơi đều là thuốc men, hoá chất.

Khi ấy, mảnh đất của gia đình anh đang được một chủ đầu thư thuê để trồng dâu trong nhà kính với thu nhập hàng trăm triệu. Tuy nhiên, anh Tân quyết định không cho thuê tiếp và dỡ cả khu nhà kính mà anh phải trả cả tỷ đồng cho người thuê để được nhượng lại, trồng vườn “theo kiểu truyền thống” và đặt tên vườn là Smile Garden (Nhà cười).

Anh Tân và các tình nguyện viên tháo dỡ màng bọc nhà kính (ảnh: Tuổi Trẻ).

“Tôi lớn lên cùng mảnh vườn này, cấp 1, cấp 2 vẫn đi làm vườn cùng với bố mẹ. Tôi không muốn người khác canh tác theo kiểu hóa học nữa. Mỗi lần họ phun thuốc thì nhà xung quanh phải đóng toàn bộ cửa lại. Nhà kính như cái lồng đầy thuốc độc. Nhiều người bị bệnh tật nhưng họ cố né tránh nguyên nhân có thể là vì tiếp xúc lâu ngày với đủ loại hóa chất trong nhà kính mà họ làm việc mỗi ngày. Chó mèo tôi nuôi ở đây đã có bốn con sùi bọt mép chết mỗi khi chúng chạy lang thang qua các vườn khác, nên giờ phải nhốt lại”, anh Tân chia sẻ.

Trái dưa vi cá mọc tươi tốt và ra trái rất lớn trong vườn nhà anh Tân mà không cần phun thuốc. Anh kể nhiều người đã xin hạt về trồng, cây mọc nhưng không có trái. Khi tìm hiểu anh mới biết, phần lớn họ trồng trong nhà lưới không có sinh vật thụ phấn nên không có trái (ảnh: Tuổi Trẻ).

Hơn một năm trời, vườn dâu cũ của người chủ cũ bị lụi tàn dần vì không được phun thuốc, bón phân. Ngay cả người ngoài cũng thấy sốt ruột thay, nhưng anh Tân biết rõ mình đang làm gì. Anh muốn trồng lại những loài cây mà trước đây bố mẹ anh vẫn trồng như bắp sú, súp lơ, cải bắp… Nhưng trước hết, anh cần phải để đất được tự thải độc và phục hồi.

Sau hơn một năm “lười biếng” để vườn hoang, các loại cỏ dại, rau dại, “rau trời” bắt đầu mọc um tùm, “chim sẻ về làm tổ”, giun dế bắt đầu quay lại… Khi này, anh biết đất đã bắt đầu được “phục sinh”. Điều đặc biệt là, trong 10 loại cỏ dại thì có đến 8 loại ăn được: tàu bay, bồ công anh, cải trời, cỏ hột nút, rau sam, dền cơm, rau lang, su su… Thu nhập đến từ rau dại vẫn không hề thấp chút nào.

Trong Smile Garden có nhiều loại hoa cỏ (ảnh: Tuổi Trẻ).

Giờ đây, cà chua socola, atiso, cần tây… đã có thể sống khỏe mà không cần phân thuốc. Khu vườn của anh đủ loại cây củ quả chen nhau mọc: hoa hồng, đậu trắng, thù lù, atiso, cải cầu vồng, hoa cúc mắt nai, đậu Sachi…

Anh vẫn đang tiếp tục quá trình thải độc đất, trồng luân canh nhiều loại cây theo mùa. Để khu đất khỏi bị ảnh hưởng bởi chất hóa học từ các khu nhà kính xung quanh, anh Tân dự định sẽ dựng một “hàng rào xanh” cho khu vườn bằng cách trồng các loài cây có khả năng hút chất độc như cây khoai mì tím, rau ngổ…

Các sản phẩm trong vườn cũng được anh bán theo kiểu cửa hàng tự giác, người lấy tự lấy hàng và trả tiền vào hộp. Anh để sẵn lá chuối và dây chuối khô để khách gói rau mang về (ảnh: Tuổi Trẻ).

Ngoài ra, anh cũng đang cùng các bạn trẻ tâm huyết thực hiện dự án “Trả lại mảng xanh cho Đà Lạt” với nhiều hoạt động, ví như tổ chức các phiên chợ nông sản sạch. Bà con xung quanh sẽ mang nông sản sạch đến giới thiệu, bán hàng tại các phiên chợ.

“Nhiều người thường than thở rằng Đà Lạt càng ngày càng nóng, Đà Lạt ô nhiễm, đi mãi không tìm thấy màu xanh. Nhưng chỉ luyến tiếc mà không làm gì thì Đà Lạt cũng chẳng có cơ hội để thay đổi”, anh Tân chia sẻ.

Tuy không kỳ vọng sẽ khiến nhiều người thay đổi, nhưng anh Tân vẫn rất vui vì ít nhất đã có cơ hội để thay đổi suy nghĩ của người chủ đã thuê vườn trước đây, giảm đi một “tội phạm” đã gây ra sự nóng lên mỗi năm, những trận lụt mà chưa ai từng nghĩ sẽ xảy ra ở Đà Lạt.

Khu vườn được anh ví như vườn mọc hoang trồng cây luân canh theo mùa, mùa nào thức ấy (ảnh: Tuổi Trẻ).

Hiện tại, có khoảng 4.400ha nhà kính, 1.200ha nhà lưới ở Đà Lạt và vùng nông nghiệp lân cận, trong khi đó tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của Đà Lạt chỉ hơn 10.000ha. Diện tích nhà kính hiện nay đã gấp 5 lần so với 5 năm trước đó. Có thể thấy một thực trạng rằng, nhà kính đang gần như bao vây khắp Đà Lạt, màu trắng ảm đạm đã lấn lướt màu xanh.

Điều này có nguyên nhân chủ yếu là những người nông dân ở đây đang bị hiểu sai rằng làm nhà kính thì rau củ, hoa màu sẽ tăng sinh khối và năng suất. Tuy nhiên, nhà kính thực chất là phương thức canh tác cuối cùng được áp dụng để chống chọi với môi trường quá khắc nghiệt.

Xen lẫn trong các khu dân cư là một lượng lớn nhà kính ở TP Đà Lạt (ảnh: Tuổi Trẻ).

Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam phát biểu trên báo Tuổi Trẻ: “Đà Lạt là nơi canh tác rau ngoài trời cực tốt, tại sao phải mang rau vô trong lồng kính? Nghịch lý là chúng ta đã bỏ đi sự ưu đãi của khí hậu để áp dụng những điều của nơi khác, và kết quả giẫm chân vào chính chúng ta, gây hậu quả khôn lường và tốn kém”.

Ở Israel, các nước châu Âu, Mỹ, Thái Lan… cũng ứng dụng nhà kính nhưng chỉ áp dụng ở những nơi đặc thù. Tuy nhiên, người làm nông nghiệp ở Việt Nam đã chọn nhà kính mà bỏ qua tất cả các yếu tố liên quan.

Hai cuốn sách “Cuộc cách mạng một-cọng-rơm” và “Gieo mầm trên sa mạc” của tác giả người Nhật Masanobu Fukuoka (ảnh: Xanhshop).

Có lẽ bất cứ ai tìm hiểu về nông nghiệp sạch trên thế giới đều biết đến hai cuốn sách nổi tiếng “Cuộc cách mạng một-cọng-rơm” và “Gieo mầm trên sa mạc” của tác giả người Nhật Masanobu Fukuoka.

Cuốn sách đề cập đến triết lý, rằng: Tự Nhiên là một tổng thể cân bằng hài hòa, con người là, và chỉ là, một phần của Tự Nhiên. Cách duy nhất đúng là tuân theo Tự Nhiên trong mọi hoạt động sống chứ không chỉ trong làm nông nghiệp.

Theo đó, việc đầu tiên M. Fukuoka thực hiện là “hoàn nguyên” cho đất sống trở lại bằng việc gieo trồng các loại cây phù hợp, tất cả những việc còn lại sẽ do Tự Nhiên làm: Không cày xới đất, không bón phân (kể cả phân hóa học lẫn phân ủ/phân xanh), không làm cỏ (kể cả bằng cách cày xới, cào hay dùng thuốc diệt cỏ), không dùng hóa chất để diệt trừ sâu bệnh hay côn trùng phá hoại.

M. Fukuokacho đã dành 70 năm để sống, thực hành và lan tỏa triết lý “quay về với tự nhiên” (ảnh: Xanhshop).

Thật bất ngờ, phương pháp nông nghiệp tự nhiên của M. Fukuokacho đã cho một năng suất ngang bằng, thậm chí là vượt trội so với các phương pháp canh tác khoa học tiên tiến nhất của Nhật Bản đương thời, chỉ với cách làm vô cùng đơn giản là… không làm gì cả.

Vậy nếu như phương thức ‘làm nông nghiệp tự nhiên’ đem lại hiệu quả đến vậy thì tại sao lại không được đưa ra ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống? Đó là bởi với các Chính phủ, các nhà tư bản sản xuất nông nghiệp, các nhà tư bản sản xuất máy móc thiết bị, vật tư nông nghiệp… thì nông nghiệp, phải là một ngành sản xuất cần hiện đại hóa liên tục, gia tăng không ngừng lợi nhuận. Nông nghiệp tự nhiên không thể giúp họ thu được lợi nhuận mà trái lại đang cản trở mục đích đó…

Tuy nhiên, với sự suy thoái của môi trường thiên nhiên, mối nguy hại từ biến đổi khí hậu… những năm gần đây, có lẽ đã đến lúc con người từ bỏ ảo ảnh về tăng trưởng vật chất, tiêu dùng vô hạn độ, để trở về với những điều thuần chân, tốt đẹp nhất mà Tạo Hoá đã ban tặng.




Thống đốc Dân Chủ Cali tung video tỉ phú xe Tesla theo Cộng Hoà phỏng vấn đội trưởng chữa cháy ở Los Angeles cho thấy tỉ phú Elon Musk đưa tin láo trên mạng X

14/01/2025

Xem bà Mỹ theo đạo Trump đến dự buổi vận động tại tiểu bang PA giải thích lí do phe Dân Chủ tạo ra Bão Helene & Milton 9/2024 đánh vào bang Cộng Hoà Florida

14/01/2025

VietJet Air, Hãng máy bay thứ 2 của Việt Nam lần đầu thử nghiệm bay thẳng từ Tân Sơn Nhất đến Mỹ ngày 10/1/2025

13/01/2025

Tỷ phú xe Tesla “xa thải” kỷ sư Mỹ lương cao để mướn kỷ sư lương thấp từ nước ngoài

07/01/2025

Youtuber Mỹ bán rẻ đấu giá xe Tesla CyberTruck nhưng không ai mua

06/01/2025

Vì sao phóng viên Cao Nguyên đài Á Châu Tự Do, Mỹ phải đeo Mặt Nạ, Kính Mát đen thui để phỏng vấn sư Minh Tuệ ở Thái Lan ?

06/01/2025

Đoàn Văn Báu nói gì về phóng viên Cao Nguyên đài radio Á Châu Tự Do RFA phỏng vấn sư Minh Tuệ ở Thái Lan 1/2025

05/01/2025

Đài BBC tiếng Việt phỏng vấn Sư Minh Tuệ tại Thái Lan ngày 3/1/2025

04/01/2025

Ngày 1/1/2025, xe điện Tesla Cybertruck nổ cháy làm 1 người chết và 7 người bị thương ngay bên ngoài khách sạn Trump ơ Las Vegas

01/01/2025

Youtuber Cô dâu Việt đến Quảng Châu, Trung Quốc tìm hiểu công nhân may mặc, làm việc 16 tiếng / ngày kiếm bao nhiêu tiền

30/12/2024

Ngày 29/12/2024, Thảm họa tai nạn máy bay tại Nam Hàn 179 người chết , 2 sống sót : Tại sao không đáp ra biển? Vì sao không bay lên?

30/12/2024

Đến thành phố Hội An, Quảng Nam 12/2024 gặp người đàn ông có khả năng biến ống tre thành những con vật khổng lồ

29/12/2024

Thầy Thích Minh Tuệ đi bộ gần biên giới Lào và Thái Lan ngày 28/12/2024

29/12/2024

Bé gái ở An Giang sinh năm 2012 trổ tài giới thiệu các món ăn miền Tây bằng tiếng Anh giọng người Mỹ

29/12/2024

Gặp dị nhân ở Thanh Hoà bỏ ra 5 năm một mình tự thiết kế và tự xây căn nhà kỳ lạ như 1 tác phẩm nghệ thuật

29/12/2024

Cùng Youtuber TPHCM lái xe đến Nha Trang thăm căn lâu đài bằng xốp độc lạ nhất Việt Nam 2025

29/12/2024

Bà Mỹ ở New York đứng biểu tình đòi cải tổ y tế kể chuyện mổ ruột thừa tại Việt Nam và trở về Mỹ cắt chỉ bị nhà thương chém $2,500

29/12/2024

Dự đoán lãi suất vay tiền mua nhà ở Mỹ có thể tăng từ 5.75% lên tới 6.25% dưới thời Trump 2025

20/12/2024

Lái xe đến trung tâm TPHCM xem không khí Giáng Sinh ngày 20/12/2024

20/12/2024

Liên Khúc Tình Yêu Trở Lại 5 – Petersounds Remix ̣2025 – New Italo Disco Modern Talking Style

20/12/2024

Leave a Reply