Trong một tuần vừa qua, cụm từ Chánh Tín vỡ nợ nhà 10 tỷ có tần suất được tìm kiếm nhiều nhất trên các công cụ tìm kiếm cũng như tiêu tốn nhiều giấy mực nhất của giới truyền thông.
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Chánh Tín” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false” ] Từ trước đến nay, nghệ sĩ vỡ nợ luôn được chú ý như một hiện tượng. Tại sao lại gọi là một hiện tượng, lý do duy nhất là bởi, trong mắt công chúng, người nghệ sĩ bao giờ cũng phải sang chảnh, long lanh, mỗi lần xuất hiện phải rực rỡ, tiêu tiền phải như…nước, tiền hô hậu ủng, nói tóm lại, nghệ sĩ là phải đẹp, đẹp từ trong nhà ra ngoài ngõ, đẹp từ màn ảnh cho đến sân khấu, đẹp từ trên phim ra ngoài đời.
Những gì đẹp đẽ về giới nổi tiếng nhiều người lâu nay vẫn tưởng, cũng có phần đúng, nhưng chưa đủ. Nếu như ở Hollywood hoặc những đất nước có ngành công nghiệp giải trí phát triển, văn minh, người nghệ sĩ có thể sống ung dung và thu lợi suốt đời nếu có một bản nhạc thành công, một bộ phim ăn khách bởi vấn đề bản quyền hay bảo vệ những gì liên quan đến sở hữu trí tuệ được mọi công dân tôn trọng, pháp luật bảo vệ. Còn ở Việt Nam, tất cả những gì liên quan đến ngành công nghiệp giải trí đều dừng ở mức…nghiệp dư. Người nghệ sĩ chưa khởi động đã lao xuống bơi, đến khi đuối, ngập nước mới lo lắng đi tìm phao.
Ở Việt Nam, nghệ sĩ làm kinh doanh là điều đương nhiên, tuy vậy, không phải 10 người lao ra thương trường là cả 10 người gặt hái được quả ngọt. Thương trường như chiến trường được nhiều người nằm lòng nhưng không phải ai cũng hiểu đến tận cùng, bởi người nghệ sĩ luôn làm việc với một cái đầu nóng và cảm tính trước môi trường khốc liệt và phũ phàng như kinh doanh.
Tuy nhiên, tôi không đồng tình với những suy nghĩ cho rằng đời nghệ sĩ bạc bẽo, hay cho rằng… sắc sắc không không. Bởi một lẽ, người nghệ sĩ cũng như bao người bình thường khác, có chăng họ có sự nổi tiếng, và họ đã lầm tưởng chỉ cần sự nổi tiếng thì có thể thành công trên mọi mặt trận mà xem nhẹ cái nền tảng quan trọng của kinh doanh đó là sự nhạy bén, kiến thức với thị trường. Trên thế giới, có không ít nghệ sĩ kiếm hàng triệu đô la nhờ tên tuổi, kiếm hàng trăm ngàn đô la nhờ kinh doanh bất động sản, đầu tư…và đương nhiên, kinh doanh cũng giống như bao công việc khác, tiên trách kỷ hậu trách nhân.
Trước Chánh Tín, không ít nghệ sỹ đã lâm vào cảnh vỡ nợ, nợ nần và hình ảnh lung linh của người nghệ sỹ đã được lột trần một cách chân thực. Còn đấy, trường hợp của Phước Sang – anh từng là một đại gia thuở nào với những nguồn thu nhập khủng từ phim ảnh và bất động sản nhưng khi kinh tế khó khăn – bất động sản đóng băng, toàn bộ gia sản của anh cũng nằm án binh, bất động và nhiều nguồn tiền không thể chung chuyển được. Hay như vợ chồng Cẩm Vân – Khắc Triệu bị lừa trong kinh doanh vì quá cả tin. Trường hợp diễn viên Thúy Nga từng nghĩ đến cái chết vì cũng rơi vào tình huống kinh doanh thiếu hiểu biết.
Quay trở lại với trường hợp của diễn viên gạo cội Chánh Tín, anh lâm vào cảnh nợ nần do việc kinh doanh phim ảnh hay nói chính xác hơn là đạo diễn khiến cho anh phải nợ ngân hàng từ hơn 8 tỷ đồng và nếu tính cả lãi sẽ lên đến hơn 10 tỷ. Trước hoàn cảnh khó khăn của diễn viên Chánh Tín, nhiều anh em nghệ sỹ, doanh nghiệp và người hâm mộ đã chung tay giúp đỡ để anh vượt qua hoạn nạn nhưng cũng không ít những ý kiến trái chiều cho rằng việc Chánh Tín vỡ nợ là do…tham lam, và không ảnh hưởng gì đến tình hình kinh tế của xã hội…
2Sao xin trích đăng một số những phản hồi phân tích về trường hợp của nghệ sỹ Chánh Tín đang nổi cộm trên các phương tiện truyền thông hiện nay.
Một độc giả lấy tên ‘Người dân’ bày tỏ ý kiến: Mình rất hâm mộ tài năng và sự cống hiến của chú Chánh tín, rất đồng cảm với việc không may xảy ra (nếu bộ phim chiến thắng thì chú cũng thành triệu phú đôla) tuy nhiên, theo lời chú Chánh Tín trên một số bài báo thì đến nay chú vẫn không bằng lòng, không chấp nhận thực tế mà rất lo lắng, hy vọng và loay hoay xoay sở, lao tâm khổ tứ …. bằng mọi cách để có đủ tới 10 tỷ chuộc lại nhà.
Thiết nghĩ, vấn đề mấu chốt ở là chỗ này. Liệu chọn giải pháp khác có được không, sao cứ phải làm mọi cách để phải có tới 10 tỷ, 10 tỷ đâu phải con số nhỏ. Con cái chú đã trưởng thành hết rồi (con trai lớn ở canada, con gái đã đi làm nuôi thân được rồi), họ hàng bạn bè, cháu ruột chú chắc cũng toàn người nổi tiếng (Charlie Nguyễn, Johnny Trí Nguyễn,…) không đến nỗi nghèo khó, … Chú cũng đã ngoài 60 rồi có cần thiết phải ở nhà 10 tỷ không, sau này chết chú có mang theo được không, giải pháp dung hòa, nhẹ gánh, giải thoát khỏi Tham-Sân-Si, chọn cho mình con đường thanh thản: nói rõ mong ước ra là gom góp huy động gia đình bạn bè, người hâm mộ mua cái nhà 1,5-2 tỷ ở ven thành phố hoặc ngoại thành cho rẻ, còn lại dành dụm 5-7 trăm triệu (tổng cộng khoảng 2,5 tỷ, cũng dễ dàng hơn con số 10 tỷ) gửi tiết kiệm lấy tiền thuốc thang an dưỡng tuổi già, có phải thanh thản, vẹn đủ đường không?
Đằng này chú vẫn cứ than vãn, hy vọng có tới 10 tỷ để chuộc lại nhà, có cần khổ sở thế không chú ? Về phía người hâm hộ, chắc rằng cũng có người còn khó khăn, quý mến chú, tình cảm xúc động ủng hộ chú thì biết đâu con cái gia đình họ cũng chỉ ở nhà 20-30m2, biết đâu một phần tiền của người có lòng hảo tâm định ủng hộ trẻ em nghèo khó, người già không nơi lượng tựa …. lại vào chỗ chú, tiền không mất đi, chỉ chuyển từ người này sang người khác, chuyển vào chỗ chú thế nào đó thì cũng để làm sao cũng còn tiền để mà chuyển ủng hộ vào chỗ trẻ em nghèo khó, bệnh tật, không có tiền đi học nữa, … họ mới bắt đầu cuộc đời thôi, chú tuổi già rồi, tự giải thoát cho mình khỏi … vật chất tầm thuờng đi chú.
Hay như ca sĩ trẻ Thanh Duy chia sẻ trên trang cá nhân những dòng đầy tâm trạng, đồng cảm với khó khăn của Chánh Tín như là khó khăn chung của nghệ sỹ hay bậc cha chú, anh tuy đứng ngoài cuộc những lời kêu gọi nhưng cũng không “ném đá” khiến cho người nghệ sỹ già phải đau đớn: “Với tôi, đã cùng là nghệ sỹ, cùng ăn cơm tổ, thì cho dù thấy đồng nghiệp, tiền bối, đàn anh đàn chị và cả đàn em sai, cho dù cái sai đó có lớn đến đâu, thì thôi, tôi cũng xem như là bớt đi một tiếng nói, cũng không chết ai mà mình cũng không mất gì.
Là khán giả tôi không nói, vì luật bất thành văn, khán giả có quyền nhận xét, bình luận, ném đá, xót thương, yêu mến. Nhưng tôi lại cảm thấy xót xa khi cùng là nghệ sỹ, cùng ăn cơm tổ, lại cũng buông lời cay đắng như bao nhiêu người ngoài kia.
Cho tôi hèn nhát cũng được, cho tôi nguỵ quân tử cũng được, là giả tạo, là hoa hậu thân thiện cũng được, tôi chỉ sợ rồi cũng đến lúc tôi vấp ngã, thì chẳng có bàn tay nào đưa về phía tôi, thay vào đó là những lời chua chát. Thì buồn lắm! You’ll get what you give!”
Một độc giả khác bày tỏ sự bực tức trước những phản ứng tiêu cực của nhiều bạn trẻ: “Đọc tất cả những ý kiến, tôi thấy buồn cười thay cho thế hệ sinh ra muộn hơn so với “Ván Bài Lật Ngửa”. Ai đem người nghèo ngoài phố ra đối chứng với Chánh Tín, dám hỏi các bạn đã “thí” cho người bần cùng đó đồng lẻ nào chưa? Trước khi ném đá vào ngời đàn ông hoạn nạn này, có ai tự vấn mình có tham lam và kêu rên, lợi dụng lòng hảo tâm của kẻ khác? hỡi thế hệ 8X, 9X ? Chánh Tín đáng khâm phục và trân trọng vì cái sự ngã ngựa của ông là hết lòng vì nền điện ảnh nước nhà mà chưa có ai đủ can đảm làm được như ông! Ai có thì giúp, không thì thôi.”
Độc giả tên Pan Phan bày tỏ lòng tiếc thương: “Cầu cứu là quyền của người lâm hoạn nạn, cứu giúp hay không là quyền của cộng đồng xã hội. Những người không muốn cứu giúp Chánh Tín thì thôi, nên lịch sự đứng qua một bên để những người khác cứu, hà cớ gì lại so sánh hoàn cảnh Chánh Tín với những mảnh đời bất hạnh khác? Chánh Tín kêu cứu và được số đông người hâm mộ quan tâm giúp đỡ cho thấy ông có được giá trị xã hội nhất định trong cộng đồng. Người ta giúp đỡ ông vì thực sự yêu mến một tài hoa chứ không phải là thương hại hay ban ơn”.
Nhưng một độc giả tên Nguyễn Cường bức xúc: “Cho tôi hỏi những người đã và đang định giúp ông Chánh Tín: Nhà các bạn đáng giá bao nhiêu mà các bạn phải cắt đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình để giúp ông ta giữ căn nhà mười mấy tỷ? Ông ấy đang gặp hoạn nạn ư ? Ông ấy đi Mẹc, uống rượu Tây, ăn sơn hào hải vị, họ hàng con cái bên Tây bên Mỹ , ở căn nhà mười mấy tỷ. Các bạn hãy so sánh hoàn cảnh nhà mình với gia cảnh ông ấy xem. Người thân, bạn bè, đồng nghiệp không thèm động đậy tâm can vì họ biết tỏng ông ấy là thế nào huống chi người dưng nước lã như chúng ta. Hãy để đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình mua sữa cho con bạn hoặc hơn nữa giúp những người thực sự nghèo khổ.
Trên đây là một số phản hồi, bình luận và phân tích của công chúng trước sự việc của Chánh Tín. Tác giả bài viết cho rằng, ở trên đời, ai được sống cũng đều là một điều kỳ diệu của tạo hóa. Ai cũng quan trọng như ai, và sống để vừa lòng hàng triệu người là không thể, tuy nhiên, cuộc sống không có tình yêu là cuộc sống vô đạo đức. Để làm quyên góp, từ thiện, chúng ta nên theo nhà Phật dạy, đó là tu trước hành sau. Bởi nếu chúng ta chưa giác ngộ, hiểu hết được hành vi của những hành động chúng ta định làm thì không nên “hành” bởi nếu hành xong, những hành đó đem lại cho ta sự buồn bực thì hành động đó không đúng lúc, không đúng nơi đúng chỗ. Để làm việc tốt, việc thiện khó lắm, bởi nếu hành không đúng nơi, không đúng người thì chắc chắn, chúng ta ôm rơm nặng bụng, mua sự bực tức vào bản thân. Bởi vậy, làm việc nhân nghĩa phải từ tâm, phải thoải mái và giải quyết được căn nguyên sự việc mới là điều đáng quý và nên làm.