Những chuyện hậu trường ít biết trong quá trình sản xuất hai tập cuối cùng của series ‘Hãy đợi đấy’.
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”phim Hãy đợi đấy” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” autoplay=”true” ] Có lẽ ít có series hoạt hình nào vừa may mắn vừa kém may mắn như Hãy đợi đấy!. Với công nghệ sản xuất phim còn nhiều hạn chế và chậm, các tập ra mắt với tốc độ tính bằng năm nhưng tập phim nào cũng đạt được thành công ngoài mong đợi với sự yêu mến khổng lồ của công chúng.
Đến năm 1986, series này gần như bị dừng lại với 16 tập vì Anatoly Papanov, người lồng tiếng cho Sói qua đời. Sau sáu năm với quá nhiều lời đề nghị, đạo diễn Vyachaslav lại quyết định bắt tay vào làm phim, sử dụng những đoạn thu âm cũ của Anatoly.
Nhưng dường như việc này cũng không khả thi và số tập mới chỉ dừng lại ở con số khá khiêm tốn: hai tập. Việc sản xuất các tập tập tiếp theo bị đình hẳn lại và tưởng như trôi vào quên lãng khi Vyachaslav qua đời vào năm 2000.
Sau hơn 10 năm bị gián đoạn series này đã quay trở lại vào năm 2005 với hai tập mới bởi xưởng phim Khristmas Films. Người đảm nhận trọng trách này không ai khác chính là Aleksey Kotyomochkin, con trai của cố đạo diễn Vyacheslav.
Và dĩ nhiên, để đảm bảo tính liên tục và ổn định về nội dung cho phim, Felix Kandel và Aleksandr Kurlyandsky, hai biên đạo cũ của Hãy đợi đấy! cũng được mời vào vị trí viết kịch bản.
Sự thành công đạt đến mức kinh điển của Hãy đợi đấy! là một thách thức cho nhóm làm phim mới nói chung và Aleksey nói riêng bởi sự so sánh cực kì khốc liệt giữa những tập cũ và những tập mới là không thể tránh khỏi.
Người ta coi chúng là những sản phẩm khác nhau và đặt lên bàn cân. Với việc thay thế cách vẽ tay truyền thống bằng đồ họa vi tính, những thứ liên quan đến hình ảnh của bộ phim có một sự thay đổi rõ rệt.
Mặc dù những họa sỹ họat hình đã cố gắng hết sức để giữ hình ảnh của các nhân vật giống như nguyên bản nhưng những người hâm mộ khó tính không khỏi nhận ra những khác biệt dù là nhỏ nhất.
Các câu thoại được lồng ghép vào nhiều hơn, các nhân vật được nhận xét là sinh động hơn nhưng điều này cũng làm khác đi cách làm phim ‘kiệm lời’ ở những tập trước.
Tính cách các nhân vật cũng có chút thay đổi: Sói bớt hung hăng và biết run sợ hơn, còn Thỏ từ một nhân vật bị động nay cũng chủ động phản kháng trong các tình huống rượt đuổi nhiều hơn.
Có thể chỉ là cảm giác, nhưng người xem cũng không khỏi nhận thấy yếu tố gây cười cũng không còn đặc sắc như trước.
Không chỉ nhận được những dư luận trái chiều, với cái ‘dớp’ từ những tập đầu tiên, Hãy đợi đấy! lại tiếp tục gặp phải những rắc rối về pháp luật.
Sau khi đạo luật về bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ em được ban hành năm 2012, giới truyền thông bắt đầu săm soi đến những cảnh được ‘không phù hợp’ trong series. Họ cho rằng Hãy đợi đấy! cần được dán mác 18+ và chỉ được chiếu sau 11 giờ đêm. Aleksey phản hồi thông tin này:
‘Tôi có thể hồi tưởng về chỉ thị cắt những cảnh uống rượu khi có những chiến dịch chống đồ uống có cồn, nhưng dù sao, đây cũng chỉ là những chỉ thị. Đây là luật. Họ thực sự biết cách lập pháp ở Nga…’.
Rắc rối nối tiếp rắc rối khi chính quyền Nga ban hành luật cấm các cảnh hút thuốc trong phim, nếu như không phải vì nghệ thuật. Ranh giới mong manh giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật lại làm nảy sinh thêm những tranh cãi mới về tính hình tượng của nhân vật Sói.
May sao, cuối cùng mọi thứ cũng suôn sẻ khi thượng nghị sĩ Gennady Onishchenko nói lên ý kiến của mình: ‘Dù sao, trong trường hợp này, Sói là một nhân vật phản diện. Chúng ta phải, dù có trái luật, cho phép chiếu series này và chiếu nó rộng rãi hơn. Mọi tranh cãi xung quanh nhân vật Sói đều là không cần thiết’.
Trong suốt hai năm liền, hai tập phim này không được trình chiếu rộng rãi mà chỉ xuất hiện trong một số kỳ festival phim.
Cuối năm 2007, phiên bản DVD cuối cùng cũng được ra mắt công chúng Nga, bao gồm cả hai tập phim, quá trình làm phim và các hình họa được vẽ bởi Aleksey. Vị đạo diễn cũng khẳng định đây sẽ là hai tập cuối cùng của series này.