Chuyện ly kỳ về “lá số tử vi” của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Dường như số phận của cả một chế độ cũng ứng nghiệm hoàn toàn với lá số tử vi của người đứng đầu chế độ – ít nhất là trên những…giai thoại!

[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false”]
Đề cập đến sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn, người ta lại thường gắn nó với vai trò của Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống thứ 3 nếu đếm ngược từ dưới lên. Hai người đi sau, Trần Văn Hương và Dương Văn Minh, thời gian làm “chủ nhân ông” tại Phủ Đầu Rồng chỉ tính bằng ngày, bằng giờ. Khi họ lên làm Tổng thống, miền Nam đã trong cơn hấp hối và không còn cơ hội để cứu vãn sự sụp đổ. Đó là “di sản” cay đắng mà họ được người tiền nhiệm Nguyễn Văn Thiệu miễn cưỡng trao lại.

Thật thú vị, dường như số phận của cả một chế độ cũng ứng nghiệm hoàn toàn với lá số tử vi của người đứng đầu chế độ – ít nhất là trên những…giai thoại!

Ngày 29.9.2001, tại TP.Boston, bang Massachusetts, Mỹ, cựu Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu đã hóa người thiên cổ. Đến dự đám tang của ông có nhiều cựu quan chức, tướng lĩnh quân đội Sài Gòn, trong đó có Ngô Quang Trưởng, Phạm Quốc Thuần, Lê Minh Đảo, Đào Duy Ân, Mạch Văn Trường, Phan Hòa Hiệp, Lâm Ngươn Tánh, Trần Bá Di, Văn Thành Cao…, những người không chỉ là thuộc cấp mà còn từng là đồng ngũ lâu năm, hiểu Nguyễn Văn Thiệu rất rõ.
Họ đã hết sức ngạc nhiên vì trong cáo phó do gia đình soạn, ông Thiệu cầm tinh Quý Hợi, sinh ngày 5.4.1923. Điều này ngược hẳn với hiểu biết của họ, và cũng là hiểu biết của số đông dân chúng miền Nam, rằng ông Thiệu cầm tinh Giáp Tý, sinh ngày 24/12/1924. Lá tử vi “tam trùng quý số” gồm sinh giờ Tý, tháng Tý và năm Tý của ông Thiệu một thời đã từng là đề tài tốn không ít giấy mực của báo chí miền Nam.
Nguyễn Văn Thiệu và Tổng thống Nixon

Nếu ngày sinh tháng đẻ này không đúng, sinh thời không được ông Thiệu công nhận, uống mật gấu cũng chẳng có “cao thủ” nào trong giới bốc phệ, giới nhâm cầm độn toán hay anh ký giả ti toe nào dám công khai lên báo bàn tán nhăng cuội. Và nếu không đúng, chẳng lẽ suốt 10 năm ngự trị trên cương vị lãnh đạo chóp bu của miền Nam (1965-1975), ông Thiệu lại không hề đính chính, mặc cho thiên hạ bàn tán đủ kiểu? Chưa hết, khai xuân năm Nhâm Tý 1972, ông Thiệu còn cho phép ba thầy Huỳnh Liên, Minh Nguyệt và Khánh Sơn – những cao thủ trong nghề chiêm tinh, tử vi đẩu số và bói toán mà ông tin tưởng và ưu ái nhất lên đài truyền hình nói trước dân chúng về vận mạng quốc gia.

Lá tử vi quý số “tam Tý” của vị tổng thống đương nhiệm lại được ba thầy tranh nhau nhắc đến, gắn “chân mạng đế vương” của người đứng đầu thể chế với “một nền hòa bình và vĩnh cửu, cho dân chúng miền Nam, đang đến rất gần”. Nếu thế, cái tuổi Quý Hợi 1923 ghi trong cáo phó là lấy ở đâu ra?

Người ngoài có thể nhầm nhưng người thân trong gia đình của ông Thiệu thì tuyệt đối không thể nhầm. Đã có hơn một lần, vị cựu Tổng thống chính quyền Sài Gòn đã từng giải thích điều này. Trong hồi ký “Từ Tòa Bạch Ốc đến Dinh Độc Lập” xuất bản năm 1988, đã được in và phát hành trong nước, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên phụ tá kinh tế của Nguyễn Văn Thiệu thuật lại: Ông Thiệu cho biết, ngày sinh của ông là 5/4/1923. Khi ghi danh đi học, phải khai giấy tờ, ông Thiệu không nhớ, lại không có người lớn trong gia đình ở bên cạnh để hỏi nên ông đã khai đại thành 24/12/1924, vì biết đó là ngày đẹp “Tý trùng”, cộng với việc ông sinh giờ Tý để thành “Tam trùng” – “tam tý vi vương”. Khai xong, ông mới có điều kiện hỏi lại để biết chính xác ngày sinh tháng đẻ của mình.

Nếu những gì viên tiến sĩ phụ tá nhớ lại là sự thật thì sự thật này chỉ hợp lý có… một nửa. Không như đa số người nghèo ở miền Trung hồi đầu thế kỷ XX, con em sinh ra ít khi nhớ rõ ngày tháng thật, ông Thiệu sinh ra trong một gia đình theo truyền thống Nho học. Nhà Thiệu ở làng Tri Thủy, xã Tri Hải, quận Thanh Hải, nhưng quê thì ở thôn Dư Khánh, xã Khánh Hải, (cách nhau một cửa biển hẹp), nay là thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, một vùng có cảnh quan khá đẹp.

Ông Nguyễn Văn Chung, thân sinh của Nguyễn Văn Thiệu là một nhân sĩ Nho học. Hai người anh lớn Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Văn Kiểu cũng là trí thức, từng dạy học. Do đó, việc ông Thiệu có ngày sinh tháng đẻ chính xác, có lá số tử vi chính xác là điều dễ hiểu và hợp lý. Tuy nhiên, ở tuổi học trò tiểu học, khó có thể tin là cậu bé Nguyễn Văn Thiệu đủ tri thức chọn một ngày sinh “quý số tam trùng” để “khai đại” cho đời mình. Nếu thế, ông Thiệu có thể được coi là một thầy tử vi đại tài, năng khiếu phát lộ từ tấm bé!

Ngày sinh 5.4.1923 chẳng ăn nhập gì đến yếu tố Tý, chính xác rơi vào ngày Mậu Thân, tháng Ất Mão, năm Quý Hợi. Người có lá số này “tuổi thơ nghèo khổ, ít học, nhưng khôn ngoan và ương ngạnh. Tuy háo sắc nhưng rất kín đáo để che giấu tình cảm. Là người có vóc dáng thanh tú, điềm đạm, thông minh, mưu trí và nhất là biết chụp thời cơ. Có khiếu về văn nghệ và ngoại ngữ, lấy vợ sớm và phải có người mai mối”. Về tính cách, “đây là người ôn hòa, mềm mỏng, đa nghi, có nhiều mưu trí. Suốt cả cuộc đời đều được yên thân và hưởng giàu có sau 33 tuổi. Khuyết điểm của người tuổi này là: chủ quan, liều lĩnh, thô bạo, nóng nảy…”.

Tử vi Tây phương cho tuổi Quý Hợi (1923) xác định ông Thiệu tuổi Miên Dương (Aries), mang các đặc điểm: “Mạng Hỏa tinh (Mars, thần Chiến tranh), là người nghị lực, rất can cường, tự tin, cá tính độc lập, có tài lãnh đạo nhưng độc tài, hiếu thắng và liều lĩnh. Mạng hỏa nên rất có uy quyền, óc sáng tạo, có tài ngoại giao nhờ ăn nói bặt thiệp. Người tuổi này hợp với việc điều binh, khiển tướng…”.

Quả thật, ông Thiệu mồ côi cha từ năm 11 tuổi, tuổi thơ khá vất vả. Học xong lớp 9, Nguyễn Văn Thiệu rời quê vào Sài Gòn, tá túc tại nhà người anh cả là Nguyễn Văn Hiếu (thời đệ nhị Cộng hòa là đại sứ VNCH tại Italia) để học nghề ở Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị. Sau đó, ông Thiệu được người anh này giúp đưa vào học trường dòng của Pellerin của Pháp tại Huế. Sau năm 1945, ông vào Sài Gòn nhờ ông Nguyễn Văn Hiếu xin cho học trường Hàng hải.

Nguyễn Văn Thiệu quả thật có duyên với đường binh nghiệp và thăng tiến rất nhanh. Pháp chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh”, hà hơi tiếp sức cho Bảo Đại lập nên cái gọi là Quân đội Quốc gia Việt Nam, Thiệu ghi tên vào học khóa sĩ quan khinh quân đầu tiên và trở thành thiếu úy trong Quân đội Liên hiệp Pháp vào năm 1949.

Năm 1955, Quân đội VNCH được thành lập, Nguyễn Văn Thiệu đã đeo lon trung tá, giữ chức Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt. Lúc này ông Thiệu 33 tuổi, theo tuổi âm. Không lâu sau đó, ông ta lại được Ngô Đình Diệm thăng hàm đại tá, cất nhắc vào vị trí Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh, thay cho Đại tá Woòng A Sáng, một tay chỉ huy thiện chiến nhưng bất trị mà Diệm luôn nghi ngại.

Nguyễn Văn Thiệu và vợ

Năm 1951, Thiệu cưới vợ, bà Nguyễn Thị Mai Anh, con gái một gia đình Công giáo toàn tòng ở Mỹ Tho, Tiền Giang. Do đó, năm 1957, Nguyễn Văn Thiệu được rửa tội và trở thành tín đồ Thiên Chúa giáo. Mai mối cho cuộc hôn nhân là Đặng Văn Quang, một người bạn đồng ngũ. Bà Mai Anh là cháu họ của Đặng Văn Quang. Khi Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống, Đặng Văn Quang đeo lon trung tướng, được Thiệu mời làm Cố vấn Tổng thống về quân sự, Phụ tá An ninh và Tình báo Quốc gia, Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia, trở thành người có quyền lực hàng thứ 4 trong hàng ngũ quyền lực cao nhất ở miền Nam.

Nguyễn Văn Thiệu quả thật rất có khiếu ngoại ngữ. Thời đi học, vốn tiếng Pháp của ông không tồi. Tiếng Anh, ông ta chỉ học qua các phụ tá của mình, không theo lớp nhưng rất giỏi. Trong hồi ký “Từ Tòa Bạch Ốc đến Dinh Độc lập”, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng có đề cập đến chuyện ngày 8.6.1969, trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ R. Nixon tại đảo Midway ở Thái Bình Dương để bàn về vấn đề Việt Nam hóa chiến tranh, Nguyễn Văn Thiệu đã tranh luận trực tiếp bằng tiếng Anh trong 8 giờ liền mà không cần phiên dịch.

Riêng về chuyện “háo sắc nhưng rất kín đáo để che giấu tình cảm” của ông thì trước năm 1975, báo chí đối lập đã phanh phui khá nhiều, với người dân miền Nam thời đó đã không còn là chuyện lạ. Ngoài ra, ông còn là người có năng khiếu văn nghệ, từng tham gia thủ trống biểu diễn trong một cuộc giao lưu với Hướng đạo sinh tại Suối Tiên vào năm 1972…

Tuy nhiên, Đại tá Đỗ Mậu, nguyên Giám đốc Nha An ninh Quân đội thì luôn tin rằng Nguyễn Văn Thiệu sinh vào nửa đêm (giờ Tý) ngày 24.12.1924, tức ngày 28.11 âm lịch, nhằm vào ngày Đinh Sửu, tháng Bính Tý của năm Giáp Tý. Đỗ Mậu là người rất am tường khoa “Tử vi đẩu số”. Theo ông, Nguyễn Văn Thiệu không chỉ “trùng tam Tý” mà còn “trùng tứ Tý”. Trong hồi ký “Việt Nam máu lửa quê hương tôi” (được in trong nước dưới tựa “Tâm sự tướng lưu vong” – NXB Công an nhân dân 1994), ông viết: “Thiệu sinh tuổi Giáp Tý (1924), sinh vào giờ Tý (nửa đêm), tháng Tý (tháng 11 Âm lịch) và cung Mệnh Viên cũng nằm ở Tý.

Lại nữa, mệnh của Thiệu là mệnh Kim mà lại nằm vào cung Thủy là đắc cách. Năm 1965, khi Thiệu đúng 41 tuổi đi vào cung Thổ, mà Thổ lại sinh Kim, lại gặp Khoa, Quyền, Lộc, Binh, Hình, Tướng, Ấn hội chiếu là thượng cách, vì thế Thiệu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, rồi sau đó lên chức Tổng thống. Vì cung Phúc Đức là gốc của lá số cho nên tuy hết làm Tổng thống mà Thiệu vẫn được thụ hưởng giàu sang, an nhàn cho đến năm 1985, nghĩa là vào hạn Chính Hòa ở cung Ngọ”.
Ông Trần Đại Sỹ, đã “thú nhận” rằng đã nhắm mắt chấm cho Nguyễn Văn Thiệu lá sổ tử vi… đế vương

Khi nhóm tướng lĩnh âm mưu đảo chính anh em Ngô Đình Diệm, Sư đoàn 5 do Thiệu chỉ huy vẫn đóng ở Biên Hòa. Khi có sự cố, đó chính là đơn vị có thể điều quân cơ động, nhanh chóng nhất về Sài Gòn, cho dù là để tấn công hay phòng thủ, giải vây. Nhóm tướng lĩnh đảo chính đã tìm đủ cách để lôi kéo Nguyễn Văn Thiệu tham gia vào âm mưu, chí ít cũng là án binh bất động không can thiệp, để đề phòng bất trắc. Đại tá Đỗ Mậu, một trong những “công trình sư” chủ chốt của âm mưu đảo chính anh em Diệm – Nhu đã trực tiếp đứng ra lo liệu việc lôi kéo Nguyễn Văn Thiệu.

Biết viên tư lệnh trẻ là người nặng đầu óc mê tín, rất tin vào tướng số, Đỗ Mậu đã đút tiền cho thầy chiêm tinh Huỳnh Liên trên đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần), người được mệnh danh là Quỷ Cốc tiên sinh để tay này “vẽ bùa” Nguyễn Văn Thiệu, do chính Đỗ Mậu dắt tới. Quỷ Cốc tại thế phán: “Thầy cầm tinh Giáp Tý, năm Quý Mão (1963) tất gặp chông gai. Thầy phải đích thân đứng ra đẩy bật tảng đá chắn đường mình đi, nếu không thì mạng vận của thầy sẽ bị tảng đá này đè nát”.

Thiệu tin sái cổ. Quỷ Cốc tiên sinh còn phán thêm: “Số phần đã vạch, thầy chớ có nhị tâm mà rước họa vào thân, chết không toàn mạng”. Theo yêu cầu của thầy tướng số – mà kỳ thực là yêu cầu của chính Đỗ Mậu – Nguyễn Văn Thiệu đã líu ríu thề độc sẽ theo phe đảo chính, chính thức ký tên vào danh sách những kẻ sẽ nhúng tay vào máu anh em Ngô Đình Diệm.

Một nguồn thông tin khác lại cho rằng, tuổi “Tý trùng” của Nguyễn Văn Thiệu hoàn toàn là bịp bợm. Người ngụy tạo ra nó là một bác sĩ, nhân viên tình báo thời đệ nhất Cộng hòa tên là Trần Đại Sỹ, ông này từng sắm vai ký giả, ký bút danh Trần Hoàng Quân, từng là trưởng nhóm nghiên cứu Tử Vi Đông A. Việc ngụy tạo được tiến hành theo đơn đặt hàng của dược sĩ Nguyễn Cao Thăng trước khi đảo chính anh em Diệm nổ ra.

Sau này, sống lưu vong tại Pháp, ông Trần Đại Sỹ có xuất bản cuốn “Tử Vi cho tuổi Tý”, không tiếc lời mạt sát lá số thật của Nguyễn Văn Thiệu. Ông ta cũng xin lỗi các “cao thủ” khác trong nghề “xủ quẻ” và thú nhận thời trẻ nông nổi, ham danh lợi nên ông ta đã làm bậy, nhắm mắt chấm cho Nguyễn Văn Thiệu một lá số có mạng đế vương!

Điều kỳ lạ là sau này, Nguyễn Văn Thiệu lại tuyệt đối tin rằng ông ta có chân mạng “tứ Tý quý trùng”, nhất nhất xây dựng cơ đồ quyền lực trên nền tảng của một trò bịp bợm!

Theo Kiến Thức

Để người ta tin vào chân mạng thiên tử, làm tổng thống đời đời của Nguyễn Văn Thiệu, ông thầy bói Huỳnh Liên đưa ra lá số tử vi “tam tý, tứ quý” rất hoàn hảo. Lá số thời điểm trước bầu cử năm 1967 và lá số sau khi Thiệu làm tổng thống có khác biệt chút ít. Lá số sau, chân mạng thiên tử của Thiệu “tỏa sáng” hơn lá số trước…

Lá số tử vi số 2 xuất hiện ngay trước thềm bầu cử lần 2
Lá số thứ hai này diễn giải Nguyễn Văn Thiệu sinh vào nửa đêm (giờ Tý) ngày 24.12.1924, tức ngày 28/11 âm lịch, nhằm vào ngày Đinh Sửu, tháng Bính Tý của năm Giáp Tý. Theo “tử vi đẩu số” thì Nguyễn Văn Thiệu không chỉ “trùng tam tý” mà còn “trùng tứ quý mệnh” mang cung Viên cũng nằm ở Tý.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Theo tử vi đẩu số thì “tứ tý, tứ quý mệnh” gồm: Nhất quý đế vương; Nhị quý hiển danh; Tam quý trường thọ; Tứ quý tài lộc. Có nghĩa là Thiệu sẽ làm vua, nổi tiếng, sống lâu và giàu có suốt đời, mãn kiếp. Bây giờ có thêm “Tứ tý” thì Thiệu có thêm cung mạng “tứ linh” tức lúc nào xung quanh Thiệu cũng có 4 linh vật độ trì: Long, Lân, Quy, Phụng. Căn cứ vào đó thì ai theo phò tá trung thành với Thiệu sẽ mang thêm chân mạng của 1 trong 4 linh vật.
Cũng theo lá số thứ hai, Thiệu mang mạng Kim, lại rơi vào cung Thủy là đắc cát (may mắn). Năm 1965, Thiệu bước vào tuổi 41, đi vào cung Thổ, mà Thổ lại sinh Kim nên gặp “Khoa, Quyền, Lộc, Binh, Hình, Tướng, Ấn” (Tức đắc cử, có quyền, có lộc, cầm binh, giữ luật, hàm tướng, có chức vị cao nhất). Nhờ đó, vào năm 1965, Thiệu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia – Quốc trưởng rồi sau đó lên chức Tổng thống.
Với cách giải lá số tử vi như vậy thì Nguyễn Văn Thiệu quả là con nhà trời sai xuống trần gian nắm vận mạng cả thế giới chứ không chỉ riêng miền Nam Việt Nam.
Nhiều người nêu thắc mắc, mang chân mạng lớn như vậy, sao Thiệu không được “đầu thai” vào gia đình danh gia vọng tộc để dễ dàng leo lên ngai rồng mà lại ra đời trong một gia đình nghèo rớt mồng tơi ở Ninh Thuận? Chiêm tinh gia Huỳnh Liên đổ thừa: Vì thực dân Pháp trấn yểm dinh Độc Lập nên chân mạng thiên tử của Thiệu phải đầu thai nhằm gia đình nghèo. Nếu không bị trấn yểm, có khi Nguyễn Văn Thiệu là con trai vua… Hàm Nghi (?!).

 

Huỳnh Liên tổ chức họp báo gồm những ký giả chuyên viết “tin bàn đèn” tại sân dinh Độc Lập. Ông ta huyên thuyên giải thích: “Hình ảnh lá cờ ba que bay chấp chới dưới tầng 1 giống như lửa tam muội đốt dinh. Phải dời lá cờ lên trên nóc. Cần xây thêm một hàng vòi phun nước thẳng lên để … dập lửa tam muội”.
Dinh Độc lập ngày nay
Thật ra, lúc đó ông hàm ý Nguyễn Cao Kỳ “đốt cháy” dinh Độc Lập. Bởi theo Hán tự, “kỳ” là “cờ”. Đó là lý do sau khi Nguyễn Cao Kỳ được làm Thủ tướng nhưng Thiệu nài nỉ Kỳ đừng dọn vào dinh ở. Nguyễn Cao Kỳ đành thu xếp một chỗ trong sân bay Tân Sơn Nhất làm văn phòng làm việc và ở luôn cho đến năm 1975.
Đó là lý do, cột cờ được dời lên sân thượng dinh Độc Lập.
Một hôm Thiệu triệu Huỳnh Liên vào phủ đầu rồng chìa ra một bản vẽ bản đồ miền Nam Việt Nam. Trên bản đồ, Thiệu vẽ sẵn một hình chữ T. Điểm gốc xuất phát từ Ninh Thuận – quê hương của Thiệu. Điểm ngọn là dinh Độc Lập. Từ dinh Độc Lập có 3 nhánh nhỏ chìa ra. Điểm cuối của 3 nhánh nhỏ ấy là Hồ Con Rùa, Nhà thờ Đức Bà và một dinh thự nằm trên đường Công Lý (tức đường Nguyễn Văn Trỗi ngày nay). Nếu ai hiểu phong thủy, kết nối các điểm ấy với nhau sẽ thấy đó là hình của cụm sao Vua. Chiêm tinh gia như Huỳnh Liên cũng bái phục tài chiêm tinh của Thiệu.
Tuy nhiên, sau khi lật tới lật lui bức đồ hình, Huỳnh Liên đề nghị Thiệu kéo thêm 1 đường gạch thẳng xuống đồng bằng sông Cửu Long kèm thêm phân tích: “Với đồ hình này, tổng thống chỉ làm vua từ miền Trung tới Sài Gòn thôi. Cần kéo dài đến miền Tây Nam Bộ. Với đồ hình kéo thêm về miền Tây thì chữ “chủ” sẽ hiện rõ. Trong chữ chủ có chữ vương. Nếu làm vua mà không làm chủ thì mất quyền vào tay Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, tổng thống thành ra kẻ ngồi làm hình nộm. Nếu vừa vương vừa chủ thì tổng thống mới đích thật có quyền hành trong tay. Vả lại, đồ hình chữ chủ gần giống với mũi tên hướng về miền Bắc”. Nghe Huỳnh Liên diễn giải, Thiệu mát ruột đồng ý ngay.
Ngay lập tức, Thiệu cho gọi một sĩ quan công binh vào dinh Độc Lập bằng một công điện “tuyệt mật”.
Viên sĩ quan này được Thiệu trực tiếp ra lệnh: “Em tuyển một số lính có biểu hiện sợ chết, đào ngũ để thành lập một đơn vị đặc biệt. Đơn vị đặc biệt này sẽ thực hiện một loạt nhiệm vụ đặc biệt tối mật theo sự hướng dẫn của một chuyên gia từ Hồng Kông trở về. Em chỉ được phép thực hiện chứ không được phép hỏi”. Đó là lý do sau này người ta đồn Huỳnh Liên là thầy phong thủy gốc Hồng Kông.
Tuy đồ hình phong thủy trấn yểm long mạch cho vận mạng “quốc gia” nhưng lại mang tính chất cá nhân cho Thiệu. Những vị trí được đánh dấu trấn yểm trên bản đồ gồm 5 vị trí: Dinh Độc Lập; Thư viện Quốc gia; Nhà thờ Đức Bà; núi Mặt Quỷ ở Ninh Hải, Ninh Thuận (quê hương của Thiệu); tư dinh của Thiệu (số 81, Trần Quốc Thảo ngày nay) và một khu vườn sát quốc lộ ở trung tâm quận Thốt Nốt, Long Xuyên (ngày nay Thốt Nốt thuộc Cần Thơ).
Trong 5 vị trí phong thủy đó, cụm “long mạch” dinh Độc Lập quan trọng nhất, bao gồm: Dinh Độc Lập (đầu rồng – Long); Thư viện Quốc gia (chân và mình rồng – Lân); Nhà thờ Đức Bà (chân và mình rồng – Phụng) và Hồ Con Rùa (đuôi rồng – Quy).
Giải mật đồ hình Hồ Con Rùa
Nếu nhìn từ khía cạnh địa lý thì vị trí đất dinh Độc Lập và Hồ Con Rùa là 2 gò nổi cao nhất trong khu vực.
Thầy bói Huỳnh Liên khẳng định, con rồng nằm dưới dinh Độc Lập quẫy đạp nên Diệm mới bị đảo chính và bị giết. Để con rồng dinh Độc Lập không quẫy đạp nữa, cần phải dùng pháp thuật đóng đuôi rồng xuống đất cho nó nằm im chịu phép.
Một ngày cuối năm 1970, Hồ Con Rùa được khởi công xây dựng gấp gáp ngay tại vị trí cổng thành Khảm Khuyết thuở xưa. Giữa trung tâm hồ nước tròn là một đài tưởng niệm cao có hình cánh hoa xòe. Theo Huỳnh Liên, đó là cây đinh đóng ghim đuôi rồng xuống đất cho nó đừng vùng vẫy. Dưới chân đài có đúc một con rùa lớn bằng kim loại đội tấm bia đá ở trên lưng. Tấm bia đá khắc tên nhiều quốc gia.
Là đà trên mặt hồ nước là 3 đường hình bán nguyệt, 1 đường hình dấu hỏi giao nhau dưới chân “cây đinh”. Từ trên cao nhìn xuống, 4 lối đi trên mặt nước tạo thành một đồ hình giống lá bùa. Năm 1972, công trình Hồ Con Rùa hoàn thành và được đổi tên thành Công trường Quốc tế nhưng dân Sài Gòn vẫn thích gọi đó là Hồ Con Rùa.
Theo Nông Huyền Sơn – CAND

Leave a Reply