Cuộc vây bắt sát thủ giết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga rúng động Sài Gòn

Như tin đã đưa, trong bản tin ngày 28.1, khi nói về những nghệ sĩ được đặt tên đường tại TP.HCM vào ngày 4.2 tới, BTV của kênh truyền hình trực tuyến VTC14 đã nói sai về cái chết của cố NSƯT Thanh Nga.
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”nghệ sĩ Thanh Nga” resultsPerPage=”8″ thumbHeight=”16″ thumbWidth=”69″ videoBlacklist=”tfels69Qafw, vShuemU1n6s, H9OlEJldzH0, 3MWjNuahk4g,so8fdnhPdcs, LP2zb7khLuA, qsZEcN9F6fA,hvs7z3gE2pI, DtD_HufYxv4, qjBeqLuJoeM,fm5B997INn8,4FzZ4UDASG4, Cmhu2yBNvSo,uHBgGO1gIV8,A4ihm763PUo,ReYOZF-wLFE,ReYOZF-wLFE,wuzpp0Xo1BA,75n-fh9fh98,b45OmYSGdo0, ipazkTlKW4I,qViSToIsHrk,w0M-RlCbmS8, TPyI-_d4ITg,amthucvietnamngon, SUpSfCPOCGQ, pX5SoBeyisY ,ySB57vpGx74, _dQlJ00ruug” thumbHeight=”28″ thumbWidth=”69″ paginationBelow=”false” autoplay=”true” ] Thay vì đọc cố nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại cách đây 37 năm, BTV này lại đọc “37 năm sau khi tự sát… Để bạn đọc hiểu rõ hơn lịch sử câu chuyện này, Một Thế Giới xin giới thiệu lại tư liệu về vụ ám sát cố NSƯT Thanh Nga cách đây 37 năm.

Trong giới nghệ sĩ sĩ nói chung và nghệ sĩ cải lương nói riêng, Thanh Nga là một hiện tượng đặc biệt, bà là một tài năng thiên bẩm thanh sắc vẹn toàn. Trên sân khấu Thanh Nga xuất hiện trong bất cứ vai phụ nữ nào đều thành công vang dội và để lại dấu ấn khó phai mờ với người một điệu.
Bởi thế nên với công chúng yêu cải lương, nghệ sĩ Thanh Nga được tôn vinh là nữ hoàng- nữ hoàng cải lương Thanh Nga.

Thật vậy, dù đó là Thái hậu Dương Vân Nga cao sang, lộng lẫy Trưng Trắc đẹp uy nghi hay tiểu thư Quỳnh Nga hiền thục trong Bên cầu đệt lụa hoặc hóa thân làm sơn nữ Phà Ca bi thương sầu mộng trong Người vợ không bao giờ cưới… đều để lại dấu ấn rất riêng, khó có người thay thế mà đạt đến đỉnh cao nghệ thuật của vai diễn trên sân khấu cải lương như vậy.

Còn đối với công chúng, đặc biệt là người miền Nam yêu nghệ thuật cải lương thì Thanh Nga là một tên tuổi lớn được tôn vinh là “Nữ hoàng sân khấu”. Bà được cả nam phụ lão ấu nhiều thế hệ yêu thương, mến mộ.

Sau đêm diễn vở Thái hậu Dương Vân Nga

Nhưng cách đây trên 3 thập niên, vào đêm 21-11-1978, cái đêm định mệnh với vai diễn Thái Hậu Dương Vân Nga ở rạp Cao Đồng Hưng gần chợ Bà Chiểu quận Bình Thạnh. Khi tan xuất diễn ra về cùng chồng là đạo diễn Duy Lân, tên đầy đủ là Phạm Duy Lân và con trai Phạm Duy Hà Linh lúc đó có tên thân mật gọi ở nhà là Cúc Cu (5 tuổi) trên chiếc ô tô 4 chỗ Volkwagen BS:51A-48… của gia đình đã bất ngờ bị 2 kẻ lạ mặt tấn công bằng súng và bắn chết cùng lúc cả hai vợ chồng.

Vụ án đã gây xôn xao dư luận và làm xúc động mọi người chứ không riêng gì giới nghệ sĩ.
Càng xôn xao hơn khi Cơ quan điều tra tới hiện trường vụ án và khẩn trương truy xét, lần theo dấu vết của hung thủ thì thoạt đầu nghi ngờ đây là vụ ám sát vì lý do chính trị nhưng sau đó thì xoay qua hướng hình sự. Vậy sự thật của câu chuyện này như thế nào?

Rạp Cao Đồng Hưng nằm gần chợ Bà Chiểu quận Bình Thạnh là một rạp hạng B chuyên cho sân khấu cải lương. Đêm 26-11-1978 rạp tiếp tục diễn vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga do nữ nghệ sĩ Thanh Nga đóng vai chính. Đây là vở cải lương nổi tiếng và Thanh Nga trong vai Thái hậu Dương Vân Nga đóng cũng rất xuất sắc nên dù là xuất diễn kéo dài nhưng rạp vẫn kín khán giả.

Tan xuất diễn vào lúc 23 giờ, nữ nghệ sĩ Thanh Nga không kịp tẩy trang và thay đổi phục trang của vai diễn, vẫn mặc nguyên bộ triều phục màu đỏ rực rỡ của thái hậu Dương Vân Nga rời rạp hát ra xe Volkswagen loại 4 chỗ đời cổ của Đức BS: 51A-48… do chồng là đạo diễn Phạm Duy Lân tới rước.

Lên xe Thanh Nga ngồi băng ghế sau với bé Cúc Cu tức Phạm Duy Hà Linh, con trai của bà và ông Phạm Duy Lân. Tài xế kiêm bảo vệ cho Thanh Nga tên Nguyễn Văn Các 34 tuổi ngồi băng ghế trước phía bên phải ông Phạm Duy Lân đang ngồi trước tay lái. (Đêm nay ông Lân trực tiếp lái xe).
nghe si Thanh Nga

Cố nghệ sĩ Thanh Nga vào những năm 70 khi bà tròn 30 tuổi- Ảnh: Nguyễn Công Thành

Hai cái chết oan nghiệt

Chiếc Wolkswagen ngược đường Phan Đăng Lưu, tới ngã ba Phan Đăng Lưu-Đinh Tiên Hoàng rẽ trái rồi theo hướng đường Đinh Tiên Hoàng về trung tâm thành phố tới ngã 6 Phù Đổng vì có tượng Phù đổng Thiên vương. Ở đây là vòng xoay 6 ngã nên tên gọi chính thức là ngã 6 Sài Gòn.

Ông Phạm Duy Lân cho xe ôm vòng xoay theo chiều tay trái rồi rẽ phải vào đường Ngô Tùng Châu (giờ là Lê Thị Riêng) để về nhà. Tới trước nhà Thanh Nga ở số 114, xe dừng lại, tài xế Nguyễn Văn Các mở cửa xe bước xuống trước định mở cửa xe cho Thanh Nga và bé Cúc Cu.

Ngay lúc đó có một chiếc Honda chở đôi từ phía sau phóng tới nhanh như chớp, thắng gấp trước đầu chiếc Wolkswagen nghe “kịt” một tiếng rồi một gã thanh niên nhảy xuống lao tới chĩa mũi súng ngắn vào tài xế Nguyễn Văn Các gằng giọng:

– Mày đứng im, la một tiếng tao bắn nát óc!

Ngay sau câu nói, gã tống cho anh tài xế một đạp nhào ngược vào trong cửa xe, nằm sấp trên băng ghế mà lúc nãy chính anh đã ngồi. Ngay lúc đó tên thứ hai mở cửa sau chĩa súng vào Thanh Nga khống chế bà để với tay kéo bé Cúc Cu. Nhưng Thanh Nga giành lại nên xảy ra cuộc giằng co giữa gã thanh niên cầm súng và nữ nghệ sĩ Thanh Nga. Ông Phạm Duy Lân vội xoay người chồm ra phía sau phụ với Thanh Nga giữ Cúc Cu và lên tiếng:

– Các anh đừng bắt con tôi, muốn gì vợ chồng tôi cũng chấp nhận.

Nhưng vừa nói dứt câu, tên chĩa súng khống chế ông Phạm Duy Lân nãy giờ đã siết cò, một tiếng nổ khô khốc phát ra, ông Phạm Duy Lân bật kêu lên:

– Các ơi, cậu Ba bị bắn rồi…

Ở băng ghế sau, Thanh Nga vẫn giằng co quyết liệt với tên cầm súng thứ hai. Tên này cố sức kéo tay Cúc Cu ra khỏi xe, trong khi Thanh Nga cố hết sức giữ con trai không rời khỏi tay mẹ. Lúc Này Thanh Nga la lớn:

– Bắn thì bắn chết tôi luôn đi chứ đừng hòng bắt con tôi.

Một tiếng nổ khô khốc nữa lại vang lên, Thanh Nga trúng đạn gục xuống. Bé Cúc Cu sợ quá vừa khóc vừa kêu “ “Má ơi, ba ơi…” lẫn trong giọng nói ngắn gọn giống như ra lệnh của tên cầm súng thứ nhất:

– Thôi, đi!

Chiếc Honda chở 2 tên sát thủ vừa gây án ngược đường Ngô Tùng Châu về hướng ngã 6 Phù Đổng rồi mất hút trong bóng đêm. Tài xế Nguyễn Văn Các bây giờ mới hoàn hồn, anh luýnh quýnh chưa biết làm gì trước sự thật kinh hoàng đang xảy ra trước mắt, chỉ biết rằng đêm hôm đó là đêm diễn cuối cùng trong vai thái hậu Dương Vân Nga của cô chủ nổi tiếng trong giới cải lương mà anh cũng là một khán giả ái mộ.

Lúc đó là 23 giờ 30 ngày 26-11-1978, một đêm định mệnh. Và Thanh Nga chưa bước qua tuổi 36 đầy xuân sắc.
nghe si Thanh Nga
Nghệ sĩ Thanh Nga (1942–1978) là một nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng của Việt Nam. Bà còn được mệnh danh là “nữ hoàng sân khấu” của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ- Ảnh: Nguyễn Công Thành

(còn tiếp)

Hồ An

Leave a Reply