Những thông tin và diễn biến gần đây cho thấy, đại gia Trầm Bê và nhóm liên quan của mình có thể sẽ bước vào một trận đánh lớn mới. Từ đây, câu chuyện thâu tóm Sacombank cách đây 2 năm lại hiện về.
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Đại gia Trầm Bê” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” ] Khoảng lặng trước bão
Giữa tháng 2/2014 vừa qua, dư luận đã nổi sóng với thông tin ông Trầm Bê và gia đình vẫn đang vi phạm pháp luật với tỷ lệ sở hữu vượt 20% vốn của Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank).
Tính tới cuối 2013, ông Trầm Bê là cổ đông cá nhân lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 8,36% vốn điều lệ; con trai ông Trầm Bê là Trầm Trọng Ngân – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) giữ 4,42% vốn điều lệ. Con gái Trầm Thuyết Kiều, Phó TGĐ Southern Bank cũng nắm số cổ phần tương đương 7,36% vốn…
Sóng gió nổi lên xuất phát từ chỗ, Luật TCTD 2010 vốn đã có hiệu lực hơn 2 năm qua (1/11/2011), với quy định một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, chỉ trong một NH đã có 3 trường hợp vi phạm.
Tuy nhiên, đây chỉ là cơn sóng hiếm hoi liên quan đến gia đình ông trùm này sau những biến động thâu tóm Sacombank cách đây 2 năm. Dường như, ông Trầm Bê đã quay lại với vẻ trầm kín của mình; nhưng có lẽ đây chỉ là khoảng lặng trước bão khi những thông tin sáp nhập Sacombank và Phương Nam lộ ra.
Nói về quyền lực và giàu có trong giới kinh doanh, hẳn không thể bỏ qua và khó ai sánh được thế lực nhà Trầm Bê. Trên thị trường tài chính, nắm cổ phần chi phối một NH không dễ nhưng với ông Trầm Bê điều này có lẽ bình thường bởi hiện tại gia đình ông đang là cổ đông lớn nhất tại cả Sacombank và SouthernBank.
Một gia đình hiện đang nắm quyền chi phối ở 2 NH – một hiện tượng có thể nói độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Trước đó, thị trường tài chính Việt Nam hẳn không thể quên được câu chuyện thâu tóm NH Sacombank, mà người đứng sau sự kiện này không ai khác chính là ông Trầm Bê và các thành viên trong gia đình.
Báo cáo quản trị 2013 của Sacombank (STB) cho thấy, gia đình ông Trầm Bê cũng nắm nhiều cổ phần nhất trong số các thành viên HĐQT NH này. Con trai cả là ông Trầm Trọng Ngân sở hữu hơn 54,7 triệu cổ phiếu (4,4%); con trai thứ, Trầm Khải Hòa (thành viên HĐQT) nắm hơn 24 triệu cổ phiếu (1,93%); con gái Trầm Thuyết Kiều nắm gần 3,6 triệu cổ phiếu (0,3%); ông Trầm Bê nắm hơn 1,84 triệu cổ phiếu (0,15%).
Sau ván cờ thâu tóm Sacombank diễn ra giữa năm 2012, ông Trầm Bê và gia đình mới trở nên nổi bật với sự xuất hiện của một loạt các thành viên đến từ Southernbank có mặt trong bộ máy quản trị của Sacombank (ông Trầm Bê, con trai Khải Hòa, ông Phan Huy Khang, bà Dương Hoàng Quỳnh Như).
Không chỉ chi phối 2 NH nổi tiếng, gia đình doanh nhân này còn sở hữu hàng loạt DN khủng trong nhiều lĩnh vực với những cái tên như: Đầu tư xây dựng Bình Chánh BCCI, Bệnh viện Triều An, Công ty Sơn Sơn, Cụm cảng Long Toàn…
Tập trung tài sản và quyền lực?
Gần 2 năm sau vụ thâu tóm Sacombank, giới đầu tư gần đây lại đang nổi sóng với thông tin về khả năng Southern Bank sẽ sáp nhập với Sacombank. Qua đó, nhân vật Trầm Bê lại được nhắc đến khi ông có vị thế lớn và được nhiều người ngầm hiểu Sacombank và Southern Bank cùng một ông chủ
Khả năng ông Trầm Bê đưa Southern Bank và Sacombank về một mối gây bất ngờ cho nhiều người. Bất ngờ ở chỗ, trước đó, mối duyên Southern Bank-Sacombank ít được đề cập đến, trong khi đó mối quan hệ Eximbank-Sacombank mới nổi bật.
Hồi đầu 2013, Eximbank và Sacombank công bố bản hợp tác toàn diện giữa hai NH này nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng cho cả hai. Trong một khoảng thời gian dài, Sacombank và Eximbank được giới đầu tư coi như người một nhà với những biểu hiện gần gũi giữ ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Eximbank và ông Phạm Hữu Phú, chủ tịch Sacombank.
Tuy nhiên, xét về phương diện chủ sở hữu thì khả năng Sacombank sáp nhập với Southern Bank đang được bàn luận gần đây hoàn toàn có thể xảy ra. Cùng là người đang nắm cổ phần lớn nhất, việc ông Trầm Bê và các nhà đầu tư lên phương án sáp nhập 2 NH này là khá hợp lý và dễ làm.
Hơn thế, đây có lẽ cũng là phương án mà các cơ quan quản lý Nhà nước có thể chấp nhận khi cơ quan quản lý muốn xử lý các NH yếu kém, giảm tình trạng sở hữu chéo, kiểm soát tình trạng nắm sở hữu vượt tỷ lệ như một đòi hỏi lớn nhất.
Nếu việc ông Trầm Bê đưa 2 NH về một mối, tỷ lệ sở hữu của ông Trầm Bê chắc chắn sẽ giảm mạnh bởi gia đình ông Trầm Bê đang nắm giữ gần 21% cổ phần Southern Bank nhưng chỉ nắm khoảng 6,6% cổ phần Sacombank. Trong khi đó, vốn của Sacombank là trên 12.000 tỷ đồng, còn Southern Bank là 4.000 tỷ.
Với ông Trầm Bê, nếu Southern Bank về với Sacombank, đây chắc chắn vẫn sẽ là một trận đánh lớn. Tiếng tăm và vị thế của doanh nhân kín tiếng này càng lên cao hơn nữa. Vai trò và gia thế của gia đình ông Trầm Bê sẽ lên một tầm cao mới. Sau 10 năm tham gia vào lĩnh vực NH với bước thâm nhập đầu tiên vào Southern Bank, đại gia Trầm Bê đang có những bước đi mạnh mẽ để xác lập vị trí thực sự của một ông Trùm tài chính.
Thực tế, những vi phạm của ông Trầm Bê và gia đình là những tồn tại của lịch sử. Luật trước đó không giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cá nhân và tổ chức tại NH. Những sai phạm trong hệ thống NH cùng với lo ngại về khả năng lũng đoạn và hoạt động sân sau của các đại gia đã khiến NHNN đưa ra những quy định chặt chẽ hơn. Cơ hội đã đến, các đại gia có lẽ cũng sẽ sẵn sàng làm theo luật, nhất là khi điều đó mang lại lợi ích cho họ và một phần lớn tài sản của họ nằm trong NH.
Mạnh Hà