Ý tưởng trên được thúc đẩy khi Tổng thống Joe Biden và lãnh đạo Dân chủ đang tìm cách giải quyết những tranh chấp trong nội bộ đảng về quy mô cuối cùng của dự luật xã hội và môi trường, và những sáng kiến bao gồm trong đó.
Hỗ trợ di dân được ở lại Mỹ là ưu tiên hàng đầu của giới lập pháp cấp tiến và các nhà lập pháp gốc Latino. Dân chủ cần phải có sự đồng thuận gần như tuyệt đối để có thể thúc đẩy dự luật được thông qua ở Quốc hội đang bị chia rẽ với khoảng cách sít sao.
Đề nghị mới nhất này được Dân chủ đưa ra sau hai thất bại liên tục trong việc thuyết phục một số Thượng nghị sĩ ôn hoà đồng tình đưa những điều khoản di trú vào dự luật xã hội vẫn chưa đi đến đâu.
Theo một điều luật năm 1952, chính phủ có thẩm quyền để di dân ở lại tạm trú, kể cả những người đã ở trong nước. Được cập nhật vài lần nhưng chưa bao giờ được sử dụng để ảnh hưởng đến hàng triệu người cùng một lúc, luật hiện tại cho phép Bộ trưởng Nội an thực hiện thẩm quyền tha bổng.
Ngôn ngữ mà Dân chủ đang cân nhắc sẽ nói cụ thể, di dân ở Mỹ từ năm 2011 trong 5 năm có thể được phép tạm trú, và có thể được gia hạn thêm 5 năm nữa.
Các điều khoản đang được cân nhắc sẽ không cho di dân được tha bổng con đường trở thành thường trú nhân hợp pháp hoặc nhập tịch. Nhưng gần 1 triệu di dân trong số này có thân nhân ở Mỹ sẽ có thể tận dụng những thủ tục hiện có để thay đổi tình trạng di trú.
Đề nghị này đang được lãnh đạo Dân chủ cân nhắc nhưng họ chưa đưa ra bất cứ quyết định nào. Theo đồng Chủ tịch tổ chức cấp tiến Community Change Action Lorella Praeli, giải pháp tha bổng sẽ là một chọn lực mà Dân chủ theo đuổi.
Hương Giang (Theo AP)