Việc Sài Gòn đã đóng cửa Bãi chôn lấp số 3 tại khu Phước Hiệp (Củ Chi) vào cuối tháng 6.2014, để dồn rác về Đa Phước (Bình Chánh), cùng một công nghệ là chôn lấp, khiến cho Sài Gòn có thể sẽ phải mất hơn 685 tỉ đồng bồi thường. Đây là một sự lãng phí ngân sách rất lớn và không cần thiết.
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”ông David Dương” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” ]
Cái giá của một quyết định vội vã?
Như Một Thế Giới đã thông tin, trong tháng 7.2013, UBND TP.HCM đã có chuyến khảo sát tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp (bãi rác Phước Hiệp), và ngay sau đó nhanh chóng đưa ra quyết định đóng cửa bãi chôn lấp số 3, với lý do bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường.
Chủ đầu tư của bãi chôn lấp số 3 là công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM (CITENCO), có tổng mức đầu tư: 976 tỉ đồng, diện tích: 22,68 ha, với công xuất xử lý: 2.000 tấn rác sinh hoạt/ngày. Dự án “bãi chôn lấp số 3” là liên doanh giữa CITENCO và KBEC Hàn Quốc.
Khi đóng cửa bãi chôn lấp số 3, toàn bộ rác thải 2.000 tấn rác/ngày của Phước Hiệp sẽ được chuyển về khu xử lý chất thải rắn Đa Phước, do Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) của ông David Dương làm chủ đầu tư. Và thành phố cũng sẽ phải kết thúc hợp đồng với liên danh KBEC KOREA.
Đây là một liên danh lớn của Hàn Quốc, rất được sự quan tâm của chính phủ Hàn Quốc khi đầu tư vào VN. Dự án được thi công theo công nghệ Hàn Quốc được áp dụng lần đầu tiên tại VN và Đông Nam Á. Do vậy, nếu vì lý do phải ngưng hoạt động bãi chôn lấp rác số 3 thì cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa hai chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc.
Báo cáo của sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) TP.HCM cho biết, nếu dừng hoạt động bãi rác chôn lấp số 3, TP.HCM sẽ phải bồi thường tổng cộng 685,510 tỉ đồng, bao gồm:
– Chi phí bồi thường phần công việc đã thực hiện vào khoảng 604,791 tỉ đồng.
– Chi phí bồi thường thiệt hai cho các nhà thầu (ước tính khoảng 10% tổng giá trị các hợp đồng của các nhà thầu đang thực hiện trong trường hợp xảy ra tranh chấp, kiện tụng): 62,719 tỉ đồng.
– Chi phí hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người lao động của công ty CITENCO bị mất việc làm, ước tính: 18 tỉ đồng (300 công nhân x 12 tháng x 5 triệu/tháng).
Nếu đóng cửa Bãi chôn lấp số 3, đề xuất phương án nào cũng tốn kém
Như vậy, khi đóng cửa bãi chôn lấp số 3, nếu TPHCM muốn biến bãi chôn lấp này thành bãi chôn lấp dự phòng cho Đá Phước, theo tính toán của Sở TN-MT, TP.HCM sẽ phải chi ít một lượng lớn ngân sách , tùy thuộc chọn theo phương án nào.
– Phương án Xây dựng hoàn thành – Chuyển giao cho thành phố:
Theo phương án này, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TPHCM thực hiện xây dựng hoàn thành công trình “Xây dựng bãi chôn lấp số 3” và chuyển giao cho thành phố quản lý, sử dụng theo hình thức xây dựng – chuyển giao. Theo phương án này, TPHCM sẽ phải trả các khoản chi phí: Đầu tư xây dựng (696,262 tỉ đồng), Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác và đầu xe máy thiết bị trung chuyển rác (150 tỉ đồng), Đúc tấm panel phục vụ chôn lấp rác (10 tỉ đồng), Chi hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho 300 công nhân (18 tỉ đồng). Tổng cộng phải chi 874,262 tỉ đồng.
– Phương án Xây dựng – hoàn thành, giao công ty CITENCO vẫn hành dự phòng.
Theo phương án này, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TPHCM thực hiện xây dựng hoàn thành công trình “Xây dựng bãi chôn lấp số 3” và đưa vào sử dụng dự phòng, tiến hành duy tu và sẵn sàng tiếp nhận và sử lý rác khi thành phố yêu cầu. Tổng chi phí cho phương án này như sau: Đầu tư xây dựng (696,262 tỉ đồng), Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác và đầu xe máy thiết bị trung chuyển rác (150 tỉ đồng), Đúc tấm panel phục vụ chôn lấp rác (10 tỉ đồng). Tổng cộng phải chi: 856,262 tỉ đồng.
Ngoài ra, mỗi năm, thành phố còn phải chi ra thêm 20,888 tỉ đồng (tương đương 3%) cho các công tác duy tu, bảo dưỡng bãi rác dự phòng này, cũng như chuẩn bị sẵn các nguồn lực cần thiết, để sẵn sàng tiếp nhận và xử lý rác ngay khi thành phố có yêu cầu.
Trao đổi với Một Thế Giới, nhiều chuyên gia trong ngành nhận định: việc đóng bãi chôn lấp số 3 ngay lúc này là một sự lãng phí ngân sách – tiền đóng thuế của dân, rất lớn, bởi việc đóng cửa bãi chôn lấp số 3 ngay lúc này là chưa cần thiết!
|
Người dân đã phải ăn cơm trong mùng vì dịch ruồi từ bãi rác Đa Phước vào năm 2009 – ảnh: Khanh Lê |
Đời sống gia đình của 300 lao động bị đe dọa
Một chuyên gia trong ngành cho rằng: việc 300 lao động đột ngột bị mất việc sẽ gây ra gánh nặng an sinh xã hội. Theo CITENCO, đây là những người lao động có trình độ văn hoá thấp, chủ yếu là những công nhân kĩ thuật và lao động phổ thông được nâng cao tay nghề trong thực tiễn xử lý rác hàng ngày. Công việc xử lý rác đối với họ đa phần là “cha truyền con nối” qua nhiều thế hệ, bị mất việc thì họ khó có khả năng tìm được việc làm khác để ổn định cuộc sống.
Tình trạng mất việc làm, nghèo đói túng quẫn của một bộ phận lớn số lượng công nhân này sẽ nảy sinh nhiều hậu quả khó lường.
Cùng chung hoàn cảnh với 300 cán bộ công nhân viên trên, đại diện CITENCO cho biết thêm, khoảng hơn 1.500 cán bộ công nhân viên còn lại của CITENCO cũng bị giảm thu nhập từ 8 triệu đồng/tháng xuống còn khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, việc chấm dứt hoạt động bãi chôn lấp số 3 còn gây ảnh hưởng đến 2 doanh nghiệp khác là công ty TNHH MTV Cựu Chiến Binh TP.HCM và Công ty cổ phần Thanh Long. Hai công ty này đã đầu tư khoảng 150 tỉ đồng để trang bị đội ngũ xe máy, thiết bị thực hiện công đoạn trung chuyển rác và xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp số 3…
Lê Quỳnh
Giá xử lý rác của Đa Phước hiện nay là: trên 20 USD/tấn. Giá xử lý này chưa tính trượt giá. Theo hợp đồng, mỗi năm giá xử lý rác của Đa Phước được điều chỉnh tăng theo CPI và được thành phố thanh toán hàng tháng theo đúng thời gian hợp đồng, không được chậm trễ.
Còn giá xử lý rác của bãi chôn lấp số 3, Phước Hiệp đang được thanh toán là 14 USD/tấn. Tuy nhiên, theo báo cáo của sở TNMT TP.HCM, đây chỉ là con số tạm ứng cho CITENCO khoảng 70% giá hợp đồng theo công văn ngày 17.1.2014 của UBND TP.HCM, và đến nay UBND TP.HCM vẫn chưa kí hợp đồng.
Giá xử lý rác với bãi chôn lấp số 3 là giá cố định, chỉ xem xét tăng giá khi Nhà nước có sự thay đổi lớn về tiền lương và nhiên liệu – với điều kiện xem xét điều chỉnh khi mức lương tối thiểu tăng 15% so với mức lương trước đây, nhiên liệu điện, xăng dầu thay đổi hoặc giảm +/- 10% so với giá năng lượng trước đây.
Cả hai đơn vị này hiện đều cùng đều xử lý rác theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.