Giám đốc điều hành COVAX Aurélia Nguyễn: Việt Nam sẽ sớm nhận thêm nhiều vắc xin COVID

TTO – Giữ cương vị điều hành COVAX – cơ chế giúp đảm bảo việc tiếp cận vắc xin COVID-19 công bằng trên thế giới, những ngày này bà Aurélia Nguyễn luôn tất bật với rất nhiều trách nhiệm.

Trả lời riêng Tuổi Trẻ, bà Aurélia Nguyễn – giám đốc điều hành Chương trình COVAX – chia sẻ về những thách thức mà COVAX phải đối mặt trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu cuối năm nay có thể phân phối đủ lượng vắc xin COVID-19 để bảo vệ cho ít nhất 20% dân số tại 91 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Làm việc khẩn trương với đội ngũ tuyệt vời

* Là giám đốc điều hành Chương trình COVAX, chúng tôi hiểu bà chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề liên quan vắc xin COVID-19. Nhưng theo bà, đâu là trách nhiệm khó khăn nhất?

– Vâng, đúng là có nhiều thách thức. Chúng tôi phải làm việc rất khẩn trương, trong khi vẫn phải duy trì liên lạc chặt chẽ với các nước và đối tác để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của họ.

Mỗi ngày tôi vui vì được bắt tay vào việc với một đội ngũ tuyệt vời – những người đều hết lòng vì mục tiêu mang lại cơ hội tiếp cận toàn cầu, bình đẳng với vắc xin COVID-19.

Đã rất nhiều đêm chúng tôi làm việc đến khuya, cố gắng tìm ra giải pháp để có thể hiện thực hóa tầm nhìn của mình. Dù thế nào, tôi vẫn nỗ lực hết sức và thấy được truyền cảm hứng từ công việc chúng tôi đang làm.

* COVAX đã phân phối được hàng trăm triệu liều vắc xin COVID-19 tới hơn 140 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhưng chừng đó vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu của COVAX là phân phối được ít nhất 2 tỉ liều trước cuối năm nay. Xin bà chia sẻ thêm về những khó khăn COVAX gặp phải trong nỗ lực đạt mục tiêu đó và đâu là trở ngại lớn nhất?

– Tính tới hôm 28-9, chúng tôi đã phân bổ được hơn 300 triệu liều vắc xin tới 142 nước trên thế giới. Chúng tôi chứng minh được rằng cơ chế của mình đã phát huy tác dụng ở một mức độ nhất định, tuy nhiên, rõ ràng còn cần thêm rất nhiều liều vắc xin nữa để thế giới có thể chấm dứt giai đoạn nguy cấp của đại dịch.

Có một số lý do khiến vẫn chưa có đủ số liều vắc xin cho các nước thu nhập thấp, một trong số đó là vào thời điểm COVAX có thể bắt đầu gây quỹ trong năm 2020, hầu hết nguồn cung vắc xin COVID-19 của năm 2021 đã bị chính phủ các nước giàu đặt mua hết.

Chúng tôi cũng đã phải đối mặt với những thách thức khác, chẳng hạn lệnh cấm xuất khẩu vắc xin của Ấn Độ, một việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung vắc xin ban đầu cho chúng tôi.

Tới nay việc sản xuất vắc xin toàn cầu đã tăng lên đáng kể, số các loại vắc xin an toàn và hiệu quả có thể sử dụng cũng đã tăng thêm, do đó việc COVAX có thể nhận được số liều vắc xin cần để phân phối theo mục tiêu của cơ chế là rất thiết yếu.

Mở cửa trở lại để hợp tác chống dịch

* Theo bà, bên cạnh việc nhận sự hỗ trợ từ Cơ chế COVAX, Việt Nam nên áp dụng những biện pháp nào khác để có thể nhận đủ lượng vắc xin COVID-19 cần thiết phục vụ chương trình tiêm chủng đại trà?

– Ngay lúc này, chúng tôi cần sự ủng hộ của mọi chính phủ để đảm bảo chúng tôi có thể tiếp cận được số vắc xin đã đặt mua từ các nhà sản xuất. Các nước tham gia Cơ chế COVAX có thể giúp chúng tôi bằng cách ủng hộ để COVAX được ưu tiên trong thứ tự được đáp ứng nguồn cung vắc xin.

Các nước cũng có thể hỗ trợ bằng cách làm mọi điều có thể để đảm bảo việc phân phối vắc xin được thành công. Là một thành viên trong cơ chế Cam kết thị trường mở tiên tiến COVAX, hay AMC, Việt Nam cũng như các nước khác sẽ sớm nhận được thêm nhiều vắc xin COVID-19.

COVAX có thể giúp đỡ điều này, trong khi các tổ chức khác như các ngân hàng phát triển đa phương như Ngân hàng Thế giới giúp các nước tiếp cận các nguồn vốn vay.

* Cùng với vắc xin, từ kinh nghiệm của mình, bà có lời khuyên nào với Việt Nam về chiến lược chuẩn bị các loại thuốc điều trị COVID-19?

– Vắc xin là công cụ mạnh mẽ, nhưng chúng ta cũng không thể xem nhẹ vai trò quan trọng của chẩn đoán và điều trị, những giải pháp có thể giúp kiểm soát đại dịch.

COVAX là một phần của Chương trình ACT (Access to COVID-19 Tools) Accelerator (nền tảng hợp tác đa phương nhằm phát triển nhanh, sản xuất và phân chia công bằng vắc xin ngừa COVID-19, các thuốc điều trị và thiết bị chẩn đoán COVID-19 trên toàn thế giới – PV). Đây là một chương trình hợp tác để sao cho có được những chiến lược tối ưu cho cả ba giải pháp có quan hệ qua lại với nhau đó, tức vắc xin, thuốc điều trị và thiết bị chẩn đoán COVID-19.

Cùng với điều này, chúng ta hiểu rằng bên cạnh vắc xin cứu người thì các biện pháp như giãn cách xã hội, tránh các khu vực đông người, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, đúng cách sẽ là những điều thiết yếu để hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh. Nếu cả ba biện pháp này được tuân thủ, chúng ta sẽ được trang bị tốt để đối phó đại dịch.

* Là giám đốc điều hành Cơ chế COVAX, đâu là những điều trong khả năng và quyền hạn của bà có thể hỗ trợ Việt Nam về vấn đề vắc xin COVID-19?

– COVAX được thành lập để hỗ trợ tất cả các thành viên tham gia AMC, trong đó có Việt Nam và đảm bảo để vắc xin đến được với những người cần nó nhất. Mặc dù chúng tôi đã đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung, chúng tôi tin sẽ có đủ lượng vắc xin sẵn sàng trước cuối năm nay để bảo vệ ít nhất 20% dân số tại 91 quốc gia tham gia AMC và tới cuối tháng 3-2022 sẽ có đủ để bảo vệ gần 40% dân số này.

* Từ quan điểm của mình, bà cho rằng chiến lược ứng phó đợt bùng dịch COVID-19 thứ 4 của Việt Nam đã hợp lý chưa?

– Thật tuyệt vời khi thấy Việt Nam đang ưu tiên tiêm chủng và đã đạt được các mức độ phủ vắc xin cao vì như chúng ta đều biết, trong vấn đề bảo vệ mọi người trước virus, không ai an toàn cho tới khi tất cả an toàn.

Điều này cũng có nghĩa mọi quốc gia, trong đó có những nước đang tiến nhanh hơn trong các chiến lược tiêm chủng của họ, vẫn luôn cần thận trọng và sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp y tế cộng đồng cần thiết để ngăn chặn virus lây lan.

Cách duy nhất giúp chúng ta có thể đánh bại virus này về lâu dài và cho phép các xã hội cũng như các nền kinh tế có thể mở cửa trở lại là hợp tác với nhau chống dịch.

Cha tôi sinh tại Việt Nam

“Cha tôi sinh ra ở TP.HCM, Việt Nam. Ông có rất nhiều ký ức thân thương thời thơ ấu nơi quê nhà và đã truyền lại những điều đó cho tôi khi trưởng thành. Ở độ tuổi 20, lần đầu tiên tôi có cơ hội về thăm Việt Nam và tìm về những kỷ niệm năm tháng tuổi thơ của cha, gặp gỡ bà con họ hàng và viếng mộ tổ tiên.

Đó là chuyến thăm thật nhiều cảm xúc đã kết nối tôi sâu sắc với đất nước nguồn cội của mình. Tôi đã thấy tất cả những gì từng được cha và ông bà nội kể cho nghe một cách sống động: vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, những món ăn ngon, sự hào phóng tuyệt vời và cả khiếu hài hước rất đặc biệt của mọi người” – bà Aurélia Nguyen chia sẻ về mối liên hệ đặc biệt của bà với Việt Nam.

1 trong số 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới 2021

Theo thông tin trên trang web của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), tháng 10-2020 bà Aurélia Nguyễn được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Cơ chế COVAX.

Trước khi gia nhập GAVI, trong các năm từ 1999 – 2010, bà Aurélia giữ nhiều vị trí khác nhau tại Hãng dược GlaxoSmithKline (GSK, Anh). Đây cũng là nơi bà phụ trách việc phát triển các chính sách của GSK về tiếp cận thuốc, vắc xin tại các nước đang phát triển. Bà cũng là người đảm nhiệm hoạt động nghiên cứu về các chính sách thuốc generic cho Tổ chức Y tế thế giới.

Bà Aurélia là một kế toán viên, có bằng thạc sĩ về chính sách y tế, kế hoạch và tài chính tại Trường Vệ sinh và y học nhiệt đới London và Trường Kinh tế London của Anh.

Bà Aurélia được tạp chí TIME vinh danh trong danh sách TIME100 Next năm 2021 gồm 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021 theo bình chọn công bố ngày 17-2 năm nay.




Cận cảnh khối Quân đội Việt Nam đi qua Quảng trường Đỏ tổng duyệt Lễ duyệt binh Nga ngày 7/5/2025

08/05/2025

Tân thủ tướng Canada nói thẳng với TT Trump “Canada không rao bán “

07/05/2025

TT Trump đầu hàng, đại diện Mỹ phải sang Thụy Sĩ thượng lượng thuế quan với Thuỵ Sĩ và sẽ gặp đại diện Trung Quốc 11/5/2025

07/05/2025

Con dâu thứ 2 cuả TT Trump, nhân viên đài FOX, được tỉ phú Elon Musk tiết lộ lí do ủng hộ Trump làm tổng thống Mỹ

06/05/2025

Vợ chồng cùng 2 con nhỏ từ Mỹ đến Bắc Kinh xem cuộc sống cuả Trung Quốc ra sao giưã bão thuế quan Trump 5/2025

06/05/2025

TT Trump giận dữ sau khi hãng máy bay Boeing đóng cửa 5 nhà máy ở Mỹ , dọn ra nước ngoài, làm mất 14 ngàn việc làm

05/05/2025

Hình TT Trump trong trang phục Đức Giáo Hoàng đăng từ tài khoản cuả Trump và Toà Bạch Ốc nhưng Trump nói là Tin giả

05/05/2025

Ngày 5/5/2025, các bệnh viện khắp nước Mỹ sa thải nhân viên, tạm dừng thanh toán trong bối cảnh chậm trễ tài trợ Medicaid

05/05/2025

Mẹ ruột cuả tỷ phú Elon Musk nói gì trên mạng X, khiến cổ phiếu xe điện Tesla lao đao

05/05/2025

Ở nước Úc 4/2025 có được Tự Do Ngôn Luận như cộng đồng người Việt chống VC tuyên truyền sau năm 1975 ?

05/05/2025

TT Trump huy động gần 7 ngàn lính Mỹ diễn binh trong ngày sinh nhật ông 79 tuổi ngày 14/6/2025 ?

05/05/2025

Toàn cảnh Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng kỷ niệm 77 năm Ngày Hồng quân Liên Xô tại Quảng Trường Đỏ, Moscow, Nga ngày 5/5/2025

05/05/2025

Thiếu tướng CSVN: Mỹ – Trung đấu khẩu, đàm phán thương mại, “Ông nói Gà , Bà nói Vịt”

04/05/2025

Youtuber từ Việt Nam sang Trung Quốc ngày 4/5/2025 xem cuộc sống thực tế của người dân địa phương giữa bão thuế quan Mỹ

04/05/2025

Tham quan biệt phủ rộng 3 ngàn 500 mét vuông cuả đại gia Quận 6, TPHCM rao bán $300 tỷ đồng

03/05/2025

Phản ứng cuả người đạo Công Giáo thế giới khi xem TT Trump đạo Tin Lành mặc trang phục Công Giáo cuả Đức Giáo Hoàng

03/05/2025

Ngày 3/5/2025, TT Trump đạo Tin Lành đăng 1 tấm hình cuả chính ông trong bộ trang phục Đức Giáo Hoàng

03/05/2025

TT Trump lên kế hoạch diễu binh diễu hành quân sự Mỹ nhân dịp Sinh Nhật ông ta 79 tuổi ngày 14/6/2025

03/05/2025

Quân đội Việt Nam, Trung Quốc và Lào diễn tập cho Diễu Hành Ngày Chiến Thắng tại Moscow, Nga 9 tháng 5, 2025

03/05/2025

Khám phá bên trong tiệm Cafe Starbucks của Mỹ tại TPHCM thuê mặt bằng gần 100 ngàn đô la/tháng

03/05/2025

Leave a Reply