Việt Nam đang giành được thị phần toàn cầu, với nhãn mác gắn tên “Sản xuất tại Việt Nam” (Made in Vietnam) ngày càng phổ biến ở các trung tâm mua sắm trên toàn cầu.
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Made in Vietnam” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” ]
Đó là một phần nhận định của ngân hàng HSBC khi đánh giá về kinh tế vĩ mô Việt Nam. Theo HSBC, Việt Nam hiện là một nước xuất khẩu ròng về lương thực và là quốc gia định giá cho nhiều loại nông sản trên thị trường toàn cầu, từ mặt hàng gạo đến cà phê. Ngay cả trong lĩnh vực sản xuất, Việt Nam cũng đang giành được thị phần toàn cầu, với nhãn mác gắn tên “Sản xuất tại Việt Nam” (“Made in Vietnam”) ngày càng phổ biến ở các trung tâm mua sắm trên toàn cầu.
Việt Nam đã thực sự trở thành một trong những nền kinh tế chú trọng về thương mại nhất trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu chiếm 77% GDP vào năm 2013, tăng từ mức 46% vào năm 2001. Tất cả điều này có được là nhờ vào tự do hoá thương mại, được khởi động từ đầu những năm 1990, giúp loại bỏ các rào cản, cả thuế quan và phi thuế quan.
Theo HSBC, Việt Nam đang tham gia các buổi đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khối thương mại có thể đại diện cho 40% GDP thế giới. Nếu đàm phán hiệp định thành công, xuất khẩu hàng hoá sản xuất của Việt Nam đến năm 2025 có thể sẽ tăng trưởng hai con số. Chính phủ cũng đang đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và châu Âu mà kết quả có thể sẽ giảm thuế đối với mặt hàng may mặc.
Có thể đưa một số điểm nhấn: Từ cá tra và cà phê robusta đến gạo và dệt may, hàng hoá của Việt Nam đã vươn xa đến toàn cầu nhờ có tự do hoá thương mại. Mặt hàng dệt may và giày dép chủ yếu được xuất khẩu đến thị trường Mỹ trong khi mặt hàng thực phẩm và điện tử lại tới thị trường châu Âu. Hiệp định TPP và FTA với thị trường châu Âu có thể giảm bớt những rào cản thương mại và giúp Việt Nam gia tăng thị phần.
Phá bỏ những rào cản, tăng thị phần kim ngạch xuất khẩu
HSBC đánh giá, Việt Nam đang đi đúng hướng. Để tận dụng nguồn tài sản tự nhiên, Việt Nam đã theo đuổi một chính sách tự do hoá thương mại để giảm bớt những rào cản cả thuế quan và phi thuế quan. Điều này giúp sản phẩm của Việt Nam đạt được thị phần toàn cầu với kim ngạch xuất khẩu chiếm 77% GDP trong năm 2013 tăng từ mức 46% trong năm 2001.
Việc hội nhập thương mại và kinh tế khu vực đã giúp ASEAN trở thành một trong những đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Hội nhập kinh tế và thương mại khu vực dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Trong các nước ASEAN, Việt Nam xuất khẩu đa phần các loại hàng hoá cơ bản. Hơn 1/3 xăng dầu của Việt Nam và 1/5 lương thực của Việt Nam được xuất khẩu đến các nước Đông Nam Á.
Cùng với việc xúc tiến hội nhập thương mại khu vực, VIệt Nam cũng tham gia một vài hiệp định thương mại song phương. Mục tiêu là nhằm thiết lập nguyên tắc tối huệ quốc (Most-Favoured- Nation – MFN) giữa các quốc gia.
Hiệp định song phương đáng quan tâm nhất đã bắt đầu có hiệu lực vào tháng 12/2001 với Mỹ. Kết quả là các mức thuế suất trung bình đã giảm xuống dưới 3% từ mức 40%. Động thái này đã giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ. Đến năm 2012, Mỹ (cùng với châu Âu) trở thành nước nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng của Việt Nam, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu – một sự khác biệt lớn so với năm 1995 khi mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ nhỏ nhoi ở khoảng 3% trên tổng số.
Đa phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến Mỹ. Nguồn HSBC |
Bước kế tiếp – Hiệp định FTA với châu Âu
Châu Âu với 27 thành viên là một thị trường hợp nhất lớn nhất thế giới và là một đối tác nhập khẩu quan trọng đối với hàng hoá Việt Nam. Kể từ tháng 6/2012, Việt Nam và châu Âu đã bắt đầu đàm phán một hiệp định không chỉ đem lại việc mở cửa tiếp cận thị trường mà còn bao gồm những vấn đề về phi thuế quan như đầu tư, cạnh tranh và môi trường.
Trong khi hiệp định FTA với châu Âu dự kiến sẽ giảm và loại bỏ các mức thuế suất của châu Âu cũng như làm giảm những rào cản phi thuế suất, điểm quan trọng đối với Việt Nam là việc sử dụng các công cụ thương mại của châu Âu như chống phá giá, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary – SPS) và Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade – TBT).
“Chính vì vậy, điều quan trọng là Việt Nam cần đàm phán để được công nhận là một nền kinh tế thị trường hoặc ít nhất là khung thời gian xác định để được công nhận như vậy. Nếu các cuộc đàm phán thành công, cả hai bên dự kiến sẽ đạt được nhiều kết quả quan trọng từ thương mại”, HSBC nhận định.
Xuất khẩu đến thị trường châu Âu chiếm 18% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Những rào cản thương mại được bãi bỏ có thể giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh và sử dụng hiệu quả những nguồn lực dồi dào (bao gồm nguồn lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ).
EU và ASEAN là các nhà nhập khẩu thực phẩm lớn nhất của Việt Nam. Nguồn HSBC |
Mặt hàng dệt và may mặc là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của Việt Nam và giá trị xuất khẩu sang thị trường châu Âu chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Châu Âu hiện áp dụng mức thuế 12% lên mặt hàng quần áo và vải vóc của Việt Nam.
Hiệp định FTA sẽ giảm các mức thuế suất và theo như nghiên cứu của WTO, hiệp định sẽ có thể tăng tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu ở những mặt hàng áo vest nam nữ, áo khoác và áo dệt kim lên hơn 20%.
Giày dép cũng là mặt hàng chủ lực khác ở Việt Nam chiếm 6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ở châu Âu, Việt Nam là nước xuất khẩu quan trọng đứng thứ nhì sau Trung Quốc. Hầu hết các mặt hàng giày dép xuất khẩu là sản phẩm chất lượng cao được sản xuất cho các nhãn hàng của Mỹ và châu Âu.
Trong năm 2005, châu Âu đã áp dụng các mức thuế chống phá giá đối với Việt Nam. Mức thuế suất trung bình cho giày dép nhập khẩu từ Việt Nam là 12,4%. Thuế suất cho giày dép da nhập khẩu là 17% đã bao gồm chống phá giá. Mức thuế suất chống phá giá đã hết hiệu lực vào tháng 4/2011. Trong suốt quá trình này, Việt Nam đã đánh mất thị phần và chuyển hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ.