Tính đến tháng 2/2019, danh sách các nhà khoa học công khai bày tỏ nghi vấn đối với thuyết tiến hóa của Darwin đã cán mốc 1.000 người, theo viện Discovery.
Ra đời năm 1859, thuyết tiến hóa của Charles Darwin hiện nay được coi là học thuyết phổ biến trong sinh học hiện mđại, giải thích cho nguồn của các loài sinh vật trên Trái Đất. Theo đó, mọi loài sinh vật dường như đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung duy nhất (nồi soup nguyên thủy). Đối với động vật nói riêng, tổ tiên chung đầu tiên có lẽ là con a-míp, đây là loài động vật đơn giản nhất với duy nhất 1 tế bào, nó là động vật đầu tiên để tiến hoá dần dần lên thành những động vật cao cấp hơn. Con người thì được cho là do vượn (hay khỉ) tiến hóa mà thành.
Một lý thuyết có vẻ hoàn chỉnh và hợp lý, được phổ cập rộng rãi trong trường các trường học, và dường như được đông đảo giới khoa học thừa nhận. Tuy nhiên, sự thật lại không phải thế.
Bản tuyên bố của Viện Discovery: Thuyết Darwin có chỗ đứng vững chắc?
Ra đời từ năm 2001, bản tuyên bố của viện Discovery tập hợp chữ ký và lời tuyên bố (ghi hình video) của nhiều học giả uy tín đến từ các tổ chức giáo dục, tổ chức khoa học nổi tiếng trên thế giới, bày tỏ nghi vấn đối với học thuyết Darwin. Nội dung bản tuyên bố như sau:
“Chúng tôi bày tỏ nghi ngờ đối với những tuyên bố về việc đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể giải thích cho sự phức tạp của sự sống. Cần phải khuyến khích việc xem xét kỹ lưỡng các bằng chứng cho lý thuyết của Darwin
“Có một sự bất đồng quan điểm trên bình diện khoa học đối với lý thuyết Darwin. Điều này cần phải được lắng nghe”.
Xem danh sách các nhà khoa học đã ký tên vào bản tuyên bố tại đây.
Theo thông tin từ bản danh sách, tính đến tháng 2/2019, đã có ít nhất 1000 nhà khoa học ký tên vào danh sách này.
Để đủ điều kiện ký tên vào bản tuyên bố, những nhà khoa học tham dự phải có bằng tiến sĩ trong các ngành khoa học như sinh học, vật lý, hóa học, toán học, y học, khoa học máy tính, và các lĩnh vực liên quan khác; hoặc họ phải là bác sĩ và giáo sư dược học. Bản tuyên bố đang không ngừng gia tăng và bao gồm các nhà khoa học từ Viện Khoa học Quốc gia Mỹ, Nga, Hungary và Cộng hòa Séc, cũng như các giáo sư hay nghiên cứu sinh tại các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu danh tiếng như Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Viện Smithsonian, Đại học Cambridge, Đại học California ở Los Angeles, Đại học California ở Berkeley, Đại học Princeton, Đại học Pennsylvania, Đại học Ohio State, Đại học Georgia, Đại học Washington, Đại học Harvard, Đại học Oxford…
Sự dũng cảm với tinh thần khoa học chân chính
Những người ký vào bản tuyên bố là những người rất dũng cảm. Thực ra, những học giả nghi vấn đối với thuyết tiến hóa vượt xa con số 1000, tuy nhiên rất nhiều người trong số họ không dám công khai bày tỏ quan điểm của mình, vì “sợ cho ra rìa” và ảnh hưởng sự nghiệp cá nhân, bởi thuyết tiến hóa đang là một trong những lý thuyết thuộc “nền khoa học chính thống (hay nền khoa học dòng chính)”. Nói cách khác, cho dù họ biết có một bản tuyên bố như vậy tồn tại, họ cũng sẽ không dám ký vào.
Tuyên bố này đã được soạn thảo và lưu hành bởi Viện Discovery từ năm 2001 để đáp trả những tuyên bố rộng rãi cho rằng không có nhà khoa học đáng tin cậy nào nghi ngờ chủ nghĩa Tân-Darwin (một biến thể của thuyết Darwin). Viện Discovery sau đó đã đưa ra một quảng cáo trên Tạp chí The New York Review of Books và những nơi khá, trong đó giới thiệu hơn 100 nhà khoa học uy tín, những người sẵn sàng bày tỏ công khai ‘sự hoài nghi khoa học’ của họ đối với thuyết Tân-Darwin. Kể từ năm 2001, những học giả ký vào tuyên bố này đã tăng lên tới hơn 1.000 người, cả ở Mỹ và trên toàn cầu.
“Một mặt, ngày càng có nhiều nhà khoa học nghi ngờ tính khả thi của biến dị và chọn lọc tự nhiên. Mặt khác, những người bảo vệ thuyết Darwin hiện đại ngày càng trở nên không khoan nhượng đối với những ai dám đặt câu hỏi,” TS. John West, phó chủ tịch viện Discovery cho biết.
“Đối với tôi, có lẽ là bởi họ cảm thấy bất an và biết những vấn đề khoa học trong lý thuyết của Darwin đang tiến tới một điểm bùng phát. Khi chứng cứ không ủng hộ bạn, bạn sẽ đè nén nó bằng cách trừng phạt những người phản đối,” ông nói.
Hé mở của những thành viên trong cuộc
John Wells là một trong những nhà khoa học đầu tiên tham gia vào danh sách. Ông từng tin vào thuyết tiến hóa nhưng ngày càng trở nên nghi ngờ khi ông tiến hànhnghiên cứu sinh học phân tử và tế bào. Khi ông ký vào danh sách năm 2001, các đồng nghiệp trong ngành đã quay lưng với ông.
“Nghi ngờ Darwin, nhất là trong ngành sinh học, nghĩa là bạn đang đặt sự nghiệp vào rủi ro, vì thế áp lực là rất lớn,” ông Wells cho biết. “Nhiều bạn cũ và đồng nghiệp đã quay lưng với tôi, viết những điều không hay ho về tôi trên blog hay trong các bài viết tạp chí của họ.”
Ông Wells đã trở thành cộng sự của Viện Discovery sau khi ký tên vào danh sách, vì thế sự nghiệp của ông không bị ảnh hưởng. Nhưng một vài nhà khoa học sợ bị trả thù, sau khi đã ký tên lại yêu cầu xóa tên họ đi.
Ông Wells so sánh những người ủng hộ Darwin ở Mỹ như những người ủng hộLysenko thời Xô Viết – đã bức hại những người bất đồng quan điểm với thuyết tiến hóa dưới sự bảo hộ của chính quyền cộng sản.
“Lysenko đã đàn áp rất nhiều nhà khoa học và đuổi việc, bỏ tù, thậm chí trong một số trường hợp tử hình nếu ai đó dám bất tuân chính sách của ông ta… Với sự hậu thuẫn của Stalin, Lysenko đã có thể đàn áp những người bất đồng quan điểm.”
“Tất nhiên, Hoa Kỳ thì không tệ đến thế, nhưng ví dụ gần nhất của Lysenko chính là những người theo thuyết tiến hóa ở Hoa Kỳ – họ cũng cố gắng đè bẹp mọi sự chống đối hay bất đồng quan điểm,” ông Wells cho biết.
Theo TS. Michael Behe, giáo sư sinh học tại ĐH Lehigh, sự đàn áp những người bất đồng quan điểm với học thuyết Darwin là rất dữ dội, bởi nó chính là tuyến đầu trong cuộc chiến văn hóa ở Mỹ. Những người bất đồng ý kiến sẽ bị “ném đá” vì phe chính thống sẽ coi đó là hành động “hỗ trợ” cho phe đối lập.
Ông Behe đã ly khai khỏi học thuyết Darwin trong nhiều năm trước khi Viện Discovery đưa ra danh sách. Năm 1996, ông đã xuất bản cuốn sách “Darwin’s Black Box” (tạm dịch: Hộp đen của Darwin) trong đó liệt kê các thách thức sinh-hóa học mà thuyết tiến hóa gặp phải. Trong đó, ông Behe còn khẳng định sự phức tạp khủng khiếp của hệ thống sinh-hóa học là không thể giản lược hóa.
Sự phức tạp gây choáng váng của các tế bào ở mức độ phân tử là điểm chính yếu làm cho giới khoa học nghi ngờ học thuyết Darwin. Khi Darwin viết quyển Nguồn gốc các loài, các nhà khoa học thời đó cho rằng các tế bào chỉ như những khối tròn đơn điệu mà thôi (bởi lúc đó chưa có kính hiển vi với độ phóng địa đủ lớn). Nhưng các tiến bộ khoa học trong nhiều thập niên đã cho thấy có cả một thế giới trong tế bào, mà sự phức tạp vẫn vượt quá khả năng xem xét của khoa học hiện nay.
“Trong khoảng 70 năm, khoa học đã phát hiện một cách bất ngờ về sự phức tạp khổng lồ ở chính nền tảng của sự sống,” ông Behe nói.
“Chẳng ai kỳ vọng điều đó. Ở thời Darwin, người ta cho rằng tế bào chỉ là một khối sệt đơn giản giống thạch rau câu. Nhưng giờ chúng ta đã tìm ra những thứ còn phức tạp hơn khả năng con người có thể tạo ra.”
“Tôi tin rằng cơ chế tiến hóa của Darwin không giải thích được phần lớn những gì chúng ta quan sát được dưới kính hiển vi. Các tế bào đơn giản là quá phức tạp để phát triển một cách ngẫu nhiên và tự phát; hẳn phải có một thông minh đằng sau để tạo nên chúng”, ông kết luận.
Khi được hỏi cái nhìn của cộng đồng khoa học có thay đổi gì so với năm 2001 khi ông ký tên vào danh sách hay không, ông Behe cho biết chẳng có mấy thay đổi.
“Tệ chứ không tốt. Thời đó và bây giờ, sự nghiệp của bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu bạn là nhà khoa học chuyên nghiệp và công khai nói rằng bạn nghi ngờ thuyết tiến hóa.”