Trong suốt cuộc chiến thương mại, Tổng thống Trump thường xuyên tuyên bố cuộc xung đột sẽ buộc các công ty phải rút sản xuất ra khỏi Trung Quốc, theo Washington Post.
Hơn 50 tập đoàn đa quốc gia đã công bố kế hoạch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, hoặc đang xem xét thực hiện, theo báo cáo của Nikkei Asian Review. Trong số đó có Apple, Google, Nintendo và Dell, họ đang cố gắng tránh các hình phạt nhập khẩu đối với 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc.
Nhiều công ty trong số này đang nhắm đến việc xây dựng lại chuỗi cung ứng của họ chủ yếu là ở Đông Nam Á.
Nintendo, “gã khổng lồ” về trò chơi điện tử của Nhật Bản, đã chuyển hướng sản xuất bảng điều khiển Switch nổi tiếng của họ ra khỏi Trung Quốc tới Việt Nam, theo báo cáo từ Wall Street Journal.
Google đã chuyển sản xuất bo mạch chủ Cloud của họ và một số sản phẩm nhà thông minh Nest sang Đài Loan và Malaysia. Hewlett-Packard và Dell đều có kế hoạch di dời các khối sản xuất máy tính cá nhân sang Đông Nam Á.
Một cuộc khảo sát trong tháng Bảy từ QIMA, công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng và kiểm toán chuỗi cung ứng cho thấy, nhu cầu thanh kiểm tại Trung Quốc từ các công ty Hoa Kỳ đã giảm 13% trong nửa đầu năm 2019, trong khi đó, tổng nhu cầu kiểm tra ở Nam Á đã tăng 34%.
Apple đang đánh giá chi phí di chuyển từ 15% đến 30% sản lượng ra khỏi Trung Quốc, đây cũng là công ty lớn nhất trên thị trường quốc tế rời khỏi nơi họ đã đặt cơ sở sản xuất trong 20 năm qua.
Một giám đốc điều hành của công ty nói với Nikkei rằng, các rủi ro trong sản xuất gia tăng ở Trung Quốc có nghĩa là Apple sẽ rời khỏi đất nước bất kể có đạt được thỏa thuận thương mại hay không.
Foxconn, công ty lắp ráp iPhones, iPads và Macs và là một trong những công ty sản xuất hợp đồng lớn nhất thế giới, trong tháng trước họ nói họ vẫn có thể đáp ứng nhu cầu từ người tiêu dùng Mỹ với năng lực sản xuất hiện tại ngoài Trung Quốc.
Apple đang hướng tới chuyển đổi vùng sản xuất đến Đông Nam Á, với Ấn Độ và Việt Nam là những nước đi đầu trong sản xuất iPhone. Công ty cho biết sẽ sớm bắt đầu sản xuất thử nghiệm trên sản phẩm AirPods tại Việt Nam, tiền thân cho sản xuất hàng loạt.
Khi nền kinh doanh và sản xuất “chảy máu”, Trung Quốc đã tìm cách thu hút các công ty mới. Họ đã cắt giảm các hạn chế đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực quan trọng như dầu khí, nông nghiệp, khai thác và sản xuất, cơ quan kế hoạch nhà nước công bố vào cuối tháng trước. Các thay đổi có hiệu lực vào ngày 30/7.
“Cuộc di cư” của các doanh nghiệp Mỹ, cùng với những “vết bầm tím” khác từ cuộc chiến thương mại, đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc, theo nhận định của Washington Post. Tuần này, các quan chức Trung Quốc tuyên bố tăng trưởng đã đạt mức thấp nhất trong 27 năm.