Internet chúng ta từng biết đang đi đến hồi kết ?

Trong thời gian qua, những cuộc đàn áp quy định lên các tập đoàn công nghệ lớn đã gia tăng. Mạng lưới toàn cầu đã phát triển khác với những gì chúng ta mong đợi.
Trong một năm qua, mạng lưới toàn cầu (world wide web) mà chúng ta từng biết ít nhiều đã mất đi tính chất “toàn cầu” của nó.

Liên minh châu Âu đang kiến nghị sẽ cấm cửa các tập đoàn công nghệ Mỹ nếu dám vi phạm luật của họ. Mặt khác, Mỹ đang cân nhắc đến việc loại bỏ các ứng dụng như TikTok và WeChat. Còn ở Ấn Độ, sau khi cấm cửa hàng loạt các ứng dụng, nước này đã chuyển tầm ngắm sang Twitter.

Đặc biệt, chủ đề mâu thuẫn giữa Facebook và Chính phủ Australia vừa qua đang thu hút nhiều sự quan tâm trên thế giới.

Cụ thể, vào ngày 18/2, Facebook thông báo người dùng tại Australia không thể xem hay chia sẻ tin tức từ các hãng thông tấn trong và ngoài nước lên mạng xã hội này. Tuy nhiên, đến ngày 23/2, Facebook đã đồng ý khôi phục các trang tin tức sau khi đạt được thỏa thuận với Australia.

Internet ngày càng phân mảnh
Những ví dụ trên đã cho thấy chủ nghĩa dân tộc và tranh chấp thương mại giữa chính phủ và các tập đoàn công nghệ ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do lo ngại các ông lớn công nghệ sẽ thống trị thị trường trong nước, nhiều quốc gia đã đề ra các quy định mới về truyền thông nhằm kiểm soát những công ty này.

Những sự kiện diễn ra gần đây làm đảo lộn kỳ vọng ban đầu mà các tập đoàn công nghệ hướng đến. Đó là tạo ra một môi trường Internet toàn cầu, nơi bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, đều có thể truy cập.

Theo nhà sử học người Pháp, Hélène Carrère d’Encausse, một xã hội mà sự khác nhau của các dân tộc luôn thắng thế sự đồng nhất về lý tưởng sẽ tạo nên tình trạng phân mảnh. Từ đó khiến xã hội bị chia rẽ ít nhiều.

“Tôi nhận thấy Internet hiện nay có xu hướng phân mảnh hơn trước”, Daphne Keller, Giám đốc Lập trình tại Trung tâm Chính sách Mạng, Đại học Stanford (Mỹ) chia sẻ với CNN.

Khi Facebook ngừng hiển thị tin tức tại Australia, người dùng nước ngoài cũng không thể truy cập tin tức từ các hãng thông tấn của nước này. Động thái trên đã đi ngược lại tiền đề ban đầu khi thế giới muốn Internet đóng vai trò như một công cụ thông tin tự do.

Bối cảnh thế giới hiện tại rất khác với điều mà những gã khổng lồ công nghệ Mỹ mong đợi. Trước đây, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ như Trung Quốc và Triều Tiên, Facebook cùng nhiều ông lớn khác có thể đăng tải nội dung trên thế giới mà không bị cản trở quá nhiều. Hiện tại, điều đó đã thay đổi.

“Những gì hợp pháp ở Thụy Điển có thể không hợp pháp ở Pakistan. Chúng tôi phải tìm cách dung hòa quy định ở các nước với cách thức hoạt động của Internet. Kết quả là, dù các tập đoàn công nghệ có tự nguyện hay bị ép buộc tuân thủ, một rào cản địa lý vẫn hình thành. Từ đó cho chúng ta thấy hiện thực khác nhau giữa các quốc gia”, Keller chia sẻ.

Chiến lược rút quân của những gã khổng lồ công nghệ
5năm trước, Mark Zuckerberg từng nói về mục tiêu đạt được 5 tỷ người dùng. Hiện tại, công ty đã có hơn 3 tỷ lượt truy cập hàng tháng trên các ứng dụng của mình. Đây là minh chứng cho thấy Facebook đã mở rộng trên toàn cầu.

Hơn bất kỳ doanh nghiệp nào khác ở Thung lũng Silicon, Facebook có lẽ là tập đoàn đang bị nhiều quốc gia nhắm đến.

Tuy nhiên, ông lớn này luôn có một đối sách dành cho các trường hợp bị chèn ép: đe dọa rút sản phẩm của mình khỏi thị trường khi đối mặt với các quy định bất lợi.

Cách làm trên đang được các ông lớn công nghệ áp dụng nhiều hơn. Vào năm 2014, Google đã đóng cửa dịch vụ Google News ở Tây Ban Nha sau khi quốc gia này thông qua một luật thuế tương tự Australia hiện tại.

Google cũng đe dọa rút công cụ tìm kiếm của hãng khỏi Austrlia nếu họ ban hành luật truyền thông mới. Tuy nhiên sau đó, ông lớn này đã chịu nhượng bộ.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, đã “mạnh tay” hơn trong việc kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ. Sau cùng, những tập đoàn này vẫn cần người dùng để phát triển. Và chính phủ các nước hoàn toàn có thể cắt đứt nguồn lợi đó dưới danh nghĩa bảo vệ công dân và chủ quyền trên mạng.

Theo Sinan Aral, giáo sư tại Trường Kinh doanh MIT Sloan cổ phần của các công ty chỉ tăng nếu có sự đồng thuận từ nhiều chính phủ. “Nó giống như lý thuyết trò chơi ‘ai là gà’ vậy”, ông nói.

Aral cho biết nếu những công ty, như Facebook và Google, cứ gặp phải các quốc gia yêu cầu trả tiền tin tức mà rút khỏi thị trường thì chỉ có họ là người chịu thiệt. Điều này sẽ “hạn chế nghiêm trọng” nội dung mà người dùng trên thế giới có thể tiếp nhận.

“Các tập đoàn công nghệ có quyền yêu cầu chính phủ không được áp đặt quy định. Còn phía chính phủ có quyền trả lời ‘nếu bạn không trả tiền, bạn sẽ không được tiếp cận thị trường này'”, Aral chia sẻ thêm.

Khi Internet phân mảnh, các cơ quan quản lý trên thế giới hợp nhất
Cuộc chiến về tin tức giữa Facebook và Australia vừa qua là một phần nhỏ trong những lần đụng độ giữa các tập đoàn công nghệ và chính phú.

“Những gì bạn làm ở quốc gia này có thể chống lại bạn ở quốc gia khác”, Scott Morrison, Thủ tướng Australia đưa ra lời cảnh báo đến các công ty truyền thông xã hội.

Động thái đáp trả của những tập đoàn công nghệ chỉ càng khiến nhiều quốc gia tin rằng các Big Tech đang muốn chiếm quyền hơn cả chính phủ. Đúng là họ đã thay đổi thế giới, nhưng không có nghĩa là họ đang thống trị”, Morrison chia sẻ trên một bài đăng Facebook.

Sau khi Facebook quyết định hiển thị lại tin tức tại Australia, Morrison đã nhận định đây là một nước đi “đáng hoan nghênh”. Ông cam kết sẽ tiến hành luật để đảm bảo “các nhà báo và tổ chức tin tức của Austrila nhận được công lao xứng đáng với nội dung mà họ sản xuất”.

Hiện, Canada, Anh và nhiều quốc gia khác đang trao đổi về một luật tương tự được áp dụng lên các tập đoàn công nghệ truyền thông.

“Việc các chính phủ hợp tác với nhau là tin tốt. Họ có thể đưa ra một hiệp ước quy định về cách tiếp cận thông tin bên ngoài lãnh thổ. Đây là điều họ có thể làm từ lâu, nhưng lại không. Kết quả là chúng ta có một thế giới Internet chia rẽ như hiện tại”, Keller chia sẻ.

Nếu sự mâu thuẫn giữa các tập đoàn công nghệ và chính phủ tiếp tục diễn ra. Sự phân mảnh ngày càng gia tăng và đạt đỉnh, hậu quả có thể sẽ khó lường.

“Kết quả cuối cùng của việc phân mảnh là ở mỗi quốc gia sẽ có một mạng xã hội riêng biệt. Hệ sinh thái thông tin trên toàn cầu cũng tách rời. Trường hợp tệ nhất đối với người dùng, họ có thể sẽ phải tải một ứng dụng riêng để xem tin trong nước và một ứng dụng khác để xem tin thế giới. Lúc đấy, có lẽ thế giới quan của chúng ta cũng bị thay đổi so với thực tế”, Aral nhận định.




Dân Biểu Michelle Steel (Cộng Hòa) đã chấp nhận thua Derek Trần (Dân Chủ), O.C, Nam Cali 2024

28/11/2024

Cô gái Mỹ trắng tuổi vị thành niên kiện cha mẹ ruột ra toà do họ không trả tiền học phí

25/11/2024

Xem lai vụ kiện Cha Mẹ Mỹ bang New York kiện con trai ruột 30 tuổi ra toà do con trai không chịu dọn ra khỏi nhà của cha mẹ

25/11/2024

Luật sư ở Việt Nam nói gì về khả năng thắng kiện của Đàm Vĩnh Hưng ?

25/11/2024

2 Dân biểu đương nhiệm của Cộng Hoà 13 ở Bắc Cali và Cộng Hoà 45 ở quận Cam, Nam Cali có thể bị “đánh bại” bởi 2 ứng viên của đảng Dân Chủ lần đầu tranh cử 2024

25/11/2024

O.C, Nam Cali ngày 26/11/2024: Luật Sư Derek Trần (Dân Chủ) dẫn trước 613 phiếu Dân Biểu Michelle Steel (Cộng Hòa)

25/11/2024

2 Luật sư gốc Việt ở Bắc Cali & Nam Cali phân tích pháp lý quanh đơn kiện của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng – chuyện thường ngày ở Mỹ

25/11/2024

Nhà hàng Kim Sơn nổi tiếng ở Downtown Houston, Texas khai trương năm 1982 sắp phải đóng cửa .

20/11/2024

Chuyện lớn xảy ra khi ông gốc Việt 71 tuổi ở Oklahoma đụng nhẹ vào người cảnh sát da trắng và nói câm miệng do cảnh sát cắt ngang và sao không để tôi giải thích vụ đụng xe ?

18/11/2024

Nguyên do khiến ông Elon Musk và con trai cả của ông Trump cảnh báo Thế chiến 3

18/11/2024

Hội Nghi Thượng Đỉnh giữa tổng thống Mỹ Trump và TT Nga Putin được tổ chức tại Việt Nam 2025 ?

17/11/2024

Những cử tri Mỹ trúng giải $1 triệu USD ở các bang chiến trường bầu cử Mỹ 2024 hỏi ông tỉ phú Elon Musk sao chưa nhận được $1 triệu

16/11/2024

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính thức nộp đơn lên tòa thượng thẩm O.C, Nam Cali kiện ông Gerard Williams III, chồng ca sĩ Bích Tuyền $50 triệu đô la

16/11/2024

Cô gái Việt Nam sinh năm 2002 lần đâu tiên trong lịch sử đoạt giải Hoa Hậu Quốc Tế – Miss International 2024

15/11/2024

Mẹ ruột của tỉ phú Tesla Elon Musk công kích phóng viên báo New York Times vì là người gốc Việt

08/11/2024

Tin tặc ở Trung Quốc đã xâm nhập vào điện thoại thông minh của luật sư ông Trump

08/11/2024

Cha ruột cuả tỉ phú Elon Musk tiết lộ mức độ tham gia vào nhiệm kỳ tổng thống Trump 2024-2028

08/11/2024

Bộ Tư pháp Mỹ có thể bỏ qua 2 vụ truy tố hình sự sau khi Trump đắc cử Tổng thống 2024

07/11/2024

Ai đã trả số tiền khổng lồ để Trump thắng cử 2024 tại 5 bang chiến trường ?

07/11/2024

Quá trình lạm quyền và tham nhũng của Michelle Steel suốt 30 năm ở Little Saigon, O.C, Nam Cali

05/11/2024

Leave a Reply