Điều kỳ lạ đó là cái tên John Doe – nạn nhân bị Minh Béo quấy rối tình dục lại xuất hiện rất nhiều trong các vụ án khác bao gồm cả giết người, kiện cáo cho đến khủng bố.Trong vụ Minh Béo bị bắt do quấy rối tình dục với trẻ em ở Mỹ gây xôn xao những ngày qua, một lần nữa chúng ta thấy rằng tên nạn nhân 14 tuổi bị xâm hại là John Doe. Một cái tên rất quen thuộc và xuất hiện rất nhiều trong những vụ việc liên quan đến pháp luật.
Tại sao rất nhiều các vụ việc nạn nhân đều mang cái tên John Doe? Phải chăng tỷ lệ nạn nhân mang cái tên này dễ bị tai nạn nhiều hơn các cái tên khác?
Thực chất không có nạn nhân nào tên là John Doe trong tất cả các vụ việc mà chúng ta nghe thấy. Đây vốn chỉ là cái tên mang tính chất tượng trưng được sử dụng cho một người đàn ông không rõ danh tính hoặc tên người đó cần được giữ bí mật.
John Doe thường dùng ám chỉ tên nạn nhân ẩn danh. |
Cái tên John Doe trong các cuộc điều tra hoặc ở tòa án đều được sử dụng để ám chỉ một nạn nhân của một vụ án nào đó có thể là nạn nhân của vụ giết người, xâm hại tình dục hay trong các vụ kiện mà nạn nhân không muốn lộ danh tính.
Cách đặt tên này, nhằm mục đích bảo vệ quyền riêng tư, danh dự, uy tín của đối tượng bị giết hoặc xâm hại.
Trong nghiệp vụ báo chí người ta cũng sử dụng cái tên John Doe để ám chỉ một nhân vật cần giấu tên thật hoặc một nguồn tin. Trên truyền thông người ta hay dùng John Doe để biểu thị một nhân chứng có tham gia, có nhìn thấy và có mặt ở hiện trường.
Cái tên John Doe được xuất phát từ triều đại vua Edward III (1312-1377) của Anh. Thời đó người ta dùng Doe và Roe để dùng chỉ cho chủ nhà và người thuê nhà lừa đảo.
Về sau này John Doe cũng như các biến thể của nó được mặc định là sử dụng đối với các nạn nhân liên quan đến các vụ việc nhạy cảm. Giống trong trường hợp của Minh Béo, nạn nhân 14 tuổi sẽ không bị lộ tên vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của cậu bé.
Tương tự, những phụ nữ không rõ danh tính sẽ được đặt tên là Jane Doe, còn nếu là trẻ em thì sẽ được đặt tên là Baby Doe.
Ở một số quốc gia khác cái tên này cũng được biến tấu khác nhau, như ở Anh người ta sử dụng John Bloggs hay John Smith.
Ở Trung Quốc, người ta thường dùng Vô Minh (có nghĩa là không rõ).