Một trái tim người được tạo thành bằng máy in 3D? Quả thực là một điều khó tưởng!
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”bệnh tim mạch + suc khoe” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” ] Nhưng đó là một dự án đầy tham vọng đang được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu, các bác sĩ tại Viện tạo mới tim mạch, dự án là sự hợp tác giữa các trường đại học và bệnh viện của người Do Thái ở Louisville.
Chúng ta biết rằng, để tạo nên các mô, cơ quan nhân tạo thì trước hết phải có giá thể, khung định dạng đúng kích cỡ như chính mô, cơ quan mà mình muốn thay thế. Và điều này quả là thế mạnh của máy in 3D nếu như bạn tìm hiểu về nó.
Còn cái khó khăn gặp phải trong việc cấy ghép mô, cơ quan, nhất là mô, cơ quan nhân tạo vào cơ thể người, đó là làm sao để bộ phận này hoạt động được và không bị cơ thể người nhận đào thải.
Công nghệ, dù thế, không phải là tất cả đều có thể làm được: Các nhà nghiên cứu chỉ mới sử dụng máy in 3D để làm nên nẹp, van tim và thậm chí là cả một cái tai của con người. Nhưng họ có quyền hi vọng.
Cho đến nay, nhóm nghiên cứu của Đại học Louisville đã in van tim, các tĩnh mạch nhỏ với các tết bào, và họ có thể xây dựng một số bộ phận khác với phương pháp khác, ông Stuart Williams, một nhà sinh học tế bào lãnh đạo dự án cho biết. Và ông cũng cho biết thêm rằng những thử nghiệm ghép các mạch máu nhỏ được tạo theo phương pháp in 3D này lên chuột và các động vật nhỏ đã thành công bước đầu.
Thách thức lớn nhất là làm thế nào để các tế bào nhân tạo phối hợp để làm việc cùng nhau như các tế bào cơ tim trong trái tim bình thường và không bị đào thải? Và ông Williams cho biết một hướng giải pháp đang thử nghiệm đó là phần khung được tạo bởi kỹ thuật in 3D, còn nội dung sẽ được xây dựng từ các tế bào của chính bệnh nhân, điều này sẽ giải quyết được vấn đề đào thải mô ghép, thậm chí là có thể loại bỏ được cả việc bệnh nhân phải sử dụng các loại thuốc chống đào thải mô ghép.
Bệnh viện Louisville đã từng có thành tựu về tim nhân tạo trong lịch sử. Đó là cuộc phẫu thuật thành công khi ghép một trái tim nhân tạo, Jarvik 7, ở Louisville vào giữa những năm 1980.
Các bác sĩ từ Đại học Louisville cũng đã từng làm ca cấy ghép tim nhân tạo đầu tiên vào năm 2001. Và bệnh nhân lần đó đã sống thêm được 151 ngày với bộ phận ghép được tạo bởi chất titan và bơm plastic.
Về cơ chế hoạt động của máy in 3D được sử dụng trong dự án này, đó là với máy in 3D hoạt động theo cách tương tự một máy in phun, với cây kim phun vật chất trong một mô hình xác định trước.
Thay vì các chất liệu khác như chúng ta thường thấy trong công nghệ in ấn đã làm, thì trong nghiên cứu y học lâm sàng, các tế bào sẽ được thanh tẩy và quá trình in ấn sẽ bắt đầu từng lớp với mô hình đã được máy tính xây dựng.
Máy in mà dự án sử dụng sẽ phun một hỗn hợp của một loại gel và các tế bào sống để làm đầy mô hình. Cuối cùng, các tế bào sẽ phát triển và gắn kết với nhau để tạo thành mô cơ.
T.An (theo foxnews và tổng hợp)