Net Neutrality (Internet Trung Lập) là gì dưới thời tổng thống Obama?

“Net neutrality” (tính trung lập của Internet) thuật ngữ ra đời lần đầu năm 2003, được đặt bởi giáo sư luật truyền thông Đại học Columbia Tim Wu, là một nguyên tắc cho rằng mọi loại dữ liệu trên mạng Internet đều có tính chất bình đẳng như nhau.




>
Do đó, các nhà cung cấp mạng không có quyền ưu tiên bất cứ loại dữ liệu thuộc bất kỳ công ty, tập đoàn nào, cũng như tính phí phát sinh khi người dùng truy cập các trang web nhất định.

Nếu như việc bãi bỏ quy định về Net Neutrality được thông qua, các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) sẽ có quyền chặn các ứng dụng, website mà họ không thích hoặc yêu cầu người dùng trả thêm phí nếu muốn truy cập các dịch vụ này. Khi đó, người dùng có thể phải trả thêm tiền để được truy cập các trang web như Google, Reddit, Facebook, Wikipedia, Netflix…

Nuoc My suc soi tranh cai de cuu lay Internet hinh anh 1
Hình ảnh minh họa cho tốc độ truy cập Internet khi Net Neutrality bị xóa bỏ.

Năm 2007, Hiệp hội báo chí Mỹ phát hiện Comcast, nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn thứ hai nước Mỹ cố ý làm giảm tốc độ kết nối trong mạng lưới mạng ngang hàng (peer to peer) làm người dùng không thể chia sẻ dữ liệu.

“Dù vô tình hay hữu ý, Comcast đã vi phạm nguyên tắc Net Neutrality”, Peter Svenson, cây bút của NBC News cho hay.

Theo Fotune, dự luật bãi bỏ Net Neutrality được khởi xướng vào năm 2015 dưới thời tổng thống Barrack Obama và bị bác bỏ. Tuy nhiên, Ajit Pai, chủ tịch FCC từng có thời gian làm việc cho nhà cung cấp dịch vụ mạng Verizon lại là người khơi lại sự việc trên. Bộ luật bãi bỏ Net Neutrality hiện chỉ có 5 người thuộc FCC có quyền quyết định thông qua và thực thi. Tuy nhiên, đã có 3 trong số 5 người đồng ý thông qua dự luật.

“Một trong số ba người kia phải thay đổi ý định trước khoảng thời gian 14/12, ngày quyết định số phận của Internet”, một người dùng trên Reddit chia sẻ.

Hôm Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai, Ủy Ban Thông Tin Hoa Kỳ (FCC) bỏ phiếu 3-2 hủy bỏ chính sách “Internet Trung Lập” (Net Neutrality) dưới thời Tổng Thống Barack Obama, có nghĩa là kể từ đây, cá nhân hoặc công ty có sử dụng Internet có thể phải trả thêm tiền nếu muốn thông tin mình gởi hoặc nhận nhanh hơn, hoặc ít ra là bình thường như hiện nay.




>Một số người chuẩn bị biểu tình kêu gọi FCC giữ nguyên chính sách “Internet Trung Lập.” (Hình: AP Photo/Carolyn Kaster)

Ba người bỏ phiếu thuận thuộc đảng Cộng Hòa, hai người bỏ phiếu chống thuộc đảng Dân Chủ.

Với quyết định này, kể từ nay, các công ty cung cấp dịch vụ Internet như Verizon, Comcast, và AT&T sẽ có thể làm chậm hoặc chặn các trang web và app, nếu thấy điều này có lợi cho họ, hoặc tăng giá dịch vụ nếu khách hàng muốn nhanh hơn.

Theo AP, các công ty dịch vụ Internet lâu nay vẫn hứa rằng, cách sử dụng hệ thống nối kết toàn cầu này sẽ không thay đổi.

“Internet Trung Lập” là gì?

“Internet Trung Lập” có nghĩa là tất cả các công ty cung cấp dịch vụ Internet được đối xử như nhau, và đây là căn bản từ ngày có Internet. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước quản trị Internet, khách hàng sử dụng Internet, và các công ty cung cấp dịch vụ này lo ngại là các công ty cung cấp dịch vụ, khi không bị kiểm soát chặt chẽ, có thể chặn hoặc làm chậm app của các công ty đối thủ, để có lợi cho công ty mình.

Vai trò của chính quyền

Năm 2015, FCC thông qua chính sách “Internet Trung Lập,” sau khi bỏ phiếu theo đảng phái, cấm các công ty lợi dụng Internet để có lợi cho riêng minh. Theo đó, Comcast không thể tính thêm tiền Netflix để làm cho hình ảnh đến với khách hàng nhanh hơn, hoặc chặn, hoặc làm chậm đường truyền của Netflix.

Chính sách này cho FCC thẩm quyền ngăn chặn các công ty dịch vụ “ăn hiếp” khách hàng. Ví dụ, chính sách của FCC dưới thời Tổng Thống Barack Obama là “không dung thứ” kiểu làm ăn của AT&T khi công ty này vi phạm luật “Internet Trung Lập.”

Trong vụ này, AT&T không tính tiền video app đối với khách hàng sử dụng điện thoại của họ, trong khi đòi hỏi các khách hàng không sử dụng điện thoại của công ty phải trả chi phí này.

Khi một thành viên của FCC nêu vấn đề này ra và buộc AT&T ngưng, công ty này đâm đơn kiện.

Kết quả, tòa án ngả về phía FCC trong vụ kiện năm 2016.

Các công ty lớn muốn gì?

Đương nhiên, các công ty lớn không thích bị các quy định ngặt nghèo “trói tay” với chính sách “Internet Trung Lập,” và luôn đâm đơn kiện ra tòa mỗi khi họ bị FCC “sờ gáy.”

Các công ty này cho rằng, những quy định trong chính sách “Internet Trung Lập” có thể làm hại doanh nghiệp của họ, đặc biệt là giá cả, mặc dù FCC nói rằng họ không quyết định giá cả của Internet, mà chính là thị trường quyết định.

Lấy ví dụ trên xa lộ, chính sách “Internet Trung Lập” muốn có 10 làn xe bằng nhau, các xe chạy tốc độ như nhau. Khi giao thông bị kẹt thì tất cả các xe cùng bị chậm như nhau.

Các công ty lớn muốn rằng, họ có quyền mở rộng một làn xe, tạm gọi là “tốc hành” (express lane), để xe nào muốn vào chạy nhanh hơn thì trả thêm tiền.

FCC cho rằng, khi mở rộng làn xe chạy nhanh này, thì chín làn xe còn lại xe bị hẹp bớt và các xe không có tiền trả thêm sẽ bị kẹt lâu hơn.

Các công ty Internet như Google ủng hộ chính sách “Internet Trung Lập,” nhưng các công ty kỹ thuật “im lặng” mấy năm nay. Netflix, một công ty ủng hộ chính sách “Internet Trung Lập” từ năm 2015, hồi Tháng Giêng nói rằng không có chính sách “Internet Trung Lập” cũng không sao, vì họ quá nổi tiếng, có tới 128 triệu khách hàng hiện nay, nên dù có bị chậm một chút, người ta vẫn vào xem phim của công ty này.

Thực ra, Netflix có “làn đường” riêng của họ, tự họ trả tiền để duy trì tốc độ nhanh, nên họ không bị “làn đường tốc hành” làm chậm lại.

Những ngày tới ra sao?

Trước mắt, các phân tích gia đều cho rằng, chưa có ảnh hưởng gì rõ ràng.

Tuy nhiên, theo những tổ chức bảo vệ khách hàng, trong tương lai xa, sẽ rất khó cho chính phủ ngăn chặn các công ty dịch vụ Internet “ép” khách hàng, đồng thời, cũng rất khó để có thêm cải tiến kỹ thuật, làm cho Internet được hiệu quả hơn.

Những người phản đối chính sách “Internet Trung Lập” thì cho rằng, chính sách này làm cho họ không dám đầu tư thêm để mở rộng dịch vụ Internet.

Trở lại ví dụ nêu trên, người bảo vệ khách hàng cho rằng, khi công ty dịch vụ có được “làn xe tốc hành,” họ cứ ngồi đó thu thêm tiền, bỏ mặc chín “làn xe” kia.

Các công ty cho rằng, nếu cứ duy trì 10 làn xe như nhau, không cho họ mở “làn xe tốc hành,” họ không thể phát triển thương vụ được.

Cuộc bỏ phiếu hôm Thứ Năm rõ ràng là một chiến thắng cho các công ty, và chắc chắn, phía khách hàng sẽ đâm đơn kiện.

Phải chờ phán quyết của tòa thôi. (Đỗ Dzũng)

Nước Mỹ sục sôi tranh cãi để cứu lấy Internet

Nhiều ngày qua, cộng đồng người dùng Internet tại Mỹ xôn xao vì thông tin Ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) dự định bãi bỏ tính bình đẳng của Internet.

Sự việc xảy ra trước lễ Tạ ơn vài ngày đã dấy nên một làn sóng phản đối dữ dội trên cả cộng đồng Internet và bên ngoài đời thực. Reddit, một trong những trang web sở hữu cộng đồng mạng lớn dường như muốn nổ tung khi tất cả bài viết đều xoay quanh chủ đề này và dán nhãn đỏ “khẩn cấp”.

Tính chất nghiêm trọng của sự việc lớn đến nỗi tất cả các bài viết lên trang nhất hôm ấy của New York Times đều xoay quanh chủ đề bảo vệ Net Neutrality. Theo BattleForTheNet.com, trong vòng 24 giờ, có hơn 200.000 cuộc gọi đến văn phòng Quốc hội Mỹ nhằm phản đối quyết định trên.

“Cộng đồng mạng lúc này đang bốc hỏa. Trong suốt sự nghiệp của một nhà hoạt động cho sự phát triển Internet, tôi chưa từng gặp chuyện nào như thế này cả”, Evan Greer, thủ lĩnh của Fight for the Future chia sẻ.

Net neutrality là gì?

“Net neutrality” (tính trung lập của Internet) thuật ngữ ra đời lần đầu năm 2003, được đặt bởi giáo sư luật truyền thông Đại học Columbia Tim Wu, là một nguyên tắc cho rằng mọi loại dữ liệu trên mạng Internet đều có tính chất bình đẳng như nhau.

Do đó, các nhà cung cấp mạng không có quyền ưu tiên bất cứ loại dữ liệu thuộc bất kỳ công ty, tập đoàn nào, cũng như tính phí phát sinh khi người dùng truy cập các trang web nhất định.

Nếu như việc bãi bỏ quy định về Net Neutrality được thông qua, các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) sẽ có quyền chặn các ứng dụng, website mà họ không thích hoặc yêu cầu người dùng trả thêm phí nếu muốn truy cập các dịch vụ này. Khi đó, người dùng có thể phải trả thêm tiền để được truy cập các trang web như Google, Reddit, Facebook, Wikipedia, Netflix…

Nuoc My suc soi tranh cai de cuu lay Internet hinh anh 1
Hình ảnh minh họa cho tốc độ truy cập Internet khi Net Neutrality bị xóa bỏ.

Năm 2007, Hiệp hội báo chí Mỹ phát hiện Comcast, nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn thứ hai nước Mỹ cố ý làm giảm tốc độ kết nối trong mạng lưới mạng ngang hàng (peer to peer) làm người dùng không thể chia sẻ dữ liệu.

“Dù vô tình hay hữu ý, Comcast đã vi phạm nguyên tắc Net Neutrality”, Peter Svenson, cây bút của NBC News cho hay.

Theo Fotune, dự luật bãi bỏ Net Neutrality được khởi xướng vào năm 2015 dưới thời tổng thống Barrack Obama và bị bác bỏ. Tuy nhiên, Ajit Pai, chủ tịch FCC từng có thời gian làm việc cho nhà cung cấp dịch vụ mạng Verizon lại là người khơi lại sự việc trên. Bộ luật bãi bỏ Net Neutrality hiện chỉ có 5 người thuộc FCC có quyền quyết định thông qua và thực thi. Tuy nhiên, đã có 3 trong số 5 người đồng ý thông qua dự luật.

“Một trong số ba người kia phải thay đổi ý định trước khoảng thời gian 14/12, ngày quyết định số phận của Internet”, một người dùng trên Reddit chia sẻ.

Lễ Tạ ơn không nghỉ của dân Mỹ

“Internet luôn đề cao tính tự do và cạnh tranh. Những hành vi chặn đứng hay cắt giảm tốc độ hoặc thu thêm phí truy cập đối với bất kì loại dữ liệu nào trên Internet là đi ngược lại quy luật phát triển thời đại số”, đại diện Google phát biểu.

Chính vì thế, vấn đề trên vấp phải làn sóng phản đối và quyết liệt của đa số người dùng Internet tại Mỹ. Nổ phát súng đầu tiên là cộng đồng người dùng Reddit, họ đăng tải các bài viết phân tích tính đúng sai, những hình ảnh châm biếm nhằm giúp người dùng hiểu sâu hơn vấn đề, đồng thời kêu gọi mọi người cùng biểu tình phản đối vào ngày 13/12.

Từ nay, Internet ở Mỹ sẽ khác với phần còn lại của thế giới?

Net Neutrality vừa bị FCC bác bỏ, đồng nghĩa các nhà cung cấp Internet taị Mỹ có quyền tạo ra những bất công trên mạng và biến nó thành thế giới có giai cấp.

Ủy ban truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) vừa bỏ phiếu để xóa đi các quy tắc trung lập Internet (Net Neutrality) đề ra hai năm trước. Net Neutrality ngăn cản các nhà cung cấp Internet bóp băng thông (giới hạn lưu lượng truy cập) của các dịch vụ đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nhà mạng AT&T không được phép làm giảm tốc độ truy cập vào Apple Music hay Spotify, ép buộc người dùng chuyển sang dịch vụ âm nhạc của nhà mạng này.

Nhưng tồi tệ thay, quy ước văn minh này vừa bị FCC bãi bỏ. Các đại gia viễn thông Mỹ cũng đều sở hữu những dịch vụ nội dung số của riêng mình, (và có thể) luôn nung nấu ý tưởng bắt chẹt các đối thủ, ưu tiên cho “gà nhà”.

Tu nay, Internet o My se khac voi phan con lai cua the gioi? hinh anh 1
Internet ở Mỹ nếu bỏ Net Neutrality thì sẽ giống như những con đường có làn ưu tiên tốc độ và làn xe chậm, không còn bình đẳng như trước.

Việc FCC bãi bỏ Net Neutrality không khác nào cởi trói cho những ông trùm viễn thông ở Mỹ tự tung tự tác. Điều họ cần làm đó là công khai việc ứng dụng, dịch vụ, website nào sẽ bị chặn, hạn chế truy cập hoặc thu thêm phí. Điều đó sẽ được đánh giá có vi phạm luật cạnh tranh hay không.

Chủ tịch FCC cho rằng việc bãi bỏ Net Neutrality sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì các nhà cung cấp dịch vụ Internet như AT&T và Comcast có thể mang đến nhiều lựa chọn hơn.

“Chúng tôi đang giúp đỡ người tiêu dùng và thúc đẩy cạnh tranh,” ông Pai nói. “Các nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng sẽ có nhiều động lực để xây dựng mạng lưới, đặc biệt là các khu vực kém phát triển”, người đứng đầu FCC giải thích.

Ngay sau quyết định của FCC, báo chí Mỹ chìm trong giận dữ và tuyệt vọng.

The Verge giật dòng tít “FCC vừa giết chết Net Neutrality”, Fortune nói “Chào từ biệt, Net Neutrality”. Vox gọi Net Neutrality là “điều tiên quyết làm cho Internet trở nên tuyệt vời” trong tiếc nuối. New York Timeschừng mực hơn, dẫn lời các chuyên gia cho rằng “trải nghiệm Internet của người dùng” sẽ không thay đổi gì đáng kể, nhưng những bình luận bên dưới cho thấy công chúng không tin vào điều đó.

”Ông Ajit Pai là người cũ của nhà mạng Verizon và bạn hiểu vì sao mình phải xuống đường phản đối rồi đấy”, một bình luận nhằm vào chủ tịch FCC bên dưới mẩu tin về Net Neutrality trên New York Times.

“Tôi tự hỏi ông Pai đã nhận bao nhiêu tiền vì điều này? Những nhà cung cấp dịch vụ Internet băng rộng sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Tôi cá rằng người dùng sẽ phải trả phí ngày càng nhiều hơn”, một độc giả ở Arizona lên án.

Cuộc bỏ phiếu đã diễn ra sau thời gian dài gây tranh cãi trên mạng xã hội. Sau khi đưa ra đề xuất bỏ Net Neutrality đầu năm nay, FCC đã nhận vô số “gạch đá” từ 22 triệu ý kiến phản hồi.

Cách đây hơn một tuần, dân Mỹ đón lễ Tạ ơn trong tranh cãi về Net Neutrality. Reddit, một trong những trang web sở hữu cộng đồng mạng lớn dường như muốn nổ tung khi tất cả bài viết đều xoay quanh chủ đề này. Chúng được dán nhãn đỏ “khẩn cấp” và thu hút hàng trăm ngàn lượt bình luận.

Tính chất nghiêm trọng của sự việc lớn đến nỗi tất cả các bài viết lên trang nhất hôm ấy của New York Times đều xoay quanh chủ đề bảo vệ Net Neutrality. Trong vòng 24 giờ, có hơn 200.000 cuộc gọi đến văn phòng Quốc hội Mỹ nhằm phản đối quyết định trên.

Tu nay, Internet o My se khac voi phan con lai cua the gioi? hinh anh 2
Nhiều cuộc biểu tình chống đối việc bãi bỏ Net Neutrality nổ ra ở Mỹ. Ảnh: Battleforthenet.

“Cộng đồng mạng lúc này đang bốc hỏa. Trong suốt cuộc đời hoạt động cho phát triển Internet, tôi chưa từng gặp chuyện nào như thế này cả”, Evan Greer, thủ lĩnh của Fight for the Future chia sẻ.

Nói một cách đơn giản, bạn có thể tưởng tượng kịch bản như thế này: những hộ dân Mỹ đang sử dụng dịch vụ Internet của Google có thể đối mặt nguy cơ phải trả thêm phí khi truy cập Amazon hoặc Facebook. Để trả đũa, Facebook sẽ khiến những đường link YouTube chia sẻ trên mạng xã hội này phát chậm chạp. Trong khi đó, nhà mạng AT&T hay T-Mobile sẽ khiến tốc độ gọi FaceTime trên iPhone chậm như rùa, kém ổn định. Để dùng nhanh như trước, người dùng phải đóng thêm phụ phí cho nhà mạng.

Tệ hơn, những công ty khởi nghiệp trong ngành công nghệ sẽ bị ép chết một cách tức tưởi vì không được ưu tiên truy cập. Họ phải bán mình, hoặc ngừng giấc mơ giết chết những ông lớn.

Tất nhiên, điều này chưa xảy ra, nhưng nó hoàn toàn có thể trở thành sự thật, trong bối cảnh những gã khổng lồ công nghệ ngày càng mâu thuẫn sâu sắc. Net Neutrality đã chết ở Mỹ, và chuỗi ngày vui của các ISP chỉ vừa bắt đầu.

Tiếp theo, trang web Change.org cho khởi động nhiều bài kêu gọi kí tên phản đối. Chỉ trong vòng 2 ngày, đã có hơn 21 bài viết cùng với hàng ngàn chữ kí được ghi nhận.

Tất cả các tập đoàn lớn Facebook, Google, Netflix đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về vấn đề trên qua việc gửi tâm thư đến Ajit Pai mong FCC có biện pháp phù hợp cùng với một nhóm 1.000 các công ty khởi nghiệp.

“Bảo vệ Net Neutrality là bảo vệ sự phát triển trường tồn của nước Mỹ” là thông điệp mà họ gửi đến Ajit Pai.

Vấn đề trên không chỉ ảnh hưởng đến cộng đồng Internet tại Mỹ. Theo trang Medium, Thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về tương lai của Internet nếu như dự luật này được thông qua, ông khẳng định cần phải giữ lại Net Neutrality bằng bất cứ giá nào.

“Internet luôn đề cao tính tự do và cạnh tranh. Những hành vi chặn đứng hay cắt giảm tốc độ hoặc thu thêm phí truy cập đối với bất kì loại dữ liệu nào trên Internet là đi ngược lại quy luật phát triển thời đại số”

– Người phát ngôn của Google

“Chúng ta cần phải bảo vệ Net Neutrality. Đây điều rất cần thiết đối với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ nhằm nâng cao tính cạnh tranh và giúp họ tránh khỏi nguy cơ cá lớn nuốt cá bé”, ông Justin Trudeau trả lời.

Làn sóng phản đối xóa bỏ Net Neutrality còn lan rộng trong nội bộ FCC. Theo tờ Los Angeles, Jessica Rosenworcel, một nhân viên trong FCC đã đăng bài phản đối trên tờ báo này có tựa đề “Tôi làm việc ở FCC. Xin mọi người hãy ngăn chúng tôi lại”.

‘Chúng tôi ủng hộ bãi bỏ Net Neutrality’

Tuy nhiên, có rất nhiều công ty, tập đoàn ủng hộ dự luật bãi bỏ Net Neutrality, đa số họ đều thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông như AT&T, Verizon, CenturyLink.

“FCC không phải muốn triệt tiêu Net Neutrality hoàn toàn, họ chỉ muốn kiểm soát môi trường Internet vốn rất hỗn loạn một cách hợp pháp và những ISP như chúng tôi đương nhiên luôn muốn điều tốt nhất cho Internet”, Craig Sillman, chủ tịch hội đồng tập đoàn Verizon chia sẻ.

Nuoc My suc soi tranh cai de cuu lay Internet hinh anh 3
Biếm họa về việc chính phủ loại bỏ Net Neutrality vì một môi trường Internet trong sạch.

Đồng thời, các nhà mạng đinh ninh rằng họ không hề có ý định cắt giảm tốc độ truy cập hay bắt người dùng trả thêm phí, hoặc cố ý chặn những trang web gây bất lợi cho chính họ nếu như dự luật bãi bỏ Net Neutrality được thông qua vào 14/12 năm nay.




Cô gái Mỹ trắng tuổi vị thành niên kiện cha mẹ ruột ra toà do họ không trả tiền học phí

25/11/2024

Xem lai vụ kiện Cha Mẹ Mỹ bang New York kiện con trai ruột 30 tuổi ra toà do con trai không chịu dọn ra khỏi nhà của cha mẹ

25/11/2024

Luật sư ở Việt Nam nói gì về khả năng thắng kiện của Đàm Vĩnh Hưng ?

25/11/2024

2 Luật sư gốc Việt ở Bắc Cali & Nam Cali phân tích pháp lý quanh đơn kiện của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng – chuyện thường ngày ở Mỹ

25/11/2024

Dân biểu đương nhiệm của Cộng Hoà 13 ở Bắc Cali và Dân biểu đương nhiệm Cộng Hoà 45 ở quận Cam, Nam Cali có thể bi thay thế bởi 2 ứng viên của đảng Dân chủ 2024

22/11/2024

Nhà hàng Kim Sơn nổi tiếng ở Downtown Houston, Texas khai trương năm 1982 sắp phải đóng cửa .

20/11/2024

O.C, Nam Cali ngày 23/11/2024: Luật Sư Derek Trần (Dân Chủ) dẫn trước 554 phiếu Dân Biểu Michelle Steel (Cộng Hòa)

20/11/2024

Chuyện lớn xảy ra khi ông gốc Việt 71 tuổi ở Oklahoma đụng nhẹ vào người cảnh sát da trắng và nói câm miệng do cảnh sát cắt ngang và sao không để tôi giải thích vụ đụng xe ?

18/11/2024

Nguyên do khiến ông Elon Musk và con trai cả của ông Trump cảnh báo Thế chiến 3

18/11/2024

Hội Nghi Thượng Đỉnh giữa tổng thống Mỹ Trump và TT Nga Putin được tổ chức tại Việt Nam 2025 ?

17/11/2024

Những cử tri Mỹ trúng giải $1 triệu USD ở các bang chiến trường bầu cử Mỹ 2024 hỏi ông tỉ phú Elon Musk sao chưa nhận được $1 triệu

16/11/2024

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính thức nộp đơn lên tòa thượng thẩm O.C, Nam Cali kiện ông Gerard Williams III, chồng ca sĩ Bích Tuyền $50 triệu đô la

16/11/2024

Cô gái Việt Nam sinh năm 2002 lần đâu tiên trong lịch sử đoạt giải Hoa Hậu Quốc Tế – Miss International 2024

15/11/2024

Mẹ ruột của tỉ phú Tesla Elon Musk công kích phóng viên báo New York Times vì là người gốc Việt

08/11/2024

Tin tặc ở Trung Quốc đã xâm nhập vào điện thoại thông minh của luật sư ông Trump

08/11/2024

Cha ruột cuả tỉ phú Elon Musk tiết lộ mức độ tham gia vào nhiệm kỳ tổng thống Trump 2024-2028

08/11/2024

Bộ Tư pháp Mỹ có thể bỏ qua 2 vụ truy tố hình sự sau khi Trump đắc cử Tổng thống 2024

07/11/2024

Ai đã trả số tiền khổng lồ để Trump thắng cử 2024 tại 5 bang chiến trường ?

07/11/2024

Quá trình lạm quyền và tham nhũng của Michelle Steel suốt 30 năm ở Little Saigon, O.C, Nam Cali

05/11/2024

Michell Steel cũng bị ‘dính’ tham nhũng tiền COVID-19 giống Andrew Đỗ

02/11/2024

Leave a Reply