Đường hoa đã trở thành nét văn hóa đặc biệt của người dân, bắt đầu từ Sài Gòn và dần dần lan tỏa ra các tỉnh thành khác.
Chiếc thuyền gỗ mộc chở hoa dài gần 7m tại đường hoa Nguyễn Huệ, Tp.HCM (Ảnh: Internet)
Nhắc đến đường hoa, Sài Gòn sẽ là địa danh đầu tiên mọi người nhớ đến. Lần đầu tiên xuất hiện vào Tết Giáp Thân 2004, sau 10 năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, đường Nguyễn Huệ (Quận 1, Tp.HCM) được mang tên “Đường hoa Nguyễn Huệ”.
Cặp rắn biểu tượng năm Quý Tỵ 2013 (Ảnh: Internet)
Tà áo dài và cánh chim bồ câu tự do (Ảnh: Internet)
Nhà giàn DK1 nổi bật giữa không gian đường hoa (Ảnh: Internet)
Luỹ tre làng soi bóng ao sen…. (Ảnh: Internet)
Mô hình thu nhỏ con giáp của giai đoạn 10 năm qua (Ảnh: Internet)
Năm nay (2013), đường hoa Nguyễn Huệ đánh dấu kỉ niệm 10 năm tổ chức với chủ đề “Trái tim Việt Nam”. Đường hoa được thiết kế mô phỏng theo hình dáng đất nước Việt Nam với hình ảnh cách điệu 3 miền: Xuân non cao, Xuân đồng bằng và Xuân biển đảo thể hiện một đất nước Việt Nam thống nhất, đoàn kết.
Đà Nẵng: đường hoa Bạch Đằng
Đường hoa xuân được làm trên vỉa hè đường Bạch Đằng, bắt đầu từ ngã ba Bạch Đằng – Phan Đình Phùng đến ngã ba Bạch Đằng – Lê Văn Duyệt, với chiều dài 1km, rộng 11,7m và tổng diện tích là 11.508 m2. Đường hoa xuân Bạch Đằng có kinh phí 17 tỷ đồng, huy động từ nguồn xã hội hóa.
Với chủ đề “Trăm hoa khoe sắc”, con đường sử dụng khoảng 100 loại hoa với số lượng 100.000 giỏ, được chia làm 6 phân đoạn gồm các tiêu đề Xuân ký ức, Xuân sung túc, Xuân non nước, Trăm hoa khoe sắc, Mùa tình yêu và Mùa tụ hội…
Cổng chào đường hoa Bạch Đằng, Đà Nẵng (Ảnh: Internet)
Hình ảnh con rắn dũng mãnh (Ảnh: Internet)
Kinh phí đường hoa Đà Nẵng lên đến 17 tỉ đồng (Ảnh: Internet)
Biên Hòa: đường hoa Trấn Biên
Với chủ đề: “Đồng Nai, Hội nhập và Phát triển”, lần đầu tiên tỉnh Đồng Nai tổ chức Đường hoa Trấn Biên- Xuân Quý Tỵ năm 2013 với quy mô lớn tại Văn miếu Trấn Biên kéo dài từ ngày 8 đến 15/2 (tức từ ngày 28 tháng Chạp đến Mùng 6 tết Quý Tỵ).
Cổng đương hoa là hình trái bưởi, đặc sản của TP.Biên Hòa (Ảnh: Internet)
Trọng tâm của đường hoa là hình trống đồng được kết từ hoa (Ảnh: Internet)
Bên trong Văn miếu Trấn Biên cũng trang trí đèn (Ảnh: Internet)
Đường hoa Trấn Biên được thực hiện trên trục đường trước cổng chính Văn miếu Trấn Biên với chiều dài gần 2.000m, sẽ có hơn 30 ngàn giỏ hoa các loại được thiết kế theo chủ đề gắn với năm Tỵ, thể hiện những nét độc đáo riêng của truyền thống ngành nghề vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Tổng kinh phí đầu tư cho Đường hoa Trấn Biên hơn 4,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và xã hội hóa.
Bình Dương: đường hoa Bạch Đằng
Với chủ đề “Bình Dương rạng ngời sắc xuân”, đường hoa Bạch Đằng ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) năm nay được thiết kế với 12 tiểu cảnh như Đất Thủ xưa và nay, Phúc – Lộc – Thọ, nông thôn mới, hướng về biển đảo…
Tiễn Rồng đón Rắn (Ảnh: Internet)
Tiểu cảnh Phúc – Lộc – Thọ (Ảnh: Internet)
Vùng quê thanh bình (Ảnh: Internet)
Các tác phẩm nghệ thuật bằng hoa xuyên suốt đường Bạch Đằng, chạy dọc theo con sông Sài Gòn thơ mộng thuộc phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) hứa hẹn thu hút nhiều người xem.
Mỹ Tho: đường hoa Hùng Vương
Đây là lần thứ 6 thành phố Mỹ Tho tổ chức đường hoa Hùng Vương nhằm tạo cảnh quan để nhân dân trong và ngoài thành phố thưởng lãm, du xuân trong dịp tết Nguyên đán. Đường hoa Hùng Vương xuân Quý Tỵ năm 2013 có chiều dài 450m (đoạn từ giao lộ Hùng Vương – Nguyễn Trãi đến giao lộ Hùng Vương- Thủ Khoa Huân ).
Chủ đề năm nay là “Tự lực kết đoàn” gồm 12 đại cảnh, tiểu cảnh chính như: cổng thành Nam, cổng linh vật rắn, vườn cây ăn trái, đường hoa dạo xuân, khung tranh liếp hoa, rắn giữ vàng…và sử dụng trên 26.000 giỏ hoa của trên 50 chủng loại hoa như: mào gà, dừa cạn, cúc mâm xôi, vạn thọ, cúc…..
Cổng đường hoa Hùng Vương Xuân Quý Tỵ 2013 (Ảnh: Internet)
Cây cầu khỉ của miền sông nước (Ảnh: Internet)
Nhà tre son son tuyệt đẹp (Ảnh: Internet)
Ninh Thuận: đường hoa 16 tháng 4
Với kinh phí hơn 1 tỉ đồng, đường hoa tại Tp.Phan Rang – Tháp Chàm được mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh biểu trưng của công nghệ điện gió, thể hiện ước vọng vươn lên xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm sản xuất năng lượng sạch của cả nước.
Dòng chữ “Mừng Đảng- Mừng Xuân- Chúc Mừng Năm Mới” trên đường hoa 16 Tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm (Ảnh: Internet)
Triển lãm ảnh về Trường Sa và quê hương Ninh Thuận (Ảnh: Internet)
Bánh xe bơm nước được trưng bày trong đường hoa (Ảnh: Internet)
Đan xen là những tiểu cảnh về biển xanh, cát vàng, bờ ao, cây cầu, con thuyền, lưới biển, vườn nho, vườn hoa và triển lãm ảnh nghệ thuật về Trường Sa, quê hương đất nước con người Ninh Thuận.
Năm Nhâm Thìn 2012 đang trôi qua để nhường chỗ cho Xuân Quý Tỵ 2013. Dù nhiều nơi không tổ chức đường hoa, nhưng không khí Tết vẫn len lỏi đến từng ngóc ngách trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu. Chúc mừng năm mới và hi vọng xuân mang về nhiều hạnh phúc, thành công đến mọi người.Theo NCĐT