Vào mùa hè năm 1985, đại tá KGB Oleg Gordievsky đã được triệu về Moscow từ đại sứ quán Liên Xô ở London, nơi ông đang hoạt động như một điệp vụ.
Các áp phíc ủng hộ Snowden trước Văn phòng Thủ tướng Đức ở Berlin khi anh ta gửi thư xin tị nạn ở một loạt nước, trong đó có Đức.
[youtube_wpress search=”1″] [tubepress mode=”tag” tagValue=”edward Snowden” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” theme=”phim” ] Cái cớ mà các chỉ huy đưa ra để gọi Gordievsky về là ông sẽ được trao một giải thưởng cho sự cống hiến của mình. Nhưng thực tế, KGB nghi ngờ ông là một gián điệp 2 mang và những gì họ làm sẽ là thẩm vấn ông.
Và ngay khi Gordievsky trở về Moscow, các đồng nghiệp KGB của ông đã đưa ông tới một nơi khá tiện nghi ở ngoại ô thủ đô Nga, cũng giống như một nơi mà Gordievsky cùng nhiều điệp vụ khác tin người tuýt còi nước Mỹ Edward Snowden đang trú ẩn trong những tuần qua.
Từ ngày 23/6, Snowden đã lẩn trốn ở đâu đó trên đất nước Nga, xa tầm với của chính quyền Washington vốn đang truy nã nhân vật này vì tiết lộ bí mật của các cơ quan tình báo Mỹ.
Tuyên bố chính thức mà chính phủ Nga đưa ra kể từ khi đó là Snowden đang trú trong khu vực quá cảnh của sân bay Sheremetyevo ở Moscow, chờ đợi nước thứ 3 cho anh ta tị nạn. Nhưng người ta cho rằng Snowden đã được cánh tay nào đó của chính phủ Nga đưa tới một điểm bí mật ngay sau khi anh ta đặt chân xuống sân bay.
Lý do là họ có việc phải làm với các máy tính xách tay của Snowden vốn chứa đầy các dữ liệu mật mà anh ta trộm được. Những ổ cứng đó sẽ giúp anh ta trở thành một mục tiêu giá trị cao của các cơ quan tình báo Nga.
“Chắc chắn, một người với hiểu biết chuyên sâu như vậy sẽ là một mục tiêu hữu ích”, theo Mikhail Lyubimov, một cựu thành viên KGB từng chỉ đạo các hoạt động gián điệp của cơ quan này nhằm vào Anh và khu vực Scandinavia hồi thập niên 1970. “Anh ta đang mang những thông tin cực kỳ quan trọng”.
Tuy nhiên, là một chuyên gia máy tính và một hacker dày kinh nghiệm, Snowden có thể hy vọng sẽ bảo vệ được tất cả các dữ liệu của mình nhờ mã hóa. Nikita Kislitsyn, biên tập viên Tạp chí Hacker của Nga, cho rằng hệ thống mật mã có sẵn rất có thể quá khó đối với các chuyên gia làm việc cho chính phủ Nga.
“Chúng tôi không biết chính xác khả năng của các cơ quan đặc nhiệm của chúng tôi”, ông nói. “Nhưng có những chương trình có sẵn trên thị trường ngày nay mà các chuyên gia mã hóa tin là rất khó. Các thuật toán của chúng mất nhiều năm mới giải được, thậm chí với sự hỗ trợ của cả các siêu máy tính có sẵn trong nước”.
Để truy cập dữ liệu của Snowden, các cơ quan an ninh Nga sẽ cần anh ta cung cấp các mật khẩu, thứ mà anh ta có lẽ sẽ không tự nguyện tiết lộ. Những người ủng hộ Snowden tán dương anh ta là một người tuýt còi đầy vị tha; việc trao các bí mật cho chính phủ Nga sẽ phá hỏng các giá trị về sự minh bạch mà anh ta ca tụng. Vì vậy, Gordievsky tin rằng Snowden sẽ nhận được một sự đối xử đại khái giống với cách mà cựu điệp viên KGB này nhận được hồi những năm 1985.
“Họ sẽ cho anh ta ăn thứ gì đó để khai hết ra”, Gordievsky cho biết qua điện thoại từ Anh, nơi ông sống lưu vong trong gần 3 thập niên qua. “Có rất nhiều loại thuốc khác nhau, như tôi từng trải nghiệm”.
Được triệu về Moscow, Gordievsky cho biết các đồng nghiệp KGB đã cho ông dùng một chất mà khiến ông “phơi bày hết ruột gan” và khai “thao thao bất tuyệt”.
Một trong số những chất mà KGB sử dụng cho các mục đích như vậy vào thời điểm đó được gọi là SP-117, không màu, không mùi và không vị – Alexander Kouzminov, một cựu điệp viên tình báo Nga, cho biết.
Mặc dù khó có thể xác định được các cơ quan mật vụ Nga nào sẽ làm gì với trường hợp Snowden, Gordievsky tin rằng hoặc đó sẽ là SVR hoặc Cục Thông tin và Truyền thông của chính phủ (FAPSI), cơ quan trả lời trực tiếp cho Kremlin. FAPSI giống như Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), nơi Snowden làm việc như một nhà thầu trước khi trộm rất nhiều tài liệu mật rồi trốn tới Hongkong hồi tháng 5.
Hầu hết các bí mật mà Snowden phơi bày đều liên quan đến chương trình theo dõi rộng khắp của NSA, gồm dữ liệu của hàng chục triệu cuộc gọi điện thoại và liên lạc Internet khắp thế giới. FAPSI, tổ chức vận hành các trạm thu thập dữ liệu ở nhiều nước, chắc chắn muốn biết càng nhiều càng tốt về công việc của cơ quan Mỹ.
“[Snowden] có thể có thông tin về các thông số nội tại của các hệ thống đó, danh sách các mục tiêu và các ưu tiên”, theo Vladimir Rubanov, người đứng đầu ban phân tích đầu não của KGB năm 1991-92. “Sẽ là một gã ngốc nếu ai đó có cơ hội lấy thông tin mà lại bỏ lỡ”, ông nói thêm.
Nhưng Rubanov – người hiện là thành viên của Hội đồng Chính sách Quốc phòng và Ngoại giao Nga – lại giảm nhẹ tầm quan trọng của Snowden khi cho rằng “anh ta chẳng có thứ gì có thể khiến chúng tôi thực sự ngạc nhiên”.
Một quan chức về hưu của SVR khẳng định Snowden không hiện diện trong các cơ sở của cơ quan này. “Vào thời điểm hiện tại, câu chuyện này không liên quan gì đến các cơ quan an ninh quốc gia. Nó đơn thuần chỉ mang tính chính trị”.
Về mặt chính trị, Snowden dường như còn là một nguy cơ đối với Tổng thống Vladimir Putin. Nhà lãnh đạo này đã đôi lần tuyên bố ông muốn Snowden lên máy bay ra khởi Nga càng sớm càng tốt và đừng gây tổn hại cho mối quan hệ vốn đã sóng gió giữa Moscow và Washington.
Đích đến nhiều khả năng nhất của Snowden là Mỹ Latinh, với một số nước đã đồng ý cho anh ta tị nạn như Vnezuela, Bolivia và Nicaragua. Nhưng tới được đó là cả một câu chuyện dài. Hộ chiếu của Snowden đã bị Mỹ hủy hồi tháng 6 và có thể mất nhiều tuần anh ta mới có được các giấy tờ đi lại mới. Tiến tình đó, theo Gordievsky, có thể bị trì hoãn nếu Nga cảm thấy họ cần thêm thời gian với Snowden.
“Họ sẽ không để anh ta đi nếu không lột tẩy ruột gan anh ta”, ông nhận xét, “Nhưng đến giờ tôi nghĩ họ đã có được tất cả những gì cần thiết từ anh ta. Họ đã có khá nhiều thời gian, và đó là lý do tại sao họ sẽ để anh ta rời đi dễ dàng”.
Thanh Hảo(Theo TIME)