Arianna Huffington: Đừng làm việc quá sức
Chủ tịch The Huffington Post, trong tour quảng bá cuốn “Thrive” của mình, đã nhiều lần nhận được một câu hỏi: “Người đã thành công thì tất nhiên sẽ quan tâm đến chất lượng cuộc sống, nhưng chẳng phải những người trẻ thì nên theo đuổi giấc mơ bằng việc ngủ muộn dậy sớm hay sao? Chẳng phải ngủ ít đi và làm nhiều việc một lúc sẽ giúp chúng ta nhanh chóng thăng tiến hay sao?
|
Ảnh: Makers. |
“Điều này hoàn toàn sai lầm”, bà nói. “Đã từ rất lâu rồi, chúng ta hành động dựa trên một ảo tưởng phổ biến rằng, đốt cháy năng lượng là cái giá phải trả để đạt được thành công”.
Đây là điều mà bà mong muốn đã hiểu được ở tuổi 22. “Tôi ước rằng mình có thể quay trở lại quá khứ và nói với bản thân: “Arianna, công việc của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn đảm bảo rằng, bạn không chỉ làm việc hết mình mà còn biết ngơi nghỉ, nạp năng lượng và tự làm mới bản thân”.
Điều này, theo Huffington, đã có thể giúp bà tránh được nhiều căng thẳng, mệt mỏi và lo âu không đáng có.
Richard Branson: Cứ vui đi, nhưng nhớ là có mục đích
“Có rất nhiều điều tôi ước rằng mình đã hiểu được khi tôi 22”, nhà sáng lập Virgin Group nói. “Tôi muốn ở tuổi 22 tôi đã biết rằng, ngài Tim Berners-Lee sẽ phát minh ra mạng Internet, để rồi bản thân tôi sẽ phát minh ra LinkedIn, thậm chí cả Google, Twitter và Facebook nữa”.
“Cũng thật tuyệt nếu khi đó tôi biết Steve Jobs sẽ sáng tạo ra iPod, và mạng Internet sẽ mang đến một cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp âm nhạc – Tôi có lẽ đã có thể bán các cửa hàng băng đĩa của mình đi và rút lui khỏi lĩnh vực kinh doanh âm nhạc từ lâu rồi”.
|
Richard Branson: “Hãy cứ vui vẻ, nhưng phải biết chừng mực.” Ảnh: Rsvlts. |
Sallie Krawcheck: Mọi việc sẽ không dễ dàng, nhưng chúng dần trở nên tốt đẹp hơn
Krawcheck, nhà lãnh đạo của 85 Broads và một nhà điều hành hàng đầu ở phố Wall, ước rằng bà đã có thể lập được một bản danh sách những thứ gì hữu dụng và thứ gì không đối với bà; điều bà thích và không thích, sở trường và sở đoản; phong cách làm việc hiệu quả và ngược lại; thêm vào đó là đam mê của bà nằm ở đâu.
|
Ảnh: Whartonjournal. |
Điều bà sẽ nói với phiên bản 22 tuổi của mình là: “Kể cả khi bạn đã quyết định thì điều đó cũng sẽ không dễ dàng hơn: những tháng sau đó bạn sẽ bị những tập đoàn lớn tại phố Wall từ chối… Nhưng cuối cùng bạn sẽ tìm được một đích đến cho mình. Đó sẽ là nơi cho bạn nhiều trải nghiệm, phần lớn thời gian sẽ là như vậy. Và hãy làm việc chăm chỉ. Điều đó thực sự quan trọng. Còn anh chàng bạn đang hẹn hò ư? Không phải ý hay đâu.”
Deepak Chopra: Tận dụng sự thông tuệ đễn từ những gì không chắc chắn
Điều Chopra ước ông đã hiểu từ năm 22 tuổi là tận dụng được hiểu biết từ sự không chắc chắn.
“Từ khi khởi nghiệp, tôi đã an tâm rằng mình luôn biết đâu là đích đến của mình” – nhà sáng lập Quỹ Chopra nói. “Tuy vậy tôi đã không hành động dựa trên sự không chắc chắn và ảnh hưởng của nó tới một người”.
|
Ảnh: Amberallen. |
Ông đã nghĩ rằng an toàn là bạn, còn sự không chắc chắn là kẻ thù. “Nếu tôi hiểu được điều tôi đã hiểu ở thời điểm hiện tại, vậy thì sự chắc chắn cũng mang lại sự thông tệ – nó giúp mở cánh cửa đến những chân trời mới – và những chân trời mới đó làm cuộc sống luôn được làm mới”.
Suze Orman: Tiền không định nghĩa bạn, bạn định nghĩa tiền
“Tiền sẽ không bao giờ định nghĩa được bạn. Bạn là người định nghĩa tiền của bạn”. Đó là điều Orman ước bà đã có thể hiểu được năm 22 tuổi.
“Khi bạn khởi sự vào những năm 20 tuổi, một cách tự nhiên, bạn sẽ nghĩ đến những gì bạn sẽ có được và những điều bạn sẽ phải thực hiện – kiếm tiền, và kiếm nhiều tiền hơn nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc tiền trở nên có sức mạnh lớn chi phối cuộc sống của bạn. Vấn đề không phải bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mà là bạn sống cuộc sống như thế nào với số tiền bạn kiếm được”.
Sau khi đã trải qua những năm 20 tuổi làm công việc bồi bàn với số tiền lương không quá 400 USD một tháng, tuổi 30 của chủ trò chương trình truyền hình, tác giả, nhà tư vấn tài chính này đã có những chuyển biến lớn. “Tôi đã xây dựng được dịch vụ lập kế hoạch tài chính và hàng tháng kiếm được nhiều tiền hơn con số trước đó tôi đã được trả trong một năm. Vấn đề là ở chõ: Càng kiếm được nhiều tiền, tôi càng muốn chứng minh cho những người khác thấy tôi kiếm tiền giỏi đến thế nào”, bà chia sẻ.
Tài chính của bà trở nên lộn xộn, bà nói: “Nhưng nghiêm trọng hơn là, tiền của tôi lộn xộn vì bản thân tôi là một mớ lộn xộn. Tôi đã sai lầm – tất cả những thứ tôi đã tiêu xài đều không mang lại giá trị cho bản thân tôi”.
|
“Tiền không định nghĩa bạn, bạn là người định nghĩa tiền.” Ảnh: Wxxi. |
Clara Shih: Chấp nhận rằng công việc hấp dẫn nhất có thể không phải dành cho bạn
Shih, CEO của Hearsay Social, tâm sự rằng bà không có gì để phàn nàn về sự nghiệp của mình – nhưng mà có hai điều bà ước ai đó đã chỉ cho bà khi bà 22 tuổi:
1. Đừng chọn lựa một công việc chỉ vì những người khác đều đang theo đuổi nó.
|
Ảnh: Speakerdata. |
2. Đừng dựa vào tiền mà lựa chọn nghề nghiệp (trừ khi bạn bắt buộc phải làm vậy)
“Đặc biệt là khi ta bắt đầu sự nghiệp, một trong những điều tệ nhất ta có thể làm là hy sinh việc học hỏi từ các cơ hội, sự trưởng thành và những mối quan hệ quý giá cho những khoản thu nhập tí hon. “Ta có trách nhiệm với tương lai của mình thông qua việc đưa ra quyết định mang tính lâu dài dựa trên những lý do hợp lý”.
Craig Newmark: Sớm tạo dựng thương hiệu cho bản thân
“Người ta sẽ nhanh chóng nhìn nhận bạn theo cách này hay cách khác, và sẽ rất khó để thay đổi được cách nhìn đó – Điều đó được các chuyên gia marketing gọi là “thương hiệu”, Newmark, nhà sáng lập Craiglist, tâm sự.
|
Ảnh: Businessweek. |
Ông đã ước ở tuổi 22 ông hiểu rằng: “Bạn chịu trách nhiệm tạo dựng thương hiệu bản thân từ giây phút đầu tiên, và tốt nhất là bạn bạn làm tốt điều ngay từ đầu và bảo vệ nó.”
“Những mọt sách như chúng tôi không mạnh về điều đó, và thường chúng tôi không được nhìn nhận một cách công bằng”, ông nói thêm. “Sự nhìn nhận đó có thể được điều chỉnh theo thời gian, đặc biệt là khi ta có chút khiếu hài hước”.
Rachel Zoe: Tìm ra điểm mạnh của bản thân
“Thời gian đầu khởi nghiệp là lúc bạn thấy hứng khởi và sợ hãi nhất”, chuyên viên tư vấn phong cách thời trang cho các ngôi sao nói.
|
Ảnh: Lapalmemagazine. |
“Tôi luôn biết ơn bản năng và lời khuyên tuyệt vời của cha mẹ tôi – nhờ có sự kết hợp đó mà tối đã có thể khám phá những chân trời mới của thế giới thời trang. Nếu tôi có thể quay trở lại và làm lại từ đầu, sau đây là những thứ tôi sẽ trau dồi thêm; chúng cũng là điều tôi sẽ nói với những ai đang chân ướt chân ráo khởi nghiệp”.
Jim Kim: Tìm hiểu về cuộc sống những người xung quanh
Khi Kim, chủ tịch Ngân hàng Thế giới, bước sang tuổi 22, ông đã không lấy gì làm vui vẻ. Khi đó ông mới bước vào tháng thứ hai của năm nhất khoa Y đại học Harvard, nơi ông dành hàng đêm nghi nhớ kiến thức cơ thể học. “Đó là một sự thất vọng”, ông chia sẻ.
|
Ảnh: Vir. |
“Tôi ước rằng mình đã có thể hiểu được những gì tôi đang nhận thức được về những chuẩn bị của bản thân cho tương lai. Tôi có hai lời khuyên cho phiên bản trẻ hơn của mình. Một là hãy tìm hiểu cuộc sống của những người xung quanh. Bạn nên tìm hiểu thế giới của những con người ở từng mức thu nhập khác nhau. Hai là hãy tìm hiểu những ích lợi của việc ngồi thiền, hoặc những cách khác giúp đầu óc thanh thản”.
Naomi Simson: Công việc thì vô tình, bạn bè thì luôn nhớ những ngày cuối tuần mà bạn không dành cho họ
Simson, nhà sáng lập RedBallon, nguyên một giám đốc của Apple, chia sẽ là bà sẽ khuyên phiên bản 22 tuổi của mình rằng hãy tận hưởng, đừng hấp tập, hít thở nhiều hơn, ăn đồ tươi sống, và tập yoga. “Tôi đã làm việc vất vả. Tôi đã rất tập trung, quyết tâm và có nguyên tắc. Nhưng tôi đã dành thời gian và không gian cho sự sáng tạo và thể hiện bản thân”, bà nói.
|
Ảnh: Mackaychamberofcommerce. |
“Tôi sẽ động viên phiên bản 22 tuổi của mình hãy bồi dưỡng tình bạn – một cách trực tiếp. Liên lạc với họ, lên kế hoạch, làm điều gì đó và chia sẻ kỷ niệm cùng nhau. Hãy cười thật sảng khoái mỗi ngày. Hành động poke trên Facebook chẳng tạo nên được một tình bạn đâu (mặc dù phải nói rằng hồi tôi 22 tuổi chưa có cái gọi là mạng xã hội)”.
Christopher Elliot: Học hỏi càng nhiều càng tốt
Elliot ước rằng ông đã học được vài điều ở tuổi 22.
Tác giả, nhà ủng hộ người tiêu dùng và nhà báo đa phương tiện, nói rằng ông sẽ khuyên bản thân mình nên giải quyết những thử thách lớn, tìm tòi về ngôn ngữ và các con số – và quan trọng hơn nữa là về con người, đọc thơ, sử dụng dẫn chứng để thuyết phục người khác, biết bỏ qua khi đến lúc, làm tốt vai trò một người đi theo cho đến khi sẵn sàng trở thành người dẫn đầu, dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu, và học nhảy nữa.
|
Ảnh: Chriselliotts. |
Cuối cùng ông nói: “Đừng lo lắng quá nhiều về vấn đề rụng tóc, không có tóc còn tốt hơn ý chứ”.
Lora Cecere: Đọc cuốn “Four-Fold Way”
“Giá mà tôi có thể quay ngược thời gian”, Cecere, CEO của chuỗi cung ứng Insights phát biểu.
“Khi tôi 22, tôi đang bắt đầu với bằng đại học thứ hai của mình. Đầu óc tôi khi đó tràn ngập hy vọng và những hứa hẹn. Tôi đã là một người theo trường phái lý tưởng hoá. Tôi làm việc có mục đích, kỳ vọng cao và khá hung hăng”.
|
Ảnh: Supplychainshaman. |
Nếu được quay lại tuổi 22, Cecere nói bà sẽ đọc cuốn “Four-Fold Way” và dành thời gian tiếp thu những hiểu biết từ nó. “Nếu được như thế, cuộc sống của tôi sẽ dễ dàng và đỡ căng thẳng hơn”.
Vậy cuốn “Four-Fold Way” là sách gì vậy? “Đó là một quyển sách của tri thức”. “Cuốn sách tôi có giờ đã cũ mèm. Nó chỉ ra những quy tắc và cư xử thông thường khi những bộ lạc người Mỹ tập trung hội họp. Những bộ lạc khác nhau đó hiểu ra rằng một số nguyên tắc đơn gian có thể giúp cải thiện kết quả hội họp của họ. Lời khuyên từ nó đơn giản mà sâu sắc”.