Với thiết kế lạ và độc, căn nhà hình hộp nằm bên sông Đuống trở thành một địa điểm lý tưởng để gia chủ tận hưởng giây phút thảnh thơi hiếm có.
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”tham nha” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” ]
Quay trở lại Việt Nam chưa lâu, cặp vợ chồng Đặng Hoàng Giang và Vũ Chi Mai liền bắt tay vào việc lựa chọn một ngôi nhà phù hợp với sở thích “du mục” của họ. Bởi lẽ, theo ông Giang, tuy là một người con gốc Hà Nội, nhưng họ tự nhận mình là những người du mục thời hiện đại với 20 năm trời bên đất Áo, tiếp theo là Đông Đức. Cuối cùng, ông và vợ mình dành 8 năm sinh sống ở Vienna trước khi quay trở về quê hương nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình.
|
Đôi vợ chồng ông Giang – bà Mai thảnh thơi ngắm phong cảnh sông Đuống từ khu vườn trên sân thượng của họ. |
Sau khi về nước, cặp vợ chồng đã có thêm ba năm sống ở khu trung tâm sầm uất của thủ đô Hà Nội và sau đó là ở một loạt các căn hộ thuê. Và rồi, hồi năm 2007, họ đã chi số tiền 1,2 tỷ đồng (khoảng 57.000 USD thời bây giờ) mua một sào đất Bắc Bộ (khoảng 360 m2). Đối với ngôi nhà, ông Giang mong muốn nó thật gần gũi với thiên nhiên và cho ta cảm thấy đó như một chiếc lều trại vậy.
Để thực hiện được điều đó, hai vợ chồng ông Giang không ngừng mày mò tìm kiếm các sách tư vấn kiến trúc và nghiên cứu các mẫu thiết kế của các khách sạn cũng như khu nghỉ dưỡng mà họ từng ghé chân qua ở Thái Lan và Indonesia. “Chúng tôi mong ngôi nhà đó phải toát lên vẻ hiện đại song cũng phải phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam”, ông Giang cho hay.
Cuối cùng, họ đã chọn ra bản phác thảo của Nguyễn Chí Kiên, một kiến trúc sư trẻ tuổi vừa trở về từ Đức. Cả ông Giang và kiến trúc sư Kiên đều khá hứng thú với phong cách thiết kế nội thất tối giản của Nhật Bản, đặc biệt là các công trình của vị kiến trúc sư Shigeru Ban.
Bà Mai, một nhà kinh tế học, khi đó tỏ ra khá dè dặt trước ý định xây dựng tổ ấm của họ ở bên cạnh sông Đuống, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 6,5 km. Bà lo ngại rằng, với khoảng cách như vậy, bà sẽ khó lòng đưa đón hai cô con gái nhỏ tới trường học ở trong vùng nội thành. Hơn nữa, địa điểm xây dựng này rất dễ bị lụt.
Tuy nhiên, ông Giang cho biết, họ quyết tâm xây dựng ngôi nhà trên vị trí đó bởi vì phong cảnh đồng quê nơi đây hoàn toàn trái ngược với cảnh chen chúc, xô bồ của Hà Nội. Thêm vào đó, ông Giang cho biết, khung cảnh như vậy luôn gợi ông nhớ tới bài thơ bi thương mang tên Bên kia sông Đuống của cố nhà thơ Hoàng Cầm, người con của đất Kinh Bắc xưa.
|
Mặt tiền của ngôi nhà độc đáo. |
Sau một năm xây dựng, cuối cùng ngôi nhà cũng được hoàn tất vào năm 2008 với tổng kinh phí vào khoảng 1,4 tỷ đồng. Ngôi nhà với diện tích mặt sàn vào khoảng 260 m2 toạ lạc gần một bụi tre rậm rạp ở cuối một con đuờng nhỏ. Tổng thế, căn nhà được chia làm 2 khối riêng rẽ hình hộp làm bằng vật liệu bê tông nhẹ và liên kết với nhau bởi một cây cầu gỗ. Các bức tường gạch bên trong được phủ lên một lớp vữa trắng. Có một khu vườn nằm trên sân thượng của một trong hai “khối hình hộp” đó. “Không có ranh giới rõ ràng giữa không gian bên trong và ngoài căn nhà”, ông Giang cho hay.
Căn hộp nhỏ một tiếng có một phòng duy nhất trong đó. Đây vừa là không gian dành cho phòng khách và nhà bếp. Chiếc hộp lớn hơn có hai tầng, 4 phòng ngủ, một khoảng sân nằm ở bên cạnh phòng ngủ chính và phòng tắm tầng hai và một phòng tắm ở trên tầng hai được lắp bằng những tấm kính trong suốt lấy cảm hứng từ một khách sạn Thái Lan nơi bà Mai từng có cơ hội trải nghiệm. Ông Giang nhận thấy rằng, với thiết kế ngoại thất như vậy, “bạn có thể chơi và làm việc ở khắp mọi nơi trong căn nhà”.
Bạn bè của hai cô con gái ông thỉnh thoảng hay tới đây ngủ. Chúng thường cảm thấy sợ hãi bởi quá có nhiều tiếng ồn về ban đêm mà không giải thích được. Trong khi đó, bố mẹ của ông Giang thì cho biết, Họ không thể lý giải nguyên do tại sao con trai mình lại không xây một ngôi nhà kiểu biệt thự Pháp giống như nhiều công trình ở Hà Nội.
|
Phòng bếp thoáng đãng nhìn ra dòng sông vùng Kinh Bắc xưa. |
“Bởi vì, ngôi nhà trông không giống với các căn nhà bình thường ở Việt Nam. Một vài người hàng xóm đoán rằng, nhà của chúng tôi là một nhà hàng hay một ngôi trường mẫu giáo”, bà Mai kể lại.
Trên hết, hai gia chủ đều cảm thấy hài lòng với tổ ấm của họ. Ông Giang thích tận hưởng những giây phút ở phía bên kia sông Đuống, nơi mà môi trường xung quanh thậm chí còn yên tĩnh hơn ở khu nhà bên ông. Trong khi đó, bà Mai cảm thấy ngôi nhà mình là nơi thư giãn lý tưởng sau những ngày làm việc tại công sở.
Còn chuyện lụt lội, theo bà Mai thì “đó không còn là một vấn đề nữa. Trong trận lụt hồi năm 2009, ngôi nhà hàng xóm bị thiệt hại, nhưng nhà chúng tôi không hề hấn gì cả”.
Thanh Nga