Nhạc sĩ Thanh Sơn và những giai điệu dân gian bất tử

Cách đây 4 năm, vào ngày 4-4-2012, nhạc sĩ Thanh Sơn đã đi vào cõi vĩnh hằng. Số người yêu mến những ca khúc của ông rất nhiều.

[ws_table id=”94″]
English Songs Thánh CaLiveShow Ca SĩNhạc Sĩ TVCa Sĩ TV
Nhạc RemixNhạc Tiền ChiếnBoney MNhạc Chế Quê Hương
Hòa Tấu
Song CaNhạc Đám CướiNhạc PhimNhạc Sống
Nhạc Sến LạBước Chân 2 Thế HệNhạc Vàng Trữ TìnhLiên Khúc Miền TâyNhạc Thiếu Nhi
Dân Ca 3 MiềnLiên Khúc HayĐộc Tấu Guitar WorkOut MusicTân Cổ
Cha Cha ChaDiscoRumbaTangoClassical Music
Nhạc DJ RemixNhạc không lờiHarmonicaTop HitsLiveshow Ca Sĩ
Nhạc Pro
Sol Vang
Nonstop Việt MixNhạc Hot V-PopNam Việt Music
YEAH1 MUSICZING MP3Gala Nhạc ViệtNhạc BuồnLàng Văn Music
Việt Nam MTVCa Sĩ & Ca Khúc HayNhạc Trung Tâm ASIAParis By Night
Nhạc Trẻ 60-70
Nhạc Dân TộcNhạc Ấn ĐộTrung Tâm Diễm XưaVietNam Top HitsThúy Nga Paris
Pops Music
Nhạc Tập GymSky Music
Nhac Cua Tui
Keeng TV
Nhạc 24HNhạc DanceViet Melodic
Nhạc PhápNhạc Trước 1975
Tình ProductionsCa Dao ProductionsNhạc Phật Giáo
Nhạc TrẻDân Ca
Rap Việt
Latin WorkOutHòa.Tấu Quê.Hương
Modern TalkingNew Wave

Nhưng ít có ai tưởng tượng ra rằng người nhạc sĩ Miền Nam hiền hòa, mộc mạc, có một cuộc đời bình dị này đã có một sự nghiệp sáng tác khổng lồ, vào khoảng 500 ca khúc. Chỉ có một số ít những tên tuổi lớn trong làng tân nhạc Việt Nam như Phạm Duy, Anh Bằng, Trịnh Công Sơn…mới có được một sức sáng tác bền bỉ đến như vậy. Khán giả xếp ông vào một trong những “ông hoàng của thể điệu bolero”, với những bản nhạc tình đi thẳng vào tim người. Điểm qua một số ca khúc của Thanh SƠn, người hâm mộ sẽ nhận thêm cái hồn đậm chất dân giã, cũng là một trong những đặc điểm lớn.

Nhạc sĩ Thanh Sơn sinh năm 1940 ở Trà Vinh. Thuở nhỏ mê ca hát, và đã nuôi mộng trở thành ca sĩ. Vào năm 1959, ông ghi danh tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của Đài Phát Thanh Sài GÒn. Ông đã đoạt giải, và được mời đi hát trong ban Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng. RỒi bắt đầu học sáng tác dưới sự hỗ trợ của các nhạc sĩ như Hoàng Trọng, Văn Phụng, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn Hiền. Có thể dễ dàng nhận thấy giữa ông và những “người thầy dạy sáng tác” đầu tiên này có phong cách sáng tác hoàn toàn khác biệt. Có lẽ Thanh Sơn học kỹ thuật sáng tác với Hoàng Trọng, Văn Phụng…, nhưng không bắt chước để sáng tác giống họ. Việc xác định cá tính riêng cho mình ngay từ buổi ban đầu của văn nghệ sĩ, đã khiến cho nền văn học nghệ thuật của Miền Nam Việt Nam trước 1975 vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Sau đó, nhạc sĩ Thanh Sơn đã chuyên tâm vào sự nghiệp sáng tác, khiến khán giả say mê với những ca khúc của ông, và quên mất rằng ông cũng đã từng là ca sĩ.

Nhạc của Thanh Sơn mang đậm tính mộc mạc của con người Miền Nam. Một trong những bản nhạc được nhiều người biết đến nhất của ông chính là bài Nỗi Buồn Hoa Phượng. Đó là một ca khúc viết cho tuổi học trò, mà giai điệu vẫn có phản phất một chút âm hưởng của một câu vọng cổ. Và lời ca cũng làm người nghe liên tưởng đến tấm lòng sâu đậm nghĩa tình của người học trò Miền Nam:

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,

Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương,

Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,

Phút gần gũi nhau mất rồi

Tạ từ là hết người ơi!…

Ai đã từng là học trò, đều có cùng một cảm giác xao xuyến rất giống nhau mỗi khi nhìn thấy hoa phượng nở, báo hiệu hè về. Mùa phượng nở, với những cuốn lưu bút, nỗi buồn lưu luyến chia tay bạn bè, trường lớp đã thành nét đẹp đặc trưng nhất của tuổi học trò thơ mộng. Nhưng đâu có mấy ca khúc đã đem được màu của hoa phượng diễn tả tình cảm của người học trò da diết, sâu đậm như nhạc sĩ Thanh SƠn:

…Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,

Cảm thông được nỗi vắng xa người thương.

Màu hoa phượng thắm như máu con tim,

Mỗi lần hè thêm kỷ niệm,

Người xưa biết đâu mà tìm…

Một ca khúc khác nổi tiếng không kém của nhạc sĩ Thanh Sơn là Màu Hoa Anh Đào. Một ca khúc cũng đậm chất dân ca, nhưng lại là… dân ca Nhật Bản! Có rất ít ca khúc Việt Nam diễn tả nét đẹp của hoa anh đào bằng chính giai điệu dân gian của xứ sở Phù Tang như bài hát độc đáo này, khiến có nhiều người nghe cứ ngỡ rằng đây là một bản nhạc Nhật lời Việt! Chính vì vậy mà Nhạc Sĩ Thanh SƠn đã phải lên tiếng đính chính. Nhưng tại sao một người nhạc sĩ Miền Nam như ông mà lại cảm hứng sáng tác giai điệu Nhật? Nhạc sĩ Thanh Sơn cho biết bởi vì vị hôn thê của mình rất giống với một cô gái Nhật Bản. Và ông đã sáng tác bài này để làm quà tặng cho người vợ mới cưới của mình nhân ngày kỷ niệm thành hôn. Nhờ vậy, dân mê nhạc Việt Nam mình từ những năm 1960s đã được thưởng thức một giai điệu thuần Nhật, để mà tưởng tượng đến cái đẹp của hoa anh đào và một thiếu nữ Nhật:

Mùa xuân sang có hoa anh đào

Màu hoa tôi trót yêu từ lâu

Lòng bâng khuâng, nhớ ai năm nào

Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào

mình nói chuyện ngày sau…

Sau 1975, nhạc sĩ Thanh Sơn hầu như không còn sáng tác nhạc tình, mà tập trung vào chủ đề ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Việt Nam. Đây là giai đoạn chứng tỏ những điệu hò, câu lý của quê hương đã ăn sâu vào trong máu, trong tim của ông. Nhạc sĩ Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ thành công nhất trong việc diễn tả cái đẹp của làng quê Miền Nam, của con người Miền Nam bằng những giai điệu dân ca Miền Nam. Phải yêu làng quê, phải gắn bó với con người Miền Nam sâu đậm lắm mới có thể làm được những ca khúc về Miền Nam đặc sắc đến như vậy. Trong ca khúc Bạc Liêu Hoài Cổ, bằng một giai điệu âm hưởng buồn man mác đặc trưng của vọng cổ cải lương, nhạc sĩ Thanh Sơn đã đưa được tất cả những cái riêng nhất của xứ Bạc Liêu vào trong một bài hát: ruộng cò bay thẳng cánh, câu vọng cổ của ông Sáu Lầu, một anh chàng công tử Bạc Liêu đã trở thành huyền thoại trong đời sống người dân Nam Bộ:

Nghe tiếng đàn ai rao sáu câu

Như sống lại hồn Cao Văn Lầu …

…Bên nước mặn biển cho muối nhiều

Bên nước ngọt phù sa vun bồi

Bạc Liêu đưa ta tới thăm đồng lúa trải ngàn khơi

Cò bay thẳng cánh nhìn mỏi mắt người…

…Nghe danh Công Tử Bạc Liêu

Ðốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu…

(nghe Bạc Liêu Hoài Cổ trên youtube Yêu Nhạc Vàng: https://www.youtube.com/watch?v=JLWkmLlKffQ&nohtml5=False )

Có nhiều người chưa từng đến Pleiku, mà vẫn thấy mến yêu thành phố núi này qua ca khúc Còn CHút GÌ Để Nhớ của nhạc sĩ Phạm Duy. Thì cũng tương tự như vậy, quê hương Bạc Liêu đã trở nên đáng yêu hơn rất nhiều trong tâm tưởng của nhiều người nhờ bài Bạc Liêu Hoài Cổ của nhạc sĩ Thanh Sơn. Cái độc đáo của âm nhạc nói riêng, hay nghệ thuật nói chung chính là ở chỗ đó. Và điều này cũng đã làm cho cái tên Thanh Sơn vẫn sẽ còn nhắc đến rất lâu bởi người Việt trong nhiều thế hệ nữa.

Cung Mi / SBTN

Leave a Reply