Những công trình tốn kém nhất trong lịch sử thế giới

Đây là những công trình đánh dấu bước phát triển đột phá về công nghệ và kiến trúc trên toàn cầu.

1. Đường hầm eo biển Manche (Channel Tunnel)

Chi phí xây dựng: 7,16 tỷ USD

[youtube_wpress search=”1″] [tubepress mode=”tag” tagValue=”Manche channel tunel” resultsPerPage=”5″ paginationBelow=”false” orderBy=”relevance” theme=”phim” ]

Đường hầm eo biển Manche, nối giữa vương quốc Anh và nước Pháp, là đường hầm lớn thứ 2 thế giới. Việc xây dựng dự án khổng lồ này được bắt đầu từ năm 1988 bởi công ty Eurotunnel và phải mất tới 6 năm để hoàn thành. Công trình được khai trương vào năm 1994.

Tại đường hầm này từng xảy ra nhiều sự cố như hoản hoạn vào năm 1996, hay là nơi trú ẩn của dân nhập cư bất hợp pháp tại Anh. Bất chấp những sự cố trên,đường hầm này được mệnh danh là một trong bảy kỳ quan thế giới hiện đại. Tổng chi phí xây dựng đường hầm là 4,65 tỷ bảng (tương đương 7,16 tỷ USD), nhiều hơn 80% so với dự kiến.

2. Đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam)

Chi phí xây dựng: 25 tỷ USD

Công trình đập Tam Hiệp được xây dựng trên sông Dương Tử tại Yiching, Hồ Bắc, Trung Quốc và là dự án lớn thứ hai của Trung Quốc sau Vạn Lý Trường Thành. Đập được hoàn thành vào năm 2011.

Đập Tâm Hiệp có khả năng sản xuất 22.500 MW điện mỗi ngày, số lớn nhất mà một con đập có thể tạo ra trên thế giới. Dù dự án này đem lại những lợi ích lâu dài nhưng nó đã khiến 1,5 triệu người phải di cư, gây suy thoái môi trường và phá hủy nhiều công trình lịch sử. Không những thế, chi phí xây dựng Đập Tam Hiệp là 25 tỷ USD.

3. Trạm vũ trụ quốc tế

Chi phí xây dựng: 157 tỷ USD

Đây là một trong những dự án tốn kém nhất từng được xây dựng trên trái đất và là một trong những tuyệt tác nổi bật nhất về công nghệ và kiết trúc. Trạm vũ trụ này được xây dựng trong vũ trụ và là dự án hợp tác giữa Nga, Mỹ, Nhật, Canana và Cơ quan Vũ Trụ châu Âu.

Vệ tinh của trạm vũ trụ được thiết kế đặc biệt mà mắt thường không nhìn thấy được khi nó quay gần trái đất. Bảy năm sau khi bản kế hoạch được đưa ra, dự án khởi công năm 2000 và hoàn thành vào năm 2010 với tổng chi phí 157 tỷ USD.

HOÀI THU

Theo Bornrich/Infonet

Leave a Reply