Máy bay ném bom Peacemaker và phi cơ do thám Global Hawk giúp Mỹ độc bá bầu trời.
Global Hawk
[youtube_wpress search=”1″] [tubepress mode=”tag” tagValue=”Global Hawk” resultsPerPage=”5″ paginationBelow=”false” orderBy=”relevance” theme=”phim” ]Global Hawk là sản phẩm của tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu nước Mỹ Northrop Grumman. Ra đời với vai trò giám sát tầm xa, RQ-4 Global Hawk sẽ thay thế toàn bộ nhiệm vụ của phi đội “mắt thần” U-2 mà Mỹ sử dụng từ những năm 1950. Những chiếc RQ-4 Global Hawk có khả năng bay liên tục trong 30 giờ, quan sát khu vực có diện tích rộng tới 100.000km2, tự động ghi hình những mục tiêu khả nghi.
[tubepress mode=”tag” tagValue=”Peacemaker” resultsPerPage=”5″ paginationBelow=”false” orderBy=”relevance” theme=”phim” ]
Ngoài ra, việc sở hữu radar khẩu độ tổng hợp (SAR) giúp RQ-4 Global Hawk nhìn xuyên mây, sương mù hay thậm chí bão cát. Camera độ phân giải cao giúp khả năng gián điệp của RQ-4 Global Hawk vượt trội hơn so với U-2, biểu tượng một thời của nước Mỹ.
Tính tới thời điểm hiện tại, SR-71 Blackbird của tập đoàn Lockheed-Martin vẫn là máy bay do thám đáng nể nhất thế giới dù không còn nằm trong biên chế không quân Mỹ. Những chiếc SR-71 Blackbird có thể bay nhanh gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh ở độ cao 25,8 km, khiến nó trở thành mục tiêu cực khó đối với hỏa lực đối phương. Trên thực tế, chưa một chiếc SR-71 Blackbird nào của không quân Mỹ rơi vì hỏa lực đối phương trong lúc làm nhiệm vụ.
Trước khi SR-71 Blackbird thống lĩnh bầu trời, Lockheed U-2 là máy bay do thám đáng nể nhất thế giới. Tuy chỉ sở hữu một động cơ duy nhất nhưng U2 chính là con bài quan trọng trong tay Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trong nỗ lực do thám các đối thủ. Chính thức ra mắt năm 1957, những chiếc U-2 có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Với trần bay tối đa đạt 21 km, những chiếc U-2 từng nhiều năm làm mưa làm gió trên bầu trời cho tới khi một chiếc rơi vào năm 1960. Hiện tại không quân Mỹ vẫn đang sử dụng U-2.
Quân đội Mỹ mua số lượng lớn máy bay do thám Raytheon Beech RC-12 để thực hiện nhiệm vụ trinh sát điện tử cho Cơ quan An ninh Quân đội (ASA). Với rất nhiều ăng ten khắp thân, Raytheon Beech RC-12 sẽ thu thập dữ liệu thông qua hệ thống thông tin liên lạc của đối phương. Nó cũng có thể chuyển tiếp thông tin giữa các máy bay khác tới vệ tinh hay các trạm thu dưới mặt đất.
Convair B-36 RB-36 Peacemaker là máy bay ném bom chiến lược, có khả năng mang bom hạt nhân của không quân Mỹ. Tuy nhiên, chúng là phiên bản trinh sát của máy bay Convair B-36. Chúng có thể mang 23 máy ảnh cùng một phòng rửa nhỏ, cho phép các kỹ thuật viên xử lý ảnh ngay lập tức.
North American B-45 RB-45C Tornado là máy bay gián điệp được chuyển đổi từ máy bay ném bom của không quân Mỹ. Phi cơ với 4 động cơ phản lực này có thể mang 12 máy ảnh, thâm nhập sâu vào lãnh thổ của đối phương. Trong những năm 1950, North American B-45 RB-45C Tornado từng bay trên bầu trời Triều Tiên và Đông Âu.
Theo Soha