KNX News RadioLittle Saigon Radio – Nam CaliVOA Tiếng Việt – VoiceOfAmericaRFA – Đài Á Châu Tự DoRFI – Tiếng Nói QuốcTế Từ France BBC Tiếng Việt – UK Radio Tiếng Nước TôiSBS Radio AustraliaRadio Sàigon HoustonViên Thao Radio SanJose, Bắc Cali Nationwide Viet Radio VirginiaThời Báo Radio CanadaNguyễn Ngọc Ngạn RadioBolsa Radio Nam CaliSàigon Radio HảiNgoại Nam CaliVNCR – Radio VietNam CaliNHK World Nhật Bản – Japan Radio Việt Nam Hải NgoạiSài-Gòn HD Radio – Seattle-TacomaVSAM1040 – ViệtSóngRadio AtlantaNgụy Vũ Radio bang Virginia
YourChannel: Wrong Shortcode
Khi đó, hơn 20 triệu người Mỹ bản địa phân chia rải rác trong hơn 1.000 dân tộc, bộ lạc và các nhóm tộc người khác nhau. Ngày nay, người Mỹ bản địa chỉ chiếm 1,5% dân số.
Phần lớn lịch sử của họ đã biến mất, đó là do hệ thống giáo dục khiếm khuyết về giảng dạy một lịch sử phong phú và phức tạp của Hoa Kỳ.
Dưới đây giới thiệu một số thực tế ít được biết đến về người Mỹ bản địa, những người cần phải được đưa vào trong tất cả các sách lịch sử.
Các bộ lạc
Vào tháng Giêng năm 2016, 566 bộ lạc người Mỹ bản địa được Cục quản lý người da đỏ chính thức công nhận.
Trước khi người châu Âu đến, ở đây có hơn 1.000 bộ lạc, nhóm bộ tộc hoặc gia tộc, nhưng tiếc là một số bộ lạc đã hoàn toàn biến mất do hậu quả của dịch bệnh hoặc chiến tranh.
Ngày nay người ta không thể tìm thấy bất kỳ một bản đồ lịch sử chính xác nào chỉ ra vị trí các bộ lạc người Mỹ bản địa ở Bắc Mỹ trong một giai đoạn nhất định.
Sau khi tiếp xúc với người châu Âu, tình hình đã thay đổi liên tục, với một giao tiếp đã xảy ra ở những thời điểm khác nhau và ở các vùng khác nhau.
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX dân số người Mỹ bản địa đã giảm mạnh, từ khoảng 20 triệu người xuống còn 250.000 người. Ngày này, có khoảng 2,9 triệu người Mỹ bản địa ở Bắc Mỹ.
Năm 2000, các nhóm dân số bản địa lớn nhất ở Mỹ là Navajo, Choctaw, Sioux, Chippewa, Apache, Blackfeet, Iroquois và Pueblo.
Các khu vực
Các bộ lạc của người Mỹ bản địa nói chung được chia thành tám khu vực riêng biệt, trong các khu vực đó, các bộ lạc có một số điểm tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống và chính sách.
Ở bờ biển Tây Bắc, người Mỹ bản địa không cần phải trồng trọt bởi các loại cây ăn được và động vật rất phong phú trên đất liền và trên biển. Họ được biết đến với các cột totem, ca nô có thể chứa đến 50 người, và nhà cửa làm bằng ván tuyết tùng.
Ở California – Hơn 100 bộ lạc đã từng sống ở đây. Họ đánh bắt cá, săn bắn các con thú nhỏ và lượm những quả sồi, đập ra nghiền nát để dùng.
Cao nguyên – Người Mỹ bản địa ở đây sống trong khu vực giữa dãy Cascade và núi Rocky. Để giữ ấm, một phần ngôi nhà được xây ngầm dưới đất.
Ở The Great Basin – Trải dài qua Nevada, Utah và Colorado, người Mỹ bản địa ở Great Basin phải chịu đựng một khí hậu lạnh và khô, họ phải đào bới nhiều để tìm thức ăn. Họ là một trong những bộ tộc cuối cùng tiếp xúc với người châu Âu.
Khu vực Tây Nam – Những người Mỹ bản địa ở đây xây nhà bằng gạch không nung. Nhiều người của các bộ lạc này là những nhà nông lành nghề, họ trồng cây và tạo ra các kênh mương thủy lợi. Những bộ lạc nổi tiếng trong khu vực là Navajo, Apache, và người da đỏ Pueblo.
Vùng Plaines – Người da đỏ ở Grande Plaines sống bằng săn bắt bò rừng, trâu và linh dương, đây là nguồn thức ăn dồi dào của họ. Họ là những người du mục sống trong lều và di chuyển liên tục theo đàn gia súc.
Vùng Đông Nam – Đa số các bộ lạc người Mỹ bản địa trong khu vực là nông dân lành nghề và thường ở một nơi. Bộ lạc lớn nhất là người Cherokee, sống ở khu vực Đông Nam.
Ngôn ngữ
Người ta ước tính đã có gần 1.000 ngôn ngữ được nói ở châu Mỹ trước khi người châu Âu xuất hiện.
Ngày này, còn khoảng 296 ngôn ngữ bản địa trên khắp Bắc Mỹ; 269 ngôn ngữ được phân thành 29 nhóm, 28 ngôn ngữ còn lại là cô lập hoặc không được phân loại.
Không có ngôn ngữ bản địa nào của Bắc Mỹ có hệ thống chữ viết. Tuy nhiên, ngôn ngữ không nguyên thủy cũng không đơn giản. Nhiều ngôn ngữ có hệ thống ngữ pháp phức tạp như tiếng Nga và tiếng Latin.
Ngôn ngữ bản địa có một sự đa dạng rất lớn. Những người thuộc các dòng họ hay bộ lạc xa đến 150 km có thể hoàn toàn không có khả năng giao tiếp bằng lời. Các bộ lạc sống gần nhau thường sử dụng một loại ngôn ngữ ký hiệu để trao đổi với nhau.
Một số bộ tộc chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu
Theo UNESCO, hầu hết các ngôn ngữ bản địa của Bắc Mỹ đang dần biến mất, và nhiều ngôn ngữ đã không còn xuất hiện.
Tại Mỹ, tiếng Navajo là ngôn ngữ bản địa được nói nhiều nhất, với hơn 200.000 người ở phía Nam-Tây đất nước
Chỉ có 8 ngôn ngữ của người Mỹ bản địa ở Mỹ có một lượng đáng kể người nói để hình thành một thành phố cỡ trung bình. Đó là ngôn ngữ Navajo, dree, Ojibwa, Cherokee, Dakota, Apache, Blackfoot và Choctaw.
Người ta ước tính có gần 20 ngôn ngữ của người Mỹ bản địa đã tồn tại 100 năm.
Theo Epoch Times France
Xuân Hà biên dịch