Pakistan tiến thoái lưỡng nan giữa mối quan hệ với Mỹ – Trung

Sau nhiều năm cạnh tranh kinh tế và chính trị, quan hệ Mỹ – Trung trở nên cam go với những động thái đáp trả trên nhiều lĩnh vực.

Những tháng gần đây, 2 bên đã áp đặt những mức thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu giữa 2 nước. Ngày 30/9, một tàu chiến Hải quân Trung Quốc tiếp giáp một tàu khu trục Mỹ trong vòng 41 mét, gần một trong những hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp trên quần đảo Trường Sa, Biển Đông.

2 ngày sau, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence phản đối Trung Quốc gay gắt tại Viện Hudson, bài phát biểu được coi như tuyên bố chính thức về một “cuộc chiến tranh lạnh mới”.

Trước những tham vọng của Trung Quốc thông qua “Vành đai Con đường”, Mỹ tuyên bố chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương” phát triển các lĩnh vực về công nghệ, năng lượng và cơ sở hạ tầng.

Trong Báo cáo Chiến lược An ninh Quốc gia mới đây của Hoa Kỳ, Chính quyền Tổng thống Trump ưu tiên chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương trên khắp châu Âu, Trung Đông và tất cả các khu vực khác. Đặc biệt, báo cáo đã phân loại Trung Quốc và Nga là các lực lượng gây rối, “thách thức tới quyền lực, sự ảnh hưởng, và lợi ích của người Mỹ, gây xói mòn an ninh và thịnh vượng Hoa Kỳ”.

Cuộc cạnh tranh mới sẽ có hậu quả sâu rộng tới những mối quan hệ thương mại, hòa bình và toàn cầu. Trong sự tái cân bằng chính trị theo sau, các đối thủ và liên minh mới sẽ sinh ra, theo ký giả Abdul Basit của tờ SCMP.

Pakistan gồng mình giữa Mỹ – Trung

Mối quan hệ Mỹ – Trung diễn biến xấu đi vào thời điểm chính phủ mới của Pakistan đang phải vật lộn với vô số thách thức về ngoại giao và kinh tế.

Cuộc chiến Mỹ – Trung đã buộc Pakistan phải gồng mình giữa việc giữ lại đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng nước này, và đảm bảo sự hỗ trợ an toàn của Mỹ trong việc có được gói cứu trợ từ IMF để ngăn chặn cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán.

Ông Imran Khan. (Ảnh: india.com)

Pakistan khẩn thiết có một khoản lên tới 12 tỷ USD nhằm chống đỡ dự trữ ngoại hối đã cạn kiệt, và thu hẹp thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai.

Tính đến tuần này, do nợ ngoại và sự mất giá của đồng rupee so với đồng USD, dự trữ ngoại hối của Pakistan đã giảm xuống dưới mức 8 tỷ USD – trong khi họ vẫn đang phải trả nợ 8 tỷ USD cho tới tháng 12. Không có gì ngạc nhiên khi thị trường chứng khoán Pakistan đã chững lại.

Trong số 12 tỷ USD, Pakistan đã được đảm bảo 6 tỷ USD tiền tài trợ từ Ả Rập Xê Út, gồm 3 tỷ USD tiền gửi tới Ngân hàng Nhà nước Pakistan trong 1 năm, và 3 tỷ USD hoãn thanh toán tiền dầu. Tuy nhiên, Pakistan vẫn cần một khoản vay IMF nhằm cải thiện xếp hạng tín dụng và niềm tin của các nhà đầu tư. Gói vay có thể sẽ là khoản giải cứu thứ 13 dành cho đất nước này từ IMF kể từ những năm 1980.

Tiền thuế của người Mỹ không nên được Pakistan dùng trả cho Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Trump đang dùng chính yêu cầu cứu trợ IMF của Pakistan nhằm đẩy lùi dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), dự án cơ sở hạ tầng hình thành từ Vành đai Con đường. Lường trước mục đích của yêu cầu này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo IMF rằng, tiền đóng thuế của người Mỹ không nên được Pakistan sử dụng để trả cho Trung Quốc.

Trong cuộc họp với phái đoàn Pakistan tại Indonesia, IMF yêu cầu Pakistan tiết lộ các điều khoản và điều kiện của các dự án và các khoản vay từ người Trung Quốc. Những yêu cầu này cũng là ranh giới đỏ của Trung Quốc, bởi Bắc Kinh rất nhạy cảm về các chi tiết của những dự án, theo Abdul Basit.

Từ tháng 1/2018, Chính quyền Tổng thống Trump đã có những chính sách cứng rắn với Pakistan. Mỹ đóng băng 2 tỷ USD viện trợ cho Pakistan. Tháng 6, Pakistan bị liệt trở lại “Danh sách xám” của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính về các quốc gia có kiểm soát yếu trong việc ngăn chặn khủng bố tài chính. Tháng 9, Mỹ hủy 300 triệu USD thanh toán tiền chống khủng bố cho Pakistan.

Tổng thống Trump cho biết không chi thêm tài trợ chống khủng bố của Pakistan. (Ảnh: Twitter/ Donald J.Trump)

Chớp thời cơ, Trung Quốc đã không lãng phí thời gian lấp đầy khoảng trống bởi suy giảm mối quan hệ Mỹ – Pakistan. Tháng 6, Trung Quốc cho Pakistan vay 1 tỷ USD nhằm dự trữ ngoại tệ. Ngay sau khi đảng Tehreek-e-Insaf (PTI) của ông Imran Khan nắm quyền hồi tháng 7, Bắc Kinh cung cấp khoản vay 2 tỷ USD củng cố liên minh với Islamabad.

hủ tướng Pakistan, Imran Khan sẽ thăm Trung Quốc trong tuần đầu tiên của tháng 11. Trước chuyến đi này, Trung Quốc sẵn lòng tái đàm phán và thiết kế lại các dự án thuộc Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan nhằm phù hợp với tầm nhìn và chính sách của chính phủ ông Khan, cho thấy Bắc Kinh sẽ giúp Islamabad và duy trì ảnh hưởng tới quốc gia này.

Vành đai con đường
Lễ ký kết các thỏa thuận để Pakisan tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. (Ảnh: Lobelog)

Trong một động thái đáp lại yêu cầu từ IMF rằng Pakistan cần tiết lộ các điều khoản và điều kiện thoả thuận CPEC, Trung Quốc thúc giục IMF không chính trị hóa vấn đề và đánh giá yêu cầu của Islamabad một cách khách quan và chuyên nghiệp. Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ đề nghị một khoản vay của Pakistan đối với IMF và bác bỏ cáo buộc rằng các khoản vay trong CPEC là lý do các khoản nợ của Pakistan.

Hành lang kinh tế Trung Quốc Pakistan
Sơ đồ cho thấy Trung Quốc đang đầu tư vào rất nhiều dự án liên quan tới khai thác tài nguyên trên khắp lãnh thổ Pakistan. (Ảnh: frontera)

Pakistan tiến thoái lưỡng nan

Sự khăng khăng của Bắc Kinh trong việc duy trì các dự án hành lang kinh tế, và khả năng ảnh hưởng của Washington đối với IMF đã khiến Islamabad rơi vào tình trạng Catch-22 [Từ ám chỉ một tình huống khó chịu nhưng không thể thoát ra được vì bị mắc kẹt bởi những logic hay ràng buộc mâu thuẫn nội tại].

Một mặt, Pakistan không muốn mất khoản đầu tư từ Trung Quốc. Mặt khác, Pakistan không thể xa lánh nước Mỹ, cường quốc có quân đội tại Afghanistan. Không một quốc gia nào khác ngoài Hoa Kỳ có ngoại giao, kinh tế và quân sự có thể ngăn chặn một cuộc nội chiến tại Afghanistan, điều này sẽ tác động tiêu cực trực tiếp tới Pakistan.

Triệu Hằng[table “” not found /]

Leave a Reply