Park Geun Hye: Từ tổng thống Nam Hàn 2012-2016 trở thành tù nhân 2017-2027

Sáng 31/3, bà Park Geun Hye làm thủ tục nhận phòng giam, mặc áo tù nhân số 503 và được cho là đã không cầm nổi nước mắt khi bước vào phòng.



AFP đưa tin, bà Park đã được chụp ảnh tù nhân và nhận những đồ đạc thiết yếu như đồ vệ sinh cá nhân, khay đựng thức ăn và chăn màn.

Sau khi làm thủ tục nhận phòng, bà được đưa tới phòng giam rộng 10,6 m2, rộng hơn so với những phòng thông thường.

“Tắm xong, bà ấy mặc bộ quần áo màu xanh dành cho tù nhân”, một quan chức thuộc Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết.

Trang phục của bà Park được thêu con số 503 ở ngực, đây chính là mã số của bà tại Trung tâm giam giữ Seoul trong những ngày tới.

Chosun TV dẫn nguồn tin khẳng định cựu tổng thống Hàn Quốc bật khóc khi được giải tới phòng giam. Căn phòng được cho nằm tách biệt khỏi những tù nhân khác vì lý do an ninh.

Phòng giam rộng rãi với vòi sen và nhà vệ sinh liền kề là đặc quyền duy nhất bà Park được hưởng. Bà sẽ tuân thủ quy định giam giữ như mọi tù nhân khác, bao gồm việc dậy sớm vào 6h30 sáng và đi ngủ vào 21h tối.

Park Geun Hye: Tu tong thong tro thanh tu nhan so 503 hinh anh 1
Bà Park bị bắt giam hôm 31/3 và đối mặt với mức án 10 năm tù giam. Ảnh: Getty.

Số khách tới thăm trong một ngày cũng được giới hạn nhưng tù nhân bị giam giữ được cho phép thời gian gặp gỡ không giới hạn với luật sư của mình.

Bà Park bị bắt và giải đi trong sáng sớm 31/3 với bề ngoài xanh xao nhưng ánh mắt mạnh mẽ, dứt khoát.

Các công tố viên sẽ tiếp tục thẩm vấn bà trong tuần tới trước khi tiến hành truy tố vào ngày 19/4.

Trước đó, cựu Tổng thống Park Geun Hye đã tham dự một phiên tòa kéo dài gần 9 giờ đồng hồ vào ngày 30/3 để thẩm phán xem xét quyết định chính thức bắt giam bà.

Hôm 10/3, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã ra phán quyết giữ nguyên quyết định của Quốc hội luận tội bà Park, khiến bà trở thành tổng thống dân cử đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất.

Vụ bê bối xung quanh người bạn thân Choi Soon Sil đã khiến bà Park mất chức. Bà bị cáo buộc để bà Choi can thiệp vào công việc nhà nước, lợi dụng mối quan hệ với tổng thống để trục lợi.

Sự việc khiến hàng triệu người Hàn Quốc tức giận và tham gia biểu tình trong nhiều tháng qua nhằm yêu cầu phế truất và bắt giam bà Park.

Hashtag tuần qua: Sewol sau 3 năm, phà nổi người chìm Khi phà Sewol được kéo lên từ đáy biển sau 3 năm tai nạn cũng đúng vào thời điểm bà Park Geun Hye, tổng thống vừa bị phế truất của Hàn Quốc, bị bắt giam để điều tra.

Cận cảnh nhà tù khét tiếng nơi cựu tổng thống Hàn Quốc bị giam giữ

Với người đã quen sống trong dinh tổng thống như bà Park Geun Hye, những tháng sắp tới tại nhà giam Seoul sẽ không dễ dàng cho dù bà được ở một mình trong phòng giam rộng rãi.

Một chiếc xe đến gần cổng vào Trung tâm giam giữ Seoul ở thành phố Uiwang, tỉnh Gyeonggi, phía nam thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 17/2. Cựu tổng thống Park Geun Hye tới nhà giam này vào rạng sáng ngày 31/3 trên một chiếc ôtô màu đen sau khi tòa án thông qua phán quyết bắt giữ bà vì cáo buộc tham nhũng. Bà Park có thể sẽ ở lại đây trong vài tháng tới trong khi các thủ tục xét xử ở tòa án được tiến hành.
Một chiếc xe đến gần cổng vào Trung tâm giam giữ Seoul ở thành phố Uiwang, tỉnh Gyeonggi, phía nam thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 17/2. Cựu tổng thống Park Geun Hye tới nhà giam này vào rạng sáng ngày 31/3 trên một chiếc ôtô màu đen sau khi tòa án thông qua phán quyết bắt giữ bà vì cáo buộc tham nhũng. Bà Park có thể sẽ ở lại đây trong vài tháng tới trong khi các thủ tục xét xử ở tòa án được tiến hành.

 

Trung tâm giam giữ Seoul được mở ở thành phố Uiwang vào năm 1987, thay thế cho nhà tù được xây dựng trước đó ở Seoul vào năm 1908. Trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản trên Bán đảo Triều Tiên, nhà tù này nổi tiếng là nơi tra tấn các nhà hoạt động của Hàn Quốc. Sau Thế chiến II, Hàn Quốc sử dụng cơ sở này làm nhà tù và sau đó làm trung tâm giam giữ.
Trung tâm giam giữ Seoul được mở ở thành phố Uiwang vào năm 1987, thay thế cho nhà tù được xây dựng trước đó ở Seoul vào năm 1908. Trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản trên Bán đảo Triều Tiên, nhà tù này nổi tiếng là nơi tra tấn các nhà hoạt động của Hàn Quốc. Sau Thế chiến II, Hàn Quốc sử dụng cơ sở này làm nhà tù và sau đó làm trung tâm giam giữ.

 

Chủ tịch Hiệp hội kế toán thuế nữ Hàn Quốc Kim Gyu Soon tới thăm Trung tâm giam giữ Seoul ngày 11/11/2013. Đây là nơi giam giữ các nghi phạm hình sự trước khi họ bị kết án. Bà Park là cựu tổng thống thứ 2 từng bị bắt giam tại đây. Roh Tae Woo, tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ 1988 - 1993, bị bắt giữ năm 1995 vì tội nhận hối lộ. Ông Roh từng được ở trong buồng giam đơn rộng 11,5 m2, lớn hơn phòng giam thông thường chỉ rộng 6,56 m2. Đây cũng là đặc quyền mà bà Park được hưởng trong thời gian giam giữ tại đây.
Chủ tịch Hiệp hội kế toán thuế nữ Hàn Quốc Kim Gyu Soon tới thăm Trung tâm giam giữ Seoul ngày 11/11/2013. Đây là nơi giam giữ các nghi phạm hình sự trước khi họ bị kết án. Bà Park là cựu tổng thống thứ 2 từng bị bắt giam tại đây. Roh Tae Woo, tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ 1988 – 1993, bị bắt giữ năm 1995 vì tội nhận hối lộ. Ông Roh từng được ở trong buồng giam đơn rộng 11,5 m2, lớn hơn phòng giam thông thường chỉ rộng 6,56 m2. Đây cũng là đặc quyền mà bà Park được hưởng trong thời gian giam giữ tại đây.

 

Won Sei Hoon, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS), rời Trung tâm giam giữ Seoul vào ngày 9/9/2014. Won bị kết án 30 năm tù vì nhận tiền từ các công ty xây dựng và được thả sau khi bị giam giữ 14 tháng tại đây. Các nhà tài phiệt và chính khách thường được giam giữ trong phòng giam đơn rộng rãi để đảm bảo an toàn. Trong khi đó, các tù nhân thông thường phải ở cùng một buồng giam nhỏ hẹp với số lượng 6 người một phòng.
Won Sei Hoon, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS), rời Trung tâm giam giữ Seoul vào ngày 9/9/2014. Won bị kết án 30 năm tù vì nhận tiền từ các công ty xây dựng và được thả sau khi bị giam giữ 14 tháng tại đây. Các nhà tài phiệt và chính khách thường được giam giữ trong phòng giam đơn rộng rãi để đảm bảo an toàn. Trong khi đó, các tù nhân thông thường phải ở cùng một buồng giam nhỏ hẹp với số lượng 6 người một phòng.

 

Một số tù nhân ở Trung tâm giam giữ Seoul tham gia một lớp tư vấn đào tạo việc làm tháng 6/2012. Ngoài bà Park, trung tâm này còn giam giữ các nhân vật quan trọng khác trong vụ bê bối tham nhũng khiến bà bị lật đổ, trong đó có Choi Soon Sil, bạn thân lâu năm của bà Park, người thừa kế Samsung Lee Jae Yong và cựu bộ trưởng văn hóa Cho Yoon Sun.
Một số tù nhân ở Trung tâm giam giữ Seoul tham gia một lớp tư vấn đào tạo việc làm tháng 6/2012. Ngoài bà Park, trung tâm này còn giam giữ các nhân vật quan trọng khác trong vụ bê bối tham nhũng khiến bà bị lật đổ, trong đó có Choi Soon Sil, bạn thân lâu năm của bà Park, người thừa kế Samsung Lee Jae Yong và cựu bộ trưởng văn hóa Cho Yoon Sun.

 

Các nhân viên an ninh đứng canh gác trước nhà giam Seoul vào ngày 31/3. Phòng giam của bà Park sẽ có nệm gấp, tủ quần áo, TV, toilet và một chiếc bàn nhỏ. Bà sẽ phải thức dậy lúc 6h sáng, đi ngủ lúc 8h tối, ăn uống tại buồng giam và tự rửa bát đĩa của mình.
Các nhân viên an ninh đứng canh gác trước nhà giam Seoul vào ngày 31/3. Phòng giam của bà Park sẽ có nệm gấp, tủ quần áo, TV, toilet và một chiếc bàn nhỏ. Bà sẽ phải thức dậy lúc 6h sáng, đi ngủ lúc 8h tối, ăn uống tại buồng giam và tự rửa bát đĩa của mình

Leave a Reply