Phẫn nộ con đuổi ba mẹ ra đường cùng… quan tài

Cụ Nguyễn Văn Quý (84 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Chén (82 tuổi), ngụ thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội đang sống trong góc nhà nhỏ hẹp khoảng dăm m2, chiếc giường xin được ở đâu nên hai chân còn, hai chân phải lấy gạch kê lên. Tám năm qua, cả 2 cụ bị con cái đẩy ra đường dù đã dựng vợ, gả chồng cho con cái yên ấm. Hiện tại, cụ ông ngày ngày ra đồng mò cua bắt ốc về nuôi cụ bà qua những ngày đói khổ.

Trước đó, ông bà lần lượt sinh hạ được bảy người con, ba trai, bốn gái. Để nuôi được đàn con đông đúc, ông bà phải bươn chải làm thuê làm mướn đủ nghề. “Căn nhà nhỏ cũ nát đêm mưa không có chỗ nằm, ông bà nhường cho các con chỗ khô ráo, còn mình thì chịu trận giữa mưa gió. Bữa no bữa đói, nồi cơm độn sắn ngô không đủ cho đàn con đông đúc, có bữa ông bà phải nhịn ăn nhường con.

Xã hội ngày càng càng phát triển, cuộc sống rồi cũng bớt khó khăn. Rồi ông bà dựng vợ gả chồng cho mấy đứa con lớn, mấy đứa nhỏ thì do cuộc sống khó khăn quá nên ông bà dắt lên vùng kinh tế mới ở Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (nay là xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)“, hàng xóm kể lại.

 

Hai cụ trong chổ ở tạm bợ

Khi người con trai thứ ba của ông bà lấy vợ xây nhà, đứa con xui ông bà bán đất ở vùng kinh tế mới để lấy tiền xây nhà cho mình, ông bà cũng nghe theo. Sau khi dồn hết tiền làm nhà cho anh con trai thứ ba, ông bà về ở với người con trai cả khi trong tay ông bà không còn tiền. Người con cả khi đó đã hậm hực hắt hủi cha mẹ vì: “Bao nhiêu tiền cho thằng thứ ba hết, tôi không được gì”, trong khi chính anh ta thừa hưởng mảnh đất trước đó cha mẹ cho.

Ở nhà con cả, hàng ngày hai cụ phải lấy bèo nuôi bảy con lợn, cày cấy gặt hái, đi làm sớm về muộn mới được miếng cơm để ăn. “Ông bà cút khỏi nhà này, đi đâu thì đi”, con cả lạnh lùng sau một thời gian ba mẹ ở cùng. Vợ chồng cụ đành lẳng lặng ôm quần áo tìm đến nhờ vả anh con trai thứ ba.“Ông cả không tử tế với ông bà thì tôi việc gì phải tử tế?”, cặp vợ chồng khốn khổ chia sẻ trong nước mắt.

Bữa ăn nào cũng vậy, người con trai bắt bố mẹ phải cung kính mời… vợ chồng con cái mình ăn cơm bằng câu: “Mời ông bà ăn cơm, mời các cháu ăn cơm”. Nhẫn nhịn một thời gian, đến một hôm gã con trai thứ ba giơ tay đấm vào mặt mẹ, vác dao kề cổ bố xua đuổi: “Bước mẹ chúng mày ra khỏi nhà, không tao cho nhát dao bây giờ”. Thấy bố mẹ lủi thủi ôm mớ quần áo rách bước đi, gã còn thẳng thừng tuyên bố: “Còn quay về đây thì đập chết”.

Vẫn còn một niềm hi vọng nữa là người con trai thứ. Biết bố mẹ phải lang thang ngoài đường, anh này đón ông bà lên ở cùng nhưng cũng được vài hôm. Cô con dâu nặng lời suốt ngày, vợ chồng cụ phải xác áo ra đi. Không còn nơi nương tựa vợ chồng cụ lang thang đây đó, đến khi không còn chỗ nào nữa đành phải vào ở nhờ nhà chùa.

 

Cụ ông bất lực nói về chuyện của con

Tám mươi năm cuộc đời vất vả làm lụng, gia tài các cụ có trong tay là bảy đứa con bất hiếu và bất lực, cùng miếng ván dùng để đóng áo quan khi chết cùng 3 bao tải đựng lá khô dùng đun nấu. Người làng thấy vậy liền thương tình người cho cái bát, người cho manh chiếu, người cho cái giường cũ để các cụ dựng thành cái “tổ ấm” cuối đời.

Phẫn nộ con đuổi ba mẹ ra đường cùng... quan tài

“Mấy đứa con gái thì một đứa lấy chồng ở Xuân Mai, một đứa lấy ở trại Bà Nhà, một đứa ở Cố Đụng (đều là những địa điểm gần nơi ông bà đang ở nhờ), còn đứa út thì lấy chồng ở làng Đồng Lư này thôi”, bà lão nhẩm đếm.

Ba đứa con gái của cụ theo lời kể của bà lão tội nghiệp thì kinh tế đều khá giả, chỉ có cô út lấy chồng ở làng thì nghèo “rớt mồng tơi”. Chẳng biết giàu sang cỡ nào nhưng mấy đứa con gái hàng năm không ngó ngàng tới bố mẹ, năm thì mười họa mới mua cho ông bà mấy viên thuốc, Tết nhất may ra cho được túi kẹo cái bánh. Riêng cô con út cùng làng thương cha mẹ già thì thỉnh thoảng ghé qua nhưng nghèo quá, nuôi thân còn chưa nổi nói gì lo cho cha mẹ già.

Phẫn nộ hơn, tài sản cuối cùng của hai ông bà cụ là một sào ruộng để cấy lúa sinh nhai cũng bị đứa con trai cả tranh cướp. Đã mấy lần cô út đi giúp bố mẹ già làm ruộng thì bị vợ chồng anh cả vác cuốc đuổi đánh, không cho làm hộ vì “đó là ruộng của tao, mày đừng có động vào”. “Chính quyền cũng không làm gì được mấy thằng con tôi. Ở đây chúng nó chửi nhau hết với họ hàng rồi đến hàng xóm, sống một mình mà không chơi với ai cả”, cụ bà kể lại.

 

Cụ ông những ngày giáp Tết

Trước câu chuyện của 2 bà cụ, cư dân mạng bày tỏ sự phẫn nộ đối với những người con vô ơn.

Eli Phương bày tỏ: “Hai cụ thật vô phước và tội nghiệp. Đạo hiếu không kể đó là người sang hay kẻ hèn, người ở địa vị xã hội cao hay thấp mà cốt ở sự thể hiện lòng hiếu thảo của mình mà thôi. Đề nghị nhà báo đăng thêm thông tin địa chỉ của hai cụ để chúng tôi có thể giúp đỡ hai cụ được không? Các bạn ơi hãy giúp đỡ hai cụ để hai cụ có một cái Tết đầy đủ tình thương nhé”.

Ngô Anh Tuấn bức xúc: “Đúng là xã hội, lũ con đó cần pháp luật trừng trị. Bố mẹ dứt ruột đẻ ra mình mà không chăm nom, rồi sẽ bị quả báo sớm. Mong cho về sau họ cũng bị cảnh chính con ruột hắt hủi, mới biết thế nào là hối hận và đau khổ”.

Tường Chu phẫn nộ không kém: “Tôi không bao giờ nghĩ mình có thể đuổi bố mẹ ra khỏi nhà phải lên chùa ở qua ngày. Thật sự với những đứa con này chắc phần “con” đã lấn át trong “người” của họ. Trăm cái tộii, tội bất hiếu là nặng nhất”.

 

Tiến Trần (Báo Đất Việt)

Leave a Reply