Có một câu nói vô cùng sâu sắc rằng “Đồng tiền là ông chủ ác độc nhưng lại là người đầy tớ tử tế”. Một xã hội quá đề cao đồng tiền, để đồng tiền ở vị trí thượng tôn thì đương nhiên đạo đức và tình người sẽ suy giảm. Không gì đau xót hơn khi quan hệ cha mẹ – con cái bị chi phối bởi tiền bạc.[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”vietnewsusa sieu mau ngoc thuy part ” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” ]
Kiện mẹ ra tòa để đòi tài sản
Mới đây siêu mẫu Ngọc Thúy lại tiếp tục khuấy động dư luận bằng việc kiện tụng tranh chấp tài sản. Lần này người bị kiện không phải là đại gia Nguyễn Đức An (Việt kiều Mỹ) mà chính là mẹ ruột của cô, bà Trương Thị Bê. Việc người mẫu Ngọc Thúy kiện mẹ ruột đòi lại 5 căn biệt thự đã khiến cho dư luận hết sức bức xúc. Đa số ý kiến chỉ trích cô vì tiền mà bất chấp cả đạo lý làm con.
Chúng tôi xin lược trích lại nội dung và nguyên cớ mà siêu mẫu Ngọc Thúy khởi kiện mẹ ruột của mình về 5 căn biệt thự:
Như thông tin đã đưa, mới đây siêu mẫu Ngọc Thúy (tên đầy đủ là Phạm Thị Ngọc Thúy, 34 tuổi) đã gửi đơn lên TAND Tp. Hồ Chí Minh khởi kiện bà Trương Thị Bê (mẹ ruột Thúy) với nội dung yêu cầu công nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với 5 căn biệt thự đã nhờ bà Bê đứng tên trước đó.
Theo nội dung đơn khởi kiện, từ năm 2007 – 2009, do thường xuyên đi nước ngoài chăm sóc con nên khi mua 5 biệt thự của Công ty cổ phần Rạng Đông (thuộc khu Sea View trong sân Gold Sea Links Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), siêu mẫu Ngọc Thúy đã nhờ mẹ ruột là bà Trương Thị Bê đứng tên giùm. Bà Bê đồng ý đứng tên giúp con gái và sẽ giao lại khi Ngọc Thúy yêu cầu.
Tuy nhiên sau khi Ngọc Thúy ly hôn, 5 căn biệt thự trên nằm trong số tài sản tranh chấp giữa cô và chồng cũ là ông Nguyễn Đức An. Vì vậy, mẹ ruột của siêu mẫu đã không chuyển nhượng lại cho con gái mà chờ quyết định của tòa.
Cuối năm 2013, ông An đã rút yêu cầu khởi kiện đối với 5 căn biệt thự này. Ngọc Thúy cho rằng mẹ ruột có ý định chuyển nhượng các căn biệt thự trên cho ông An hoặc một bên thứ 3, nên khởi kiện ra tòa.
Nêu rõ trong đơn, siêu mẫu Ngọc Thúy khẳng định việc bà Trương Thị Bê không giao trả 5 căn biệt thự nêu trên đã xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của cô. Siêu mẫu Ngọc Thúy yêu cầu tòa án công nhận quyền sở hữu hợp pháp của cô đối với 5 căn biệt thự. Đồng thời buộc bà Bê hoàn trả số bất động sản này cho cô.
Đơn kiện cho biết 5 căn biệt thự trên là tài sản mà siêu mẫu Ngọc Thúy và chồng cũ đã thỏa thuận đưa vào công ty chung dành cho các con, tại Biên bản thỏa thuận ngày 7.12.2011 lập tại Tòa án Hoa Kỳ.
Siêu mẫu Ngọc Thúy khá nổi tiếng trong làng giải trí, từng tham gia diễn xuất trong bộ phim “Đô la trắng”. Hiện cô sống với các con tại Mỹ.
Kiện cáo cha mẹ là trái với đạo lý người Việt
Xung quanh vụ người mẫu Ngọc Thúy kiện mẹ ra tòa vì tranh chấp tài sản, một luồng ý kiến khá đông đảo cho rằng mẹ con họ cuối cùng vẫn coi đồng tiền là trên hết. Cụm từ xã hội kim tiền được nhắc đến khá nhiều trong rất nhiều comment của cộng đồng qua vụ Ngọc Thúy kiện mẹ ra tòa.
Thực tế thì vấn đề kiện tụng ở đây chưa biết nội tình gia đình họ phải trái đúng sai thế nào. Tuy nhiên việc siêu mẫu Ngọc Thúy kiện mẹ ra tòa để đòi lại khối tài sản 5 căn biệt thự của mình đã cho thấy một sự đảo lộn về giá trị. Ở đó, đồng tiền đang đứng ở vị thế thượng tôn, trên cả lương tâm và đạo lý.
Trong những năm gần đây, việc bố mẹ, anh em trong gia đình đưa nhau ra tòa vì tranh chấp tài sản không còn là chuyện hiếm. Nó là biểu hiện của một xã hội đang đề cao giá trị cá nhân, tính cộng đồng đang bị kém đi, quan hệ gia đình bị giảm sút. Bố mẹ nói, con cái không nghe lời…
Có thể trong chuyện tranh chấp của Ngọc Thúy và mẹ, có vướng mắc về mặt quyền lợi cá nhân. Có thể giữa mẹ con họ đã phải thương thảo nhiều lần để giải quyết nội bộ nhưng không giải quyết được. Có thể bà Bê, mẹ siêu mẫu Ngọc Thúy cũng không phải là người mẹ mẫu mực, khi bà không thực hiện theo cam kết ban đầu trả lại số tài sản mà cô đã nhờ mẹ đứng tên. Có thể, xuất phát từ lý do chính đáng là đòi quyền sở hữu tài sản của chính mình nhưng vì không tự thỏa thuận được, không ai chịu ai nên Ngọc Thúy đành phải mang đơn ra tòa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình…
Xét về lý, việc Ngọc Thúy đưa đơn ra tòa, nhờ tòa án giải quyết khối tài sản của mình là chuyện bình thường trong một xã hội dân chủ như xã hội Mỹ. Nhưng vấn đề ở đây là mẹ cô đang sống tại Việt Nam. Với Ngọc Thúy, tuy đang sống ở Mỹ nhưng cô sinh ra, lớn lên và trưởng thành, thành đạt tại Việt Nam. Thành ra hành vi của cô vẫn đương nhiên vẫn bị soi xét dựa trên đạo lý của người Việt, đạo lý của văn hóa Á Đông.
Với xã hội Mỹ, một xã hội quen với dân chủ, nên khi có tranh chấp, nếu trong gia đình không thỏa thuận được, họ sẽ đưa vấn đề tranh chấp ra cơ quan thẩm quyền. Với người phương Tây họ xem chuyện đó hết sức bình thường. Nhưng với xã hội Việt Nam thì hoàn toàn không.
Với đa số người Việt Nam, việc kiện mẹ ra tòa là một việc trái với đạo lý. Tâm lý người Á Đông là coi trọng chữ hiếu. Cãi lại cha mẹ là bất hiếu. Không vâng lời bố mẹ cũng là bất hiếu. Bỏ rơi, không phụng dưỡng, bạo lực là tội bất hiếu nặng nề, không chỉ phạm tội vô đạo mà còn là phạm pháp. Kiện cáo cha mẹ vì thế càng là điều cấm kị.
Văn hóa người Việt coi việc có hiếu với cha mẹ là tột cùng của sự tử tế. Ngược lại, bất hiếu với cha mẹ cũng là là tột cùng của tội ác. Bởi, cha mẹ dù có thế nào thì vẫn là người cho mình cuộc sống. Vì thế đạo làm con là không được làm bất cứ điều gì bất hiếu kính đối với cha mẹ. Trên các diễn đàn mạng mấy ngày gần đây, nhiều ý kiến cũng tỏ ra bức xúc. Họ xem việc Ngọc Thúy kiện mẹ ra tòa chẳng khác gì hành vi ngược đãi, đối xử bất kính với bậc sinh thành.
Đó là suy nghĩ chung của người Việt Nam. Vậy nên khi vụ việc xẩy ra, đa số ý kiến com ment bình luận trên mạng đều dành cho cô người mẫu này những lời xỉ vả nguyền rủa không thương tiếc.
Xã hội Việt Nam hiện nay rõ ràng đang có sự mở cửa. Qua việc siêu mẫu Ngọc Thúy kiện mẹ ruột ra tòa cũng cho thấy trong đời sống người Việt hiện nay đang có sự va đập giữa nên văn hóa Tây phương và Đông phương.
Có một câu nói vô cùng sâu sắc rằng “Đồng tiền là ông chủ ác độc nhưng lại là người đầy tớ tử tế”. Một xã hội quá đề cao đồng tiền, để cho đồng tiền ở vị trí thượng tôn thì đương nhiên đạo đức và tình người sẽ suy giảm. Khi con người quá đề cao đồng tiền, cho nó đứng ở vị thế ông chủ thì con người sẽ bị mờ mắt mà bất chấp tất cả, cả đạo lý, cả tình người.
(Theo Gia Đình)