Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài gây ra nhiều hoàn cảnh éo le, mà Liên và Xuân đã có những trải nghiệm đắng cay, ngọt bùi. 40 năm sau ngày đặt chân đến Úc, hai người phụ nữ Úc gốc Việt kể cuộc đời họ thay đổi sau một chuyến bay định mệnh.
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”vietnamese orphanage” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false”]
Vào năm 1972, hai cô bé thuộc nhóm 5 bé gái Việt được chở qua Úc để làm con nuôi, dù chính phủ Úc và chế độ Việt Nam Cộng hòa phản đối, nhưng người phụ nữ Elaine Moir ở Melbourne vẫn thực hiện thành công chương trình di tản tư nhân này.
Chuyến bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất, mang theo 5 đứa trẻ mồ côi không có giấy tờ tùy thân lẫn visa, quá cảnh Singapore rồi đến Sydney vào tháng 5.1972, đã khiến báo giới Úc xôn xao một thời.
Bà Moir bị họ gọi là “bà buôn lậu 5 cô lùn”, bị chính quyền chỉ trích nhưng người dân lại xem bà là một bậc anh hùng giàu tình thương người. Đạo Tin lành Methodist nói kiểu cho-nhận con nuôi đa chủng tộc này không vì quyền lợi của trẻ em, Hội Chữ thập đỏ Úc nói thà dùng tiền tổ chức chuyến bay cứu vớt này để chăm lo trẻ em ở Việt Nam thì tốt hơn.
Nhưng bà Moir vẫn làm theo ý mình, từ đó giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp hàng trăm trẻ Việt khác được người Úc nhận làm con nuôi. 5 đứa trẻ mồ côi đầu tiên được bà thu xếp cho sống trong những gia đình Úc.
Sự xuất hiện của 5 cô bé được giới truyền thông theo dõi, chụp ảnh đăng báo giấy láng nhưng rồi câu chuyện chìm vào lãng quên. Mãi đến khi bà Moir qua đời hồi tháng 8.2012, những kỷ niệm về những đứa trẻ mồ côi ấy mới sống lại.
Những bức ảnh hai màu đen trắng chụp ở Việt Nam cách đây 40 năm nay đã nhạt phai, nhưng nỗi tuyệt vọng vẫn hiện rõ trên khuôn mặt 5 đứa trẻ gái: những khuôn mặt hốt hoảng, nhỏ bé và vô tội của những đứa trẻ lâm cảnh mồ côi.
Hai trong số ấy là Liên và Xuân. Các em không biết cha là ai, bị thất lạc mẹ.
Xuân 2 tuổi 8 tháng thành con nuôi của bà Judith Slater 38 tuổi, được mẹ nuôi đổi sang tên Michelle T’suan. Nguyên 3 tuổi rưỡi làm con nuôi của cặp vợ chồng Colin – Helen Stewart, Mai Suyin 15 tháng tuổi làm con ông bà Tom – Irene Williams và cặp Gwenda – Ken Ormston đã có 3 con trai nuôi nhận cô bé thứ năm, đặt tên là Brooke Louise.
Liên lúc ấy gần 3 tuổi, được tìm thấy trong một thùng rác ở Biên Hòa, nặng chưa tới 6 kg, phổi sưng, gầy nhom vì suy dinh dưỡng. Liên được bà y tá Cecilia Verlinden (gốc Hà Lan, 48 tuổi, sống độc thân) nhận làm con nuôi. Bà đặt tên cho bé là Helen, lấy theo tên nữ y tá Úc Helen Banff đã tìm thấy Liên trong thùng rác.
Một câu hỏi được đặt ra là giờ cuộc sống của những đứa trẻ ấy thế nào, liệu có ổn sau khi bị đem khỏi quê hương?
Với Liên 43 tuổi, đó là một câu chuyện đủ các vị đắng cay, ngọt bùi. Liên – nay là Jacqueline McKenzie – đã có đời chồng thứ hai là Damon MacKenzie.
Họ thành hôn hồi tháng 12.2011 sau 11 năm sống chung. Liên nói đó là cuộc hôn nhân hoàn hảo. Nhưng ở tuổi 43, bà vẫn khóc khi nhớ lại cuộc sống bé thơ khó khăn: “Tại trường, tôi là đứa trẻ tóc đen châu Á duy nhất giữa các bạn học tóc vàng da trắng”.
Mãi đến giữa những năm 1980, khi Úc khởi lập chương trình trao đổi học sinh thì Liên mới cảm thấy thoải mái hơn: “Nhưng tất cả những chuyện đó làm tôi mất tự tin. Tôi cảm thấy mình không được đón nhận và những người nào lâm cảnh ngộ này thường vướng phải những mối quan hệ bạo hành. Tôi đã làm vợ một người đàn ông vũ phu trước khi kịp nhận ra, chỉ vì tôi đã hạ mình xuống rất thấp”.
Ông chồng xây một căn nhà gỗ nhưng không hoàn thành, chẳng có điện, nước, máy sưởi, khiến vợ mang bầu lặc lè phải ra ngoài sân bửa củi. Ông ta còn là một bợm nhậu chẳng ngó ngàng đến vợ: “Mất một thời gian dài, cuối cùng tôi nhận ra rằng nếu mình không thể giúp người ta thay đổi, mình phải tự thay đổi”.
Liên ly dị chồng, đi học lại và lập nghiệp với nghề bác sĩ. Vì muốn noi gương mẹ nuôi giàu ý chí (qua đời năm 2007) từng vừa trau dồi tiếng Anh vừa ráng học lại để lấy bằng y tá. Liên đổi tên, đem 3 đứa con đi lập cuộc sống mới. Bà gặp nhân viên bán hàng Damon nhân một bữa tiệc.
Điều đáng chú ý là ông có nghe chuyện “5 cô lùn thời chiến” và rất tự hào làm chồng của một trong những cô ấy.
Cách đây vài năm, Liên cùng chồng thăm Bảo tàng Cựu binh chiến tranh Việt Nam ở đảo Phillip. Họ đã dừng lại trước ảnh một đứa trẻ của thời chiến tranh: “Cô bé giống hệt tôi. Tôi tìm người sĩ quan chụp chung với em để hỏi, nhưng hóa ra cô bé trong ảnh chẳng phải tôi”.
Bích Ngọc (theo The Age)