Edward Snowden, người đã tiết lộ bí mật động trời về chương trình giám sát Internet của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, ngày 13/6 đã chính thức bị điều tra hình sự ở Mỹ. Trong lúc đó, dư luận vẫn không hay biết chính xác Snowden đang ở chỗ nào trên đất Hong Kong – Đặc khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc. Một câu hỏi khác cũng được quan tâm không kém là chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo với “kẻ tội đồ” này.
[youtube_wpress search=”1″] [tubepress mode=”tag” tagValue=”Edward Snowden” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” theme=”phim” ] Bản thân Snowden cũng ý thức được tương lai của mình đang rất mù mịt. Anh đoán mình có thể bị nộp cho Cục tình báo trung ương Mỹ, bị theo dõi hoặc bị “khử”.
Còn theo các nhà phân tích, Mỹ có thể tìm cách dẫn độ “kẻ phản bội’ vì rõ ràng anh ta đã vi phạm luật về bảo vệ bí mật quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, Hong Kong có thể từ chối nếu chính quyền Bắc Kinh cho rằng giữ Snowden trên đất của mình có thể có lợi.
Mỹ đã ký hiệp định dẫn độ với Hong Kong năm 1996 và có hiệu lực từ năm 1998. Hiệp định này cho phép trao đổi nghi phạm theo quy trình chính thức và có thể liên quan tới cả chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên Bắc Kinh giữ quyền phủ quyết lệnh dẫn độ có thể ảnh hưởng lớn đến quốc phòng hoặc vấn đề ngoại giao.
Theo hiệp định, Hong Kong có thể giữ một nghi phạm người Mỹ 60 ngày sau khi Washington đưa ra một đề nghị với Hong Kong, trong đó có nói rằng có bằng chứng hợp lý cho thấy nghi phạm vi phạm luật pháp Mỹ. Trong trường hợp của Snowden, chính quyền Hong Kong có thể giữ anh ta lại trong lúc Mỹ chuẩn bị đề nghị dẫn độ chính thức.
Snowden có thể tìm cách ở lại Hong Kong bằng cách xin tị nạn chính trị. Simon Young, giáo sư luật trường Đại học Hong Kong, cho biết những người xin tị nạn theo luật dẫn độ của Hong Kong sẽ được bảo vệ chặt chẽ.
Tháng 3/2013, tòa án tối cao Hong Kong đã đề nghị chính quyền đưa ra một tiêu chuẩn mới để xem xét đơn xin tị nạn. Do đó, nếu xin tị nạn, Snowden có thể tận dụng “lỗ hổng” này và “câu” thêm thời gian cho đến khi có tiêu chuẩn tị nạn mới. Giáo sư Young nói: “Anh ta đến đúng vào thời điểm tốt nhất vì luật tị nạn của chúng tôi đã trong tình trạng lấp lửng”.
Tuy nhiên, theo Patricia Ho, một luật sư thuộc công ty Daly & Cộng sự ở Hong Kong, cho biết nếu Snowden muốn xin tị nạn ở Hong Kong, anh ta phải thuộc một trong 3 trường hợp gồm bị hành hạ; bị đối xử độc ác, thiếu nhân văn; hoặc bị khủng bố. Còn về việc liệu Trung Quốc có mạo hiểm mối quan hệ Mỹ-Trung trong vụ Snowden hay không còn phải chờ thời gian trả lời. Bà nói: “Nếu anh ta thực sự tiếp tục và quyết định chống lại lệnh dẫn độ từ Hong Kong thì đây sẽ là một trường hợp rất ly kỳ vì nó sẽ thách thức ‘một nước, hai chế độ’”.
Trong khi đó, ngày 13/6, Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh trả lời kênh Bloomberg rằng: Hong Kong sẽ xử lý bất kỳ đề nghị dẫn độ của Mỹ với Edward Snowden theo hệ thống pháp lý của đặc khu. Tuy nhiên, ông từ chối bình luận về từng trường hợp cụ thể.
Còn nếu muốn xin tị nạn ở Iceland, quan chức nước này cho biết Snowden phải có mặt ở đất Iceland.
Trong trường hợp Snowden xin tị nạn ở Nga – nước không có hiệp định dẫn độ với Mỹ, chắc chắn quan hệ song phương Nga-Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.
Thùy Dương