Tại sao sách nhiễu tình dục ở Mỹ nhiều hơn bên Anh?

Washington DC (NV) – Luật truyền thông Anh và luật truyền thông của Mỹ có sự khác biệt rất lớn – phải chăng điều này giải thích tại sao nhiều người Mỹ bị buộc tội quấy rối tình dục?

Vào ngày Năm Tháng Mười, 2017, sự kiện Harvey Weinstein bị buộc tội lạm dụng tình dục tạo nên một cảnh vỡ đê. Kể từ đó, hàng chục người Mỹ nổi tiếng đã bị buộc tội là có hành vi tình dục sai trái. Tin tức tràn lan về vấn nạn này không phải là cơn mưa phùn, mà là một trận lụt.

Danh sách bị cáo buộc gồm các ngôi sao điện ảnh như Kevin Spacey, chính trị gia như Roy Moore, và các nhà báo như Mark Halperin. Trong tuần này, những cáo buộc tăng nhiều lên và nhấn chìm các tên tuổi truyền thông lớn. Một số nhân vật nổi tiếng ở các nước khác cũng bị buộc tội, nhưng đa số những trường hợp bị phanh phui là người Mỹ.

Người ta cho rằng lý do có thể là vì đặc tính của luật truyền thông Mỹ, cũng như sự khác biệt của luật Mỹ với những nước khác.

Riêng tại Anh quốc, một điểm chính trong luật phỉ báng giải thích rất nhiều điều.

Tại Anh, người nộp đơn đi kiện một người hay một cơ quan phỉ báng mình không có trách nhiệm phải chứng minh câu chuyện là sai. Trong khi đó, nhà xuất bản – ví dụ như tờ báo hoặc trang web – phải chứng minh câu chuyện họ đăng lên là đúng.

Điều này có nghĩa là, trước khi đưa tin, một cơ quan truyền thông Anh cần phải kiểm chứng rằng câu chuyện của mình chắc chắn đúng. Để tố cáo một người nào có hành vi sai trái về tình dục, họ thường cần phải có những chứng cớ như bản ghi âm, hoặc một nhân chứng sẵn sàng ra làm chứng tại tòa.

Trong trường hợp hành vi sai trái về tình dục, cả loại chứng cớ này đều rất khó tìm.

Chẳng hạn, tin đồn là Jimmy Savile lạm dụng tình dục đã xuất hiện nhiều năm. Thậm chí Louis Theroux đã hỏi Savile về những chuyện này vào năm 2000.

Nhưng các phương tiện truyền thông Anh – sợ bị kiện – đã không dám đưa tin. Cho đến khi Savile qua đời, cơ quan truyền thông đã làm nổ tung câu chuyện (theo luật của Anh, người chết không thể bị phỉ báng).

Ở Anh, thậm chí một bản tin không nêu rõ danh tánh của người bị cáo buộc sách nhiễu tình dục vẫn có thể bị kiện.

Trong năm 2012, BBC Newsnight kết luận sai lầm là Lord McAlpine đã lạm dụng tình dục trẻ em, mặc dù không nêu đích danh ông ta.

Lord McAlpine nộp đơn kiện và chỉ trong vòng 13 ngày đã nhận được bồi thường thiệt hại là 185,000 bảng Anh (tương đương với 250,000 Mỹ kim).

Ở Mỹ, kiện phỉ báng là điều rất khó. Lý do cho việc khó khăn này là hiến pháp đã 226 tuổi của Hoa Kỳ, được thông qua năm 1791, nhưng cho đến giờ vẫn có hiệu lực. Đó là luật bảo vệ tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Stuart Karle, giáo sư tại Columbia Journalism School ở New York, cũng là cựu cố vấn của tạp chí Wall Street, cho biết điều đó có nghĩa là luật truyền thông Mỹ “hoàn toàn khác biệt” với Anh Quốc.

“Tại Mỹ, nguyên đơn – người tố cáo rằng họ đã bị phỉ báng – phải chịu gánh nặng chứng minh lời tuyên bố là sai”, ông nói.

Tại Anh – gánh nặng chứng minh được đảo ngược. Người Mỹ nộp đơn một vụ kiện phỉ báng có xác suất thắng rất thấp, vì vậy các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ có nhiều cơ hội tung tin hơn.

Thật vậy, một bài xã luận của tờ New York Times hồi tháng Năm viết: “Hầu như không ai dám vác đơn đi kiện tờ New York Times rằng là họ đã bị tờ báo này phỉ báng.”

Và những người nổi tiếng còn phải vượt một rào cản khác khi muốn đi kiện bị phỉ báng tại Hoa Kỳ.

Khi một viên chức chính phủ hoặc một nhân vật của đám đông (một ngôi sao nổi tiếng, chẳng hạn) khởi tố tội phỉ báng, họ phải chứng minh được là bị đơn thực sự có “cố tình có ác ý” khi đưa tin. Điều đó có nghĩa là tin đó hoàn toàn bịa đặt.

“Điều đó có nghĩa là – nhà báo nói dối.” Giáo sư Stuart Karle nói.

Nhưng tiêu chuẩn cao hẳn hơn này không có nghĩa là các phương tiện truyền thông Mỹ có quyền muốn đưa tin thế nào thì đưa. Và khi tung tin sai trái, họ có thể bị phạt hàng triệu đô la.

Vào năm 2014, tạp chí Rolling Stone đưa tin về một vụ hãm hiếp tập thể tại Đại học Virginia vào năm 2012. Tin này đã được rút lại vào năm 2015 và một viên chức của trường đại học – người có trách nhiệm giải quyết những vụ tấn công tình dục – đã nộp đơn kiện tạp chí Rolling Stone tội phỉ báng, và được nhận 3 triệu đô la bồi thường thiệt hại.

Trước đó, một công tố viên đã nộp đơn kiện tờ Philadelphia Inquirer về các bài viết đăng năm 1973 và đã thắng 34 triệu đô la.

Giáo sư Karle nói: “Đôi khi bạn nghe rằng ‘ở Mỹ, danh tiếng không có giá trị’.

“Nhưng luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ chặt chẽ danh tiếng của một người. Và tiền phạt để bồi thường thiệt hại rất nặng, nặng nhiều so với ở Anh.

“Vì vậy, ở Anh có nhiều vụ kiện phỉ báng hơn, và rất nhiều chuyện xẩy ra không được báo chí động tới.”

“Nhưng ở Mỹ, nếu nguyên đơn thắng, thì tiền bồi thường thiệt hại có khi lên đến hàng triệu – hay hàng chục triệu”.

Vì lý do này – và vì nguyên tắc của báo chí, các cơ quan truyền thông Mỹ thường phải tốn rất nhiều thời gian kiểm chứng mới đưa tin có tính cách cáo buộc người khác.

Vậy luật phỉ báng của nước nào tốt hơn, Anh hoặc Mỹ? Câu trả lời phụ thuộc vào quan điểm của quý vị.

Nếu quý bị cáo buộc sai, bạn có thể khao khát hệ thống của Anh – nơi giới xuất bản có gánh nặng phải chứng minh cao hơn.
Nhưng nếu là nạn nhân, quý vị có thể thích hệ thống của Hoa Kỳ – nơi mà hiến pháp bảo vệ tự do ngôn luận.

Nhưng dù quý vị thích luật của nước nào hơn, hiệu quả của luật rất tỏ tường.

Hoa Kỳ có cả một cơn lũ những trường hợp bị cáo buộc sách nhiễu tình dục. Ở Anh, những câu chuyện này chỉ là giọt nuớc. (HG)




Hình ảnh phái đoàn Hoa Kỳ tới Geneva để họp thương mại với Trung Quốc ngày 10/5/2025

10/05/2025

Ngày 9/10/2025, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick trả lời phóng viên vì sao thương lượng thuế quan với Nhật Bản và Nam Hàn sẽ rất khó

10/05/2025

Cận cảnh khối Quân đội Việt Nam đi qua Quảng trường Đỏ tổng duyệt Lễ duyệt binh Nga ngày 7/5/2025

08/05/2025

Tân thủ tướng Canada nói thẳng với TT Trump “Canada không rao bán “

07/05/2025

TT Trump đầu hàng, đại diện Mỹ phải sang Thụy Sĩ thượng lượng thuế quan với Thuỵ Sĩ và sẽ gặp đại diện Trung Quốc 11/5/2025

07/05/2025

Con dâu thứ 2 cuả TT Trump, nhân viên đài FOX, được tỉ phú Elon Musk tiết lộ lí do ủng hộ Trump làm tổng thống Mỹ

06/05/2025

Vợ chồng cùng 2 con nhỏ từ Mỹ đến Bắc Kinh xem cuộc sống cuả Trung Quốc ra sao giưã bão thuế quan Trump 5/2025

06/05/2025

TT Trump giận dữ sau khi hãng máy bay Boeing đóng cửa 5 nhà máy ở Mỹ , dọn ra nước ngoài, làm mất 14 ngàn việc làm

05/05/2025

Hình TT Trump trong trang phục Đức Giáo Hoàng đăng từ tài khoản cuả Trump và Toà Bạch Ốc nhưng Trump nói là Tin giả

05/05/2025

Ngày 5/5/2025, các bệnh viện khắp nước Mỹ sa thải nhân viên, tạm dừng thanh toán trong bối cảnh chậm trễ tài trợ Medicaid

05/05/2025

Mẹ ruột cuả tỷ phú Elon Musk nói gì trên mạng X, khiến cổ phiếu xe điện Tesla lao đao

05/05/2025

Ở nước Úc 4/2025 có được Tự Do Ngôn Luận như cộng đồng người Việt chống VC tuyên truyền sau năm 1975 ?

05/05/2025

TT Trump huy động gần 7 ngàn lính Mỹ diễn binh trong ngày sinh nhật ông 79 tuổi ngày 14/6/2025 ?

05/05/2025

Toàn cảnh Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng kỷ niệm 77 năm Ngày Hồng quân Liên Xô tại Quảng Trường Đỏ, Moscow, Nga ngày 5/5/2025

05/05/2025

Thiếu tướng CSVN: Mỹ – Trung đấu khẩu, đàm phán thương mại, “Ông nói Gà , Bà nói Vịt”

04/05/2025

Youtuber từ Việt Nam sang Trung Quốc ngày 4/5/2025 xem cuộc sống thực tế của người dân địa phương giữa bão thuế quan Mỹ

04/05/2025

Tham quan biệt phủ rộng 3 ngàn 500 mét vuông cuả đại gia Quận 6, TPHCM rao bán $300 tỷ đồng

03/05/2025

Phản ứng cuả người đạo Công Giáo thế giới khi xem TT Trump đạo Tin Lành mặc trang phục Công Giáo cuả Đức Giáo Hoàng

03/05/2025

Ngày 3/5/2025, TT Trump đạo Tin Lành đăng 1 tấm hình cuả chính ông trong bộ trang phục Đức Giáo Hoàng

03/05/2025

TT Trump lên kế hoạch diễu binh diễu hành quân sự Mỹ nhân dịp Sinh Nhật ông ta 79 tuổi ngày 14/6/2025

03/05/2025

Leave a Reply