(VNTB) – Thuế quan đang làm thay đổi chuỗi cung ứng, nhưng không cắt giảm thâm hụt thương mại.
30 tháng trong nhiệm kỳ Tổng thống của Donald Trump, nền kinh tế Mỹ tiếp tục nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Đây không phải là vấn đề vì theo quan điểm của Tổng thống Trump, đây là một mối nguy hiểm rõ ràng, và vì vậy, cần giải thích tại sao thuế quan mà Donald Trump áp dụng không làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ đối với thế giới.
Một lý do là sự thành công của các chính sách kinh tế khác của ông Donald Trump. Cải cách thuế và bãi bỏ quy định đã củng cố nền kinh tế Hoa Kỳ và thu hút thặng dư thu hút thặng dư vốn ròng từ khắp nơi trên thế giới. Theo đó, thặng dư vốn được bù đắp bằng thâm hụt thương mại. Đây là một dấu hiệu của sức mạnh kinh tế Mỹ. Ngoài ra, với chính sách thương mại của ông Donald Trump, đã thay đổi nguồn hàng xuất khẩu sang Mỹ, nhưng không làm giảm cường độ hàng xuất khẩu.
Ông Trump đã áp thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, và đe dọa sẽ đánh thuế thêm 300 tỷ USD. Điều này đã thu hẹp khoảng cách thương mại hàng hóa song phương Mỹ-Trung trong những tháng gần đây, nhưng tổng thâm hụt thương mại của Mỹ vẫn đạt mức cao kỷ lục như trong năm 2018. Bởi trong khi thu hẹp trong quý đầu năm nay, thâm hụt thương mại hàng hóa nói chung đã tăng 5,8% trong tháng 5 và trên đà vượt quá tổng số ở kỳ năm ngoái. Các nhà sản xuất đang rời khỏi Trung Quốc, nhưng không phải đi tới Mỹ.
“Làm cho Đông Nam Á vĩ đại trở lại”, có thể hiểu như vậy, vì các nhà xuất khẩu từ Việt Nam nói riêng đang gặt hái những quả ngọt từ thuế quan của Mỹ. Trong khi xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ giảm 12,3% so với cùng kỳ từ giai đoạn tháng 1 – 5, thì Việt Nam đã tăng 36,4%. Đài Loan đã tăng gần 22,5% so với cùng kỳ năm trước, gấp ba lần mức tăng từ 2017-2018. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ cũng tăng 12,4% trong giai đoạn này.
Nếu xung đột thương mại tiếp tục leo thang, thì theo báo cáo từ ADB, Việt Nam có thể tăng 2,1% GDP trong khi Malaysia sẽ tăng 0,5% và Đài Loan 0,4%. Lý do đến từ sự chuyển hướng và thay đổi cung thương mại toàn cầu.
Một số sự gia tăng xuất khẩu này có khả năng là do trung chuyển, cách thức hàng xuất khẩu của Trung Quốc được gửi đến nước thứ ba trước khi chuyển đến Hoa Kỳ để tránh thuế. Báo cáo gần đây cho biết, nhập khẩu máy tính và điện tử của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng, tỷ lệ thuận với sự gia tăng trong xuất khẩu cùng loại này sang Mỹ.
Quy mô của hành vi bất hợp pháp này là không rõ ràng, nhưng cũng có bằng chứng về sự thay đổi chuỗi cung ứng hợp pháp. Apple là ví dụ mới nhất. Việc lắp ráp của Trung Quốc chiếm phần lớn sản lượng của công ty và năm ngoái, Tổng thống Mỹ đã khuyến khích Apple chuyển các hoạt động sang Mỹ như một giải pháp dễ dàng trước vấn đề thuế quan. Tuy nhiên, Nikkei Asian Review trong bài viết tháng 6 đã ghi nhận, Apple đang xem xét chuyển 15% – 30% công suất sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á hoặc Mexico.
Không dễ gì tái tạo được chuỗi cung ứng mà Apple đã tạo đựng từ lâu ở Trung Quốc trong những quốc gia nhỏ hơn, nhưng Tim Cook (CEO Apple) có thể dễ dàng tính toán được chi phí sản xuất tại Kuala Lumpur vẫn rẻ hơn so với Kentucky. Thuế quan của ông Trump đang phá vỡ chuỗi cung ứng hiệu quả mà không mang lại lợi ích cho người Mỹ.
Công nhân Mỹ thậm chí có thể tổn thất từ chuyển hướng thương mại, theo báo cáo của ADB tháng 12. Nếu thuế quan tiếp tục mở rộng, đặc biệt là nếu Mỹ đánh thuế đối với ô tô, các nhà nghiên cứu ước tính việc làm của Mỹ và Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng trong khi Châu Á, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ được lợi, nhất là trong tạo việc làm mới. Thiệt hại của Mỹ sẽ bao gồm 30.000 việc làm trong ngành điện tử, 48.000 công việc trong hoạt động công nghiệp và hơn 50.000 việc làm trong nông nghiệp.
Theo VNTB (WSJ)