Buổi họp thành phố mở ra cho công chúng tham dự tại tòa thị sảnh thành phố Westminster sẽ được diễn ra vào lúc 7pm, Thứ Tư ngày 11 tháng 4.
Một nhóm biểu tình người Mỹ gốc Việt dự định sẽ đến biểu tình, và kêu gọi mọi người Mỹ gốc Việt đã từng là người di dân, từng trải qua những khó khăn định cư đến tham dự và lên tiếng, cho hội đồng nghị viên thành phố biết chúng ta ủng hộ tiểu bang chống chính sách đàn áp, trục xuất di dân, kỳ thị chủng tộc.
Theo tờ Mercury News ngày 6 tháng Tư, ông Ted Osius, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, lần đầu tiên lên tiếng cho biết lý do ông từ chức. Đó là vì ông bất đồng với chính sách trục xuất người Việt của tổng thống Trump, đòi ông phải ép chính quyền Hà Nội nhận từ Mỹ hơn 8,000 người Việt đã từng là thuyền nhân trốn khỏi Việt Nam sau cuộc chiến. Theo Ông Ted Osius, đại đa số những người chính quyền Trump muốn trục xuất là những người tị nạn chiến tranh phạm những tội lặt vặt, đã sinh sống tại Mỹ sau khi thoát khỏi cộng sản Việt Nam cách đây hơn 40 năm qua, nếu trở về Việt Nam họ không bảo đảm được đối xử đúng nguyên tắc nhân quyền thế giới.
Thành phố Westminster từ lâu đã tự hào là nơi đông đảo người Mỹ gốc Việt cư ngụ và làm ăn, gồm cả khu “Little Sài Gòn”. Thành phố cũng tự xưng danh là “Thành Phố của Sự Cảm Thông” (khi đón rước Đức Dalai Lama). Nếu đề nghị của Margie Rice được thành phố chấp thuận, trẻ con và gia đình sẽ bị chia cắt, và họ sẽ liên tục sống trong sợ hãi.
Ngày 30 tháng 04 sắp đến đánh dấu năm thứ 43 cộng đồng người Việt hải ngoại trưởng thành ở Hoa Kỳ. Là những người sống còn và vươn lên từ sự đàn áp của chính quyền cộng sản, chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ nhân quyền và gìn giữ quyền bình đẳng, tự do mà chúng ta đã liều mạng đánh đổi. Cộng đồng chúng ta sẽ làm gì, điều này còn phải chờ vào kết quả của những phiếu bầu của ba nghị viên người Việt gốc Mỹ đương nhiệm thành phố Westminster, liệu “sự cảm thông” chính là cẩm nang hành động của thị trưởng và hội đồng thành phố đương nhiệm hay chỉ là tên gọi hoa mỹ, điều này còn phải chờ vào kết quả sau buổi họp.
Đoàn Hưng