Thế chiến 3 như ‘Bom hẹn giờ’ khi các nước liên quan biến Đông Nam Á thành thùng thuốc súng

Châu Á có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn khu vực, với những tác động toàn cầu, theo cảnh báo của chuyên gia đăng trên tờ ‘The Sun’ hôm 9/8.

Đông Nam Á được mô tả như một “quả bom hẹn giờ” trong khu vực, người ta ngày càng lo ngại rằng thế giới cơ bản đang đếm ngược đến chiến tranh.

Trong cuốn sách mới của mình: ‘The Four Flashpoint: How Asia Goes to War’ (Tạm dịch: Bốn điểm nóng: Châu Á đi đến Chiến tranh như thế nào), Tiến sĩ Brendan Taylor, Phó giáo sư tại Trường ANU Coral Bell, chuyên gia về Vấn đề Châu Á Thái Bình Dương, cho rằng châu Á đang ở thời điểm nguy hiểm, với rất nhiều sự kiện đã và đang diễn ra, trong đó:

  • Trung Quốc có lẽ sẽ vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc số 1 thế giới trong 10 năm tới.
  • Vẫn còn những nghi ngờ về việc ông Kim Jong Un tự nguyện tháo dỡ kho vũ khí hạt nhân của mình.
  • Nhật Bản đang xây dựng sức mạnh quân sự của mình trở lại. Các trận chiến trong khu vực để sở hữu các đại dương sinh lợi, đang trở nên dữ dội.
  • Đồng thời, châu Á đang trải qua một loạt các cuộc khủng hoảng riêng biệt, ngày càng gia tăng và tác động xấu lẫn nhau, một hình ảnh tương tự đã xảy ra trước khi bùng nổ Thế chiến 1 và Thế chiến 2.

Tiến sĩ Taylor cho rằng có 4 “điểm nóng” quan trọng là những khu vực không ổn định về chính trị, với khả năng bùng nổ thành xung đột bất ngờ, và tất cả đều ở châu Á.

Nhân viên kỹ thuật có nhiệm vụ hướng dẫn máy bay cất, hạ cánh tại tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trong khi đi qua Biển Đông.
Nhân viên kỹ thuật có nhiệm vụ hướng dẫn máy bay cất, hạ cánh tại tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trong khi đi qua Biển Đông. (Ảnh: Reuters).

“Nguy cơ chiến tranh lớn ở châu Á ngày nay lớn hơn nhiều so với hầu hết các giả định riêng biệt. Tất cả những gì sẽ xảy ra là một cuộc đụng độ bất ngờ giữa 2 quân đội [tính toán] sai lầm, tại một địa điểm không xác thực hoặc thời điểm không xác thực, và một sự leo thang rất nguy hiểm có thể xảy ra. Châu Á đã may mắn cho đến nay rằng nó đã không xảy ra”, tiến sỹ Taylor nhận định.

Triển vọng chiến tranh bùng nổ trên Biển Đông với 4 điểm nóng tiếp tục là một điểm thảo luận chính
Triển vọng chiến tranh bùng nổ trên Biển Đông với 4 điểm nóng tiếp tục là một điểm thảo luận chính

Vậy 4 “điểm nóng” này là ở đâu, tình hình xấu đến mức nào? Tiến sỹ Taylor đặt câu hỏi?

Biển Đông

Người ta nói rất nhiều về tình trạng siêu cường đang trỗi dậy của Trung Quốc. Điều đó có thể nhận thấy rõ nét nhất ở Biển Đông, một vùng biển thuộc bờ rìa Thái Bình Dương, tiếp giáp với 10 quốc gia đang cạnh tranh nhau.

Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã tăng cường cả về qui mô và cường độ cải tạo đất trong khu vực. Người ta có thể nhận thấy rõ điều này qua những bức ảnh chụp vệ tinh, cảm nhận được mối đe dọa của Trung Quốc thông qua việc Bắc Kinh củng cố và xây dựng các căn cứ quân sự trên đảo.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc với hạm đội tàu đi kèm, tiến hành tập trận trong một khu vực của Biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc với hạm đội tàu đi kèm, tiến hành tập trận trong một khu vực của Biển Đông. (Ảnh: Reuters)

Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất của thế giới, được cho là có lượng dự trữ dầu khí chưa khám phá, trị giá hàng ngàn tỷ đô la Mỹ.

Theo tiến sỹ Taylor, viễn cảnh chiến tranh nổ ra ở Biển Đông, sẽ tiếp tục là một vấn đề thảo luận chủ yếu. Tuy nhiên, có lẽ đáng ngạc nhiên khi tiến sỹ Taylor cho rằng trong số 4 điểm nóng, Biển Đông có khả năng ít nổ ra chiến tranh nhất.

Tiến sỹ Taylor lưu ý trong khi rất nhiều quốc gia tham gia vào việc tranh chấp sở hữu, hầu hết trong số họ, không có đủ độ quan tâm để đi đến chiến tranh.

Nhưng, việc liệu phương Tây có thể duy trì sự đi lại tự do ở vùng biển này khi đối mặt với một Trung Quốc ngày càng hung hăng, thì lại là một vấn đề khác.

Tiến sỹ Taylor cho rằng: “Washington sẽ thấy ngày càng khó khăn hơn khi đương đầu với Bắc Kinh ở Biển Đông, với vị trí địa lý có lợi cho Trung Quốc quá rõ ràng”.

Trong khi đó, khu vực biển về phía đông của Trung Quốc [trên Biển Hoa Đông], tình hình cũng tương tự, nếu không nói là đáng lo ngại hơn.

Biển Hoa Đông

Có thể mọi người chưa từng nghe quá chi tiết về cuộc xung đột ở Biển Hoa Đông. Nhưng mối đe dọa leo thang thành chiến tranh là thực sự có thực, nếu không nói là nhiều hơn so với Biển Đông, tiến sỹ Taylor nhận xét.

Biển Hoa Đông là một khu vực tranh chấp nằm ở giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, được cho là có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Với diện tích 1,25 triệu km2, nhỏ hơn một nửa kích thước của Biển Đông, Biển Hoa Đông không thu hút nhiều sự chú ý của giới truyền thông.

Đâu đó chỉ là những cuộc tranh cãi kịch liệt, nhưng bế tắc giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giữa Nhật Bản và Trung Quốc với Đài Loan.

Vùng biển này đã gây ra nhiều tranh cãi trong nhiều năm, với việc các tàu của Trung Quốc nhiều lần đi vào vùng tranh chấp.

Tiến sỹ Taylor cho rằng: “Triển vọng Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân, không còn là điều không thể tưởng tượng được”.

Lưu ý mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, tiến sỹ Taylor cảnh báo xung đột Biển Hoa Đông có thể châm ngòi chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc, với “một cuộc đụng độ quân sự bất ngờ hoặc tính toán sai lầm”, cũng như “chủ nghĩa dân tộc độc hại”, giữa hai nước.

Như tiến sĩ Taylor lưu ý, một trong những lý do chính khiến Nhật Bản tăng cường sự tham gia của họ ở Biển Đông, là do lo ngại rằng những gì Trung Quốc có thể đạt được ở đó, sẽ thiết lập các điều kiện cho những gì mà Bắc Kinh có thể làm ở Biển Hoa Đông.

Kết quả của xung đột có thể rất thảm khốc, tiến sỹ Taylor cảnh báo.

Bán đảo Triều Tiên

Căng thẳng giữa Triều Tiên với Mỹ, đã trở nên đỉnh điểm vào năm ngoái, với những lời lẽ đe dọa qua lại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Bất chấp một cam kết mang tính biểu tượng đối với hòa bình tại hội nghị thượng đỉnh Singapore gần đây, tiến sĩ Taylor cho rằng nguy cơ leo thang vẫn còn ở bán đảo Triều Tiên.

Ông Taylor cảnh báo sự chững lại của những nỗ lực ngoại giao này, vẫn có thể khiến ông Kim quyết định tấn công nếu như ông ta nghĩ quá nhiều về những tuyên bố từ Washington và sự chuẩn bị của quân đội Mỹ.

“Hoặc, khi cảm thấy không thể bị tấn công được, nhờ có kho vũ khí tên lửa và hạt nhân đang phát triển của mình, và phấn chấn bởi viễn cảnh của một liên minh Mỹ-Hàn đang chững lại, ông Kim có thể khởi động một cuộc tấn công truyền thống bất ngờ, chống lại Seoul, với quan điểm thống nhất Triều Tiên bằng vũ lực”, tiến sỹ Taylor nhận xét.

Triều Tiên thường xuyên đe dọa chiến tranh hạt nhân, nhưng tuyên bố hiện đang thực hiện phi hạt nhân hóa.
Triều Tiên thường xuyên đe dọa chiến tranh hạt nhân, nhưng tuyên bố hiện đang thực hiện phi hạt nhân hóa. (Ảnh: Reuters).

Ngay cả khi ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được một thỏa thuận ‘đánh đổi’ Triều Tiên lấy Đài Loan, thì tiến sỹ Taylor vẫn cho rằng ông Kim có lẽ sẽ không chịu thua mà không chiến đấu.

Cũng theo ông Taylor: “Trong trường hợp xấu nhất, ông Kim thậm chí có thể sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình chống lại thế giới. Đáng lo ngại, trong lịch sự, những thế lực đang xuống dốc đã thể hiện khuynh hướng tấn công bất ngờ”.

Một cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm chiến lược được tiến hành tại một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên.
Một cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm chiến lược được tiến hành tại một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên. (Ảnh: EPA)

Chỉ mới gần đây, bằng chứng mới từ các bức ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã khôi phục lại các hoạt động tại nhà máy, nơi đã sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của đất nước, có khả năng vươn tới Mỹ.

Những hình ảnh vệ tinh làm dấy lên nỗi lo sợ rằng ông Kim đã không giữ lời hứa, trong việc hủy bỏ chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của mình.

Đài Loan

Đài Loan chỉ có 36.000 km2, nhưng hòn đảo này đang gây nhiều tranh cãi.

Coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nếu cần thiết Bắc Kinh sẵn sàng thống nhất 2 quốc gia bằng vũ lực, mặc dù hòn đảo này có chính phủ dân chủ tự trị, và tự coi mình là một quốc gia có chủ quyền.

Mặc dù chính thức công nhận chỉ có Trung Quốc, Mỹ vẫn tiếp tục cung cấp cho Đài Loan vũ khí quân sự trong nhiều thập kỷ. Tiến sĩ Taylor mô tả Đài Loan như một “quả bom hẹn giờ”.

Theo tiến sỹ Taylor: “Khả năng quân sự của Mỹ để bảo vệ Đài Loan đã ở mức giới hạn. Có thể lợi thế của Mỹ sẽ không còn nữa sau 10 năm nữa …. cho phép Bắc Kinh ngăn chặn Mỹ tiếp cận khu vực này”.

Tiến sỹ Taylor cho rằng: “Khả năng can thiệp của Mỹ vào eo biển Đài Loan đang giảm dần, trong khi nỗ lực tái tham gia, mang nguy cơ châm ngòi ‘một cuộc chiến không giống các cuộc chiến khác’”.

Lính thủy đánh bộ của Đài Loan đang tham gia tập huấn đổ bộ vào ban đêm.
Lính thủy đánh bộ của Đài Loan đang tham gia tập huấn đổ bộ vào ban đêm. (Ảnh: Reuters).

Gần đây, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một đường lối cứng rắn hơn liên quan đến vấn đề Đài Loan, mà tiến sĩ Taylor tin là để “phản ánh sự thất vọng của ông Trump trước việc Bắc Kinh không sẵn lòng giải quyết dứt khoát hơn đối với Bình Nhưỡng hoặc xuống thang ở Biển Đông”.

Tiến sỹ Taylor lưu ý có những lo ngại rằng ông Trump có thể ‘mà cả’, đánh đổi sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan, lấy sự giúp đỡ của Trung Quốc, trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Cho rằng việc tìm kiếm một giải pháp không phải là không thể, nhưng sẽ không dễ dàng, tiến sỹ Taylor nhận định: “Điều đó sẽ yêu cầu quản lý cẩn thận các điểm nóng có mối liên hệ với nhau ngày càng gia tăng, trong đó mỗi điểm nóng đều đòi hỏi các phương pháp kiểm soát khác nhau, một cách tinh tế”.

“Quan trọng hơn, nó sẽ đỏi hỏi các nhà lãnh đạo châu Á phải cảm nhận được tính cấp bách hơn rất nhiều so với trước đây cho đến nay. Bởi vì thời gian không có nhiều. Đồng hồ ‘ngày tận thế’ đang chạy ‘tíc tắc’, và thời khắc đó sắp xảy ra rồi”, tiến sỹ Taylor cảnh báo.




Cô gái Mỹ trắng tuổi vị thành niên kiện cha mẹ ruột ra toà do họ không trả tiền học phí

25/11/2024

Xem lai vụ kiện Cha Mẹ Mỹ bang New York kiện con trai ruột 30 tuổi ra toà do con trai không chịu dọn ra khỏi nhà của cha mẹ

25/11/2024

Luật sư ở Việt Nam nói gì về khả năng thắng kiện của Đàm Vĩnh Hưng ?

25/11/2024

2 Dân biểu đương nhiệm của Cộng Hoà 13 ở Bắc Cali và Cộng Hoà 45 ở quận Cam, Nam Cali có thể bị “đánh bại” bởi 2 ứng viên của đảng Dân Chủ lần đầu tranh cử 2024

25/11/2024

O.C, Nam Cali ngày 26/11/2024: Luật Sư Derek Trần (Dân Chủ) dẫn trước 613 phiếu Dân Biểu Michelle Steel (Cộng Hòa)

25/11/2024

2 Luật sư gốc Việt ở Bắc Cali & Nam Cali phân tích pháp lý quanh đơn kiện của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng – chuyện thường ngày ở Mỹ

25/11/2024

Nhà hàng Kim Sơn nổi tiếng ở Downtown Houston, Texas khai trương năm 1982 sắp phải đóng cửa .

20/11/2024

Chuyện lớn xảy ra khi ông gốc Việt 71 tuổi ở Oklahoma đụng nhẹ vào người cảnh sát da trắng và nói câm miệng do cảnh sát cắt ngang và sao không để tôi giải thích vụ đụng xe ?

18/11/2024

Nguyên do khiến ông Elon Musk và con trai cả của ông Trump cảnh báo Thế chiến 3

18/11/2024

Hội Nghi Thượng Đỉnh giữa tổng thống Mỹ Trump và TT Nga Putin được tổ chức tại Việt Nam 2025 ?

17/11/2024

Những cử tri Mỹ trúng giải $1 triệu USD ở các bang chiến trường bầu cử Mỹ 2024 hỏi ông tỉ phú Elon Musk sao chưa nhận được $1 triệu

16/11/2024

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính thức nộp đơn lên tòa thượng thẩm O.C, Nam Cali kiện ông Gerard Williams III, chồng ca sĩ Bích Tuyền $50 triệu đô la

16/11/2024

Cô gái Việt Nam sinh năm 2002 lần đâu tiên trong lịch sử đoạt giải Hoa Hậu Quốc Tế – Miss International 2024

15/11/2024

Mẹ ruột của tỉ phú Tesla Elon Musk công kích phóng viên báo New York Times vì là người gốc Việt

08/11/2024

Tin tặc ở Trung Quốc đã xâm nhập vào điện thoại thông minh của luật sư ông Trump

08/11/2024

Cha ruột cuả tỉ phú Elon Musk tiết lộ mức độ tham gia vào nhiệm kỳ tổng thống Trump 2024-2028

08/11/2024

Bộ Tư pháp Mỹ có thể bỏ qua 2 vụ truy tố hình sự sau khi Trump đắc cử Tổng thống 2024

07/11/2024

Ai đã trả số tiền khổng lồ để Trump thắng cử 2024 tại 5 bang chiến trường ?

07/11/2024

Quá trình lạm quyền và tham nhũng của Michelle Steel suốt 30 năm ở Little Saigon, O.C, Nam Cali

05/11/2024

Michell Steel cũng bị ‘dính’ tham nhũng tiền COVID-19 giống Andrew Đỗ

02/11/2024

Leave a Reply